Trung Quốc tìm ra cách dẫn đầu ngành sản xuất chip 5G
Máy quang khắc (hay máy in thạch bản, in Lito) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất chip và Trung Quốc có thể đã sở hữu thiết bị này.
Khả năng tự sản xuất chip với tiến trình 5nm sẽ giúp Huawei bớt phần nào nỗi lo khi lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ vẫn còn đó
Theo Global Times ( Thời báo Hoàn Cầu – Trung Quốc), một viện nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển máy quang khắc laser 5nm – thiết bị được Bắc Kinh kỳ vọng chấm dứt giai đoạn lạc hậu của quốc gia này trong ngành công nghiệp sản xuất chip. Tuy vậy, báo cáo cũng cho hay Trung Quốc “vẫn còn xa” mới hiện thực hóa được máy quang khắc 5nm bởi vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết về mặt công nghệ.
Viện Công nghệ Nano và Sinh kỹ thuật Nano Tô Châu (thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc – Sinano) cùng Trung tâm Quốc gia về Khoa học Nano và Công nghệ Trung Quốc mới tuyên bố phát hiện quan trọng liên quan tới tiến trình quang khắc laser siêu chính xác. Tuy nhiên đây mới chỉ là trên lý thuyết và để đưa phát hiện này vào ứng dụng thực tiễn còn đòi hỏi nhiều nghiên cứu và kinh phí.
Video đang HOT
Theo Phone Arena, máy quang khắc laser sẽ tạo ra khuôn chính xác để sản xuất chất bán dẫn, chip quang tử và hệ thống vi cơ điện.
Trung Quốc chậm chân hơn nhiều quốc gia khác trong cuộc đua sản xuất chip, điều này góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới Huawei khi hãng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt thương mại. Xưởng gia công hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC được đặt hàng để sản xuất chip do Huawei thiết kế. Năm nay, TSMC dự kiến giao cho nhà sản xuất Trung Quốc mẫu chip Kirin trên tiến trình 5nm để sử dụng trên các dòng máy flagship sắp ra mắt như Mate 40 với sức mạnh vượt trội trong khi tiết kiệm hiệu năng hơn. Lệnh cấm của Mỹ đã khiến các đơn vị gia công (trong đó có TSMC) không thể sử dụng công nghệ của Mỹ để làm và giao chip cho Huawei nếu không được cấp phép.
Để đối phó với tình hình, Huawei bắt tay với xưởng gia công lớn nhất Trung Quốc là SMIC. Tuy nhiên, công ty này vẫn còn kém TSMC vài bậc. Trong khi TSMC có thể sản xuất chip 5nm với 171,3 triệu bóng bán dẫn trong mỗi mm vuông thì dây chuyền tân tiến nhất của SMIC chỉ sản xuất được loại chip với tiến trình 14nm, sở hữu khoảng 35 triệu bóng bán dẫn trên 1 mm vuông. Công ty này có kế hoạch phát triển tiến trình 7nm nhưng cần nhiều máy quang khắc hơn.
Mỹ đã chặn nguồn cung từ nhà cung cấp máy quang khắc hàng đầu là ASML tới SMIC từ hồi đầu năm nay. Vì vậy, công nghệ khắc laser 5nm đi vào sử dụng sẽ là bước tiến lớn của Trung Quốc trong quá trình tự cung tự cấp ở ngành công nghiệp này.
Chuyên gia phân tích Xiang Ligang nhận định: “Sẽ phải mất nhiều năm để Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với các nhà cung cấp sản phẩm tiên tiến ở phương Tây. Các viện nghiên cứu trong nước cần hợp tác với nhiều công ty để đưa từ lý thuyết ra sản phẩm. Nhưng về mặt lợi nhuận, việc làm ra máy sản xuất chip có thể tốn nhiều tỉ nhân dân tệ và nhiều năm sau mới có thể thu hồi khoản đầu tư. Hầu hết các công ty Trung Quốc không xem đó là thương vụ hời”.
Viettel bắt tay cùng Đại học Bách khoa TP. HCM nghiên cứu và sản xuất chip 5G
Ngày 9/7, tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Trường Đại học Bách khoa TP. HCM trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất chip 5G.
Lễ ký kết giữa Viettel và Đại học Bách khoa TP. HCM.
Theo thỏa thuận này, hai bên sẽ hợp tác chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, bao gồm nghiên cứu và phát triển vi mạch tích hợp 5G, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ, triển khai ứng dụng các công nghệ mới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn thường xuyên theo nhu cầu thực tế của hai bên.
Thông qua việc hợp tác, Viettel mong muốn thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học bằng việc đưa các nghiên cứu, thí nghiệm từ các trường đại học vào thực tế kinh doanh.
Hai bên cam kết sẽ cùng giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực chuyên môn như đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như các lĩnh vực khác trên nguyên tắc hợp tác song phương, bình đẳng, cùng có lợi.
Nhân dịp này, trong bước đầu hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác, 2 bên đã ký kết một hợp đồng. Theo đó, Đại học Bách khoa TP. HCM sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế bộ thu và bộ phát cho chip 5G sử dụng công nghệ TSMS CMOS 28nm cho Viettel trong khoảng thời gian 14 tháng.
Theo ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, việc thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu Viettel là một bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G của Viettel. Ngoài ra, Viettel cũng đặt quyết tâm vào lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip Make in Vietnam.
Để thực hiện điều này, ngoài việc hợp tác với các công ty quốc tế để chuyển giao công nghệ, Viettel cũng kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip trong và ngoài nước, cùng đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu tại các trường đại học.
Đại diện Viettel nhấn mạnh việc hợp tác với các trường đại học còn là cách để Viettel tạo ra một môi trường thực tế, đưa các công trình nghiên cứu khoa học sớm đi vào thực tiễn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Vừa mất đơn hàng chip của Huawei, lịch sản xuất của TSMC đã được MediaTek lấp kín Không có đơn hàng từ Huawei, nhưng ngay cả việc sản xuất các chip tiến trình 5nm mới nhất của TSMC cũng phải tăng cường công suất để đáp ứng nhu cầu của MediaTek. Các lệnh trừng phạt của Mỹ giáng lên Huawei đã làm hãng gia công chip TSMC mất nhiều đơn hàng gia công chip khi không thể tiếp tục sản...