Trung Quốc tiếp tục gây hấn
Ngày 4/3, khi trả lời phỏng vấn, tướng Vincent Brooks, Tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho rằng, việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng không đáng báo động, nếu Bắc Kinh không dùng nguồn lực quân sự này để gây hấn và Mỹ phải theo sát những động thái của quân đội Trung Quốc.
Tướng Vincent Brooks nhấn mạnh, Trung Quốc đã tiến hành những hành động gây hấn trên biển và trên không hoặc gây áp lực trong các cuộc đối thoại song phương với những quốc gia đang phải lựa chọn quan hệ với Mỹ hay Trung Quốc. Do đó, việc cần thiết là phải đối thoại minh bạch với Trung Quốc nhằm tránh hiểu nhầm giữa Bắc Kinh với đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Mức tăng thấp nhất
Ngày 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường chính thức thông báo, ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2015 sẽ tăng 10,1%, tương đương với 142 tỉ USD. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh, Trung Quốc phải hướng tới mục tiêu thành một cường quốc về biển. Trong báo cáo công tác của chính phủ do ông Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội, Thủ tướng Trung Quốc đã 2 lần nhắc tới cụm từ “cường quốc về biển”. Cụm từ “cường quốc về biển” lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo tại Đại hội 18 với nội hàm: Nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ cái gọi là chủ quyền và lợi ích quốc gia về biển.
Ở thời điểm hiện tại, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hoàn toàn vượt trội Ấn Độ
Theo bà Phó Doanh (Oánh), ngươi phat ngôn bao chi cua ky hop thư 3 Quôc hôi Trung Quôc khoa 12, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2016 sẽ là 585 tỉ USD, tăng 24,7 tỉ USD so với năm 2015 và gấp 4 lần so với Trung Quốc. Mặc dù Nga chi 93,9 tỉ USD cho quân sự năm 2016, chỉ bằng 66% so với Trung Quốc, nhưng lại tăng 10,2 tỉ USD so với năm 2015. Theo tờ Sina Military Network, việc mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự mới sẽ chiếm phần lớn chi tiêu quân sự của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng thêm 10% trong năm nay (lên mức 142 tỉ USD), mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua (11,2% năm 2012, 10,7% năm 2013 và 12,2% năm 2014).
Tướng nghỉ hưu Từ Quang Dụ nhận định, mức tăng chi tiêu quốc phòng hai con số vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới bởi chi tiêu quân sự tính theo đầu người của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Nhật và Mỹ. Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, nếu mức tăng dưới 10% sẽ “không đủ” đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa của quân đội nước này. Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc sẽ mua thêm tàu ngầm Type 636M lớp Kilo, trị giá 200 triệu USD và tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, trị giá 85 triệu USD. Ngoài ra, không quân và Hải quân Trung Quốc sẽ nâng cấp cho khoảng 50 chiến đấu cơ J-10 và J-11, cùng 20-30 máy bay ném bom và máy bay lớn khác. Dự kiến, Hải quân Trung Quốc sẽ được bổ sung thêm 1-2 khu trục Type 052C/DD, 2-3 tàu hộ tống Type 54A và 3-4 tàu hộ vệ Type 056, cùng một số tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân.
Tờ New York Times dẫn lời ông Richard Bitzinger, chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Rajaratnam, Đại học Quốc gia Singapore và chuyên gia phân tích Phillip Saunders thuộc Đại học Quốc phòng Washington cho rằng, việc tăng cho quốc phòng luôn lớn hơn kinh tế chứng tỏ, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn tăng chi cho quân sự bất chấp điều gì đang diễn ra. Giới phân tích nhận định, việc Bắc Kinh duy trì tăng trưởng ngân sách quốc phòng trên hai con số trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cho thấy quyết tâm hiện đại hóa quân đội của ban lãnh đạo nước này. Nhiều người nói rằng, câu hỏi bây giờ không phải vì sao Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng, mà Bắc Kinh sẽ sử dụng số tiền này vào lĩnh vực nào và ai là đối tượng nhằm trong ống ngắm.
Băn khoăn và lo lắng
Theo ông David Helvey, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Đông Á, Washington lo ngại trước sự thiếu minh bạch về quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc và hành vi ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trên biển. Theo nhận định của chuyên gia Zack Cooper đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ đã thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc tiến hành các hoạt động khiêu khích tại khu vực nhạy cảm này. Còn theo bà Mira Rapp Hooper, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến minh bạch châu Á, chuyên gia tại CSIS, những hòn đảo nhân tạo mới có thể hỗ trợ Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật
Ngày 3/3, mạng Jane’s Defense Weekly (Anh) đăng bài “Có bằng chứng về khả năng xuất hiện phiên bản cải tiến của Đông Phong-31″ bởi trước đó (26/2) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Cecil Haney cho rằng, Trung Quốc đang nâng cấp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 thành Đông Phong-31B. Đông Phong-31 có tầm bắn 8.000km, Đông Phong-31A đạt mức 11.200km.
Video đang HOT
Ngày 3/3, trang tin Down Jones Newswires và iMarket Report đã lên án hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời vạch rõ âm mưu bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh khi ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo, bãi đá tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, trên trang tin Wall Street Journal, 2 tác giả Jeremy Page (từ Bắc Kinh) và Julian Barnes (từ Washington) cũng đề cập tới việc Trung Quốc tạo ra một chuỗi pháo đài có thể khống chế đường không và đường biển bằng cách đảo hóa trái phép và điều này cho thấy, Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, hành động này của Trung Quốc sẽ không làm tăng tính hợp pháp về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Còn theo nhận định của chuyên gia James Hardy, biên tập viên phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tạp chí IHS Janes’s Defence Weekly, các cơ sở của Trung Quốc ở Trường Sa rõ ràng dùng cho mục đích quân sự. Bởi từ chỗ chỉ có một số cơ sở nhỏ bằng bê tông, hiện Trung Quốc đã có các đảo đầy đủ với sân bay trực thăng, đường băng, cảng và các phương tiện để hỗ trợ cho một lực lượng lớn binh sĩ. Theo ông James Hardy, những cơ sở hạ tầng kể trên sẽ cho phép Trung Quốc thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” một cách mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, ông Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, lại cho rằng, các cơ sở này có khả năng được sử dụng để thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực đối với các tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển của những quốc gia hữu quan; và điều này chứng tỏ, chính sách của Bắc Kinh đối với “đường lưỡi bò” cơ bản không thay đổi.
Trung – Nhật vẫn to tiếng
Ngày 5/3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bày tỏ quan ngại trước việc ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số trong 5 năm liên tiếp; đồng thời mong muốn Bắc Kinh nâng cao tính minh bạch trong chính sách quốc phòng. Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Kawano Katsutoshi cũng coi đây là “tình trạng hiện đại hóa quân đội không bình thường” và sẽ chuẩn bị để phòng vệ tương ứng.
Máy bay ném hom B-2 của không quân Mỹ
Cùng ngày 5/3, khi trả lời phỏng vấn Hãng Kyodo News, Đô đốc Hải quân Trung Quốc Doãn Trác đã khuyến cáo Nhật Bản không nên làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Theo ông Doãn Trác, nếu Mỹ – Nhật có quyền đưa tàu tới các vùng biển nào đó, Trung Quốc cũng có quyền tương tự. Ông Doãn Trác từng đề cập tới khả năng xảy ra xung đột Trung – Nhật do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng trong ngay 5/3, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Oanh (Doanh) cho biêt, Trung Quôc không châp nhân yêu câu vô ly cua Nhât Ban đoi xoa trang web quần đao Điêu Ngư ban tiêng Anh va tiêng Nhât cua Trung Quôc va môt lân nưa thuc giuc Tokyo nhin thăng vào lich sư, tôn trong sư thưc. Trước đó (4/3), Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc mở trang web phiên bản tiếng Anh và tiếng Nhật để thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong báo cáo nghiên cứu năm 2014 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cơ quan này đã nhắc tới 3 thách thức của Bắc Kinh. Thứ nhất, chiến lược “xoay trục” của Washington ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ. Thứ hai, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản khiến quan hệ Trung – Nhật tiếp tục xấu đi. Thứ ba, các nước lớn can thiệp làm tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt. Trước đó (28/2), tờ Breitbart đưa tin, Trung Quốc đang cải tạo bất hợp pháp quy mô lớn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng, độc bá Biển Đông. Giới phân tích cho rằng, hoạt động đảo hóa trên Biển Đông của Trung Quốc nhắm tới nhiều đích. Thứ nhất, củng cố dần tính chính danh đối với tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông. Thứ hai, ngăn cản khả năng tiếp cận Biển Đông từ các cường quốc, nhất là Mỹ. Thứ ba, tạo điều kiện cho chiến lược “cắt lát xúc xích”.
Ngày 2/3, Tân Hoa xã dẫn lời ông Khúc Tinh, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ, bác bỏ nhận định của học giả người Bỉ Jonathan Holslag nêu trong cuốn “Cuộc chiến tranh sắp tới của Trung Quốc với châu Á” (China’s coming war with Asia) phát hành hôm 27/2. Đại sứ Khúc Tinh cho rằng, Trung Quốc tuy có tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, nhưng Bắc Kinh đã giải quyết hòa bình, thông qua đàm phán ngoại giao với 12/14 quốc gia chung biên giới. Theo học giả Jonathan Holslag đến từ Trường đại học Free Brussels, những căng thẳng có khả năng xảy ra tại châu Á đều xuất phát từ những yêu sách quá đáng của Trung Quốc và cuốn “Cuộc chiến tranh sắp tới của Trung Quốc với châu Á” chỉ nhận dạng những vấn đề nan giải ở châu Á, mô tả các hậu quả có thể xảy ra và thảm kịch từ một đại cường chỉ là vấn đề thời gian.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông
Nhật Bản-Trung Quốc sẽ nối lại đối thoại, song có lẽ vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vẫn tiếp tục có những rào cản mới xuất hiện.
Tái mở đối thoại và bế tắc mới
Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc đối thoại an ninh sau bốn năm gián đoạn vào ngày 19/3 tới tại Tokyo. Tại cuộc đối thoại lần này phía Nhật Bản sẽ thuyết minh về Luật an ninh mà trong đó có đề cập tới việc thực thi quyền phòng vệ tập thể của nước này tại nước ngoài.
Cuộc đối thoại thường niên này đã bị gián đoạn kể từ tháng 1/2011 sau khi Trung Quốc phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang tranh chấp giữa hai bên. Cuộc đối thoại sẽ do lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng hai nước chủ trì.
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là điểm nghẽn lớn nhất trong quan hệ Nhật-Trung (Ảnh: Kyodo)
Tại cuộc đối thoại lần này, phía Nhật Bản cũng sẽ yêu cầu phía Trung Quốc minh bạch hóa ngân sách quốc phòng liên tiếp gia tăng, cụ thể tăng gấp đôi trong 5 năm gần đây của nước này. Mặt khác Nhật Bản cũng sẽ yêu cầu phía Trung Quốc giải thích việc vừa qua Trung Quốc công khai trang web xác nhận chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cuộc đối thoại này đã được đề xuất trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng hai nước vào tháng 11/2014.
Theo phân tích, cuộc đối thoại lần này sẽ không đưa ra được những biện pháp sáng sủa nào để giải quyết vấn đề tồn tại giữa hai nước về lãnh thổ, nhất là khi Trung Quốc chính thức đã tăng cường phương tiện thông tin đại chúng trong khẳng định chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc dùng truyền thông áp đặt chủ quyền
Trung Tâm thông tin Hải dương quốc gia-Cơ quan trực thuộc của Cục Hải dương quôc gia Trung Quốc, ngày 4/3 vừa qua đã mở một trang web mới bằng tiếng Nhật liên quan tới chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đối phó với hành vi này của Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã công khai một trang web tương tự bằng tiếng Trung khẳng định chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Trên thực tế trang web này đã được công khai vào tháng 12/2014 bằng tiếng Trung Quốc với chủ đề "Điếu Ngư-lãnh thổ của Trung Quốc". Và đến ngày 4/3 vừa qua tiếp tục đăng tải nội dung bằng tiếng Nhật và tiếng Anh
Nội dung trong tuyên bố của Trung Quốc có đoạn viết bằng tiếng Nhật: "Nhìn từ góc độ lịch sử, địa lý và các góc độ khác, quần đảo Điếu Ngư và những đảo xung quanh đó thuộc chủ quyền lâu đời của Trung Quốc", "Trước khi quần đảo này được người Nhật Bản phát hiện, Trung Quốc đã có hàng trăm năm quản lý và khai thác quần đảo này".
Đồng thời với việc Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã công khai trang web bằng tiếng Anh và tiếng Trung khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc Trung Quốc công khai trang web tương tự thể hiện sự "trả đũa" lẫn nhau.
Theo Tân Hoa xã, tít của trang web này mang tên "Quần đảo Điếu Ngư", đăng bên cạnh ảnh chụp quần đảo Điếu Ngư từ trên không và từ biển, khẳng định "là chủ quyền cơ bản của Trung Quốc".
Ngoài ra còn đăng bản đồ và văn bản từ thế kỷ 15 và chương trình thời sự liên quan của Truyền hình Trung ương Trung Quốc chứng minh chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Trên trang web của mình, Trung Quốc cũng nói rõ: "Ở khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư, các chủng loại thủy hải sản rất phong phú, và đây cũng là nơi các ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc đã tồn tại. Ngoài ra nguồn tài nguyên dầu lửa và khí tự nhiên cũng rất phong phú".
Việc này bắt nguồn từ một báo cáo của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 cho rằng tại khu vực hải dương của Đông Á có thể có dầu lửa. Do vậy, phía Trung Quốc chủ trương về chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư nhằm mục đích nuốn nắm trọn nguồn tài nguyên biển ở khu vực này.
3 chứng cứ chủ yếu mà Trung Quốc đưa ra đó là: 1. Trung Quốc là nước phát hiện sớm nhất quần đảo này và đặt tên cho nó; 2.Trung Quốc quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian dài; 3.Trong bản đồ của Trung Quốc và nước ngoài đều biểu thị Senkaku/Điếu Ngư là của Trung Quốc.
Về đảo không người Đại chính (theo cách gọi của Trung Quốc) nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc khẳng định trong cuốn thư tịch xuất bản năm 1403 vào triều đại nhà Thanh đã ghi lại việc Trung Quốc phát hiện ra đảo này và đặt tên cho nó.
Trung Quốc cũng dẫn thêm những tấm bản đồ khác được biên soạn thời nhà Minh và nhà Thanh như "Sử Lưu Cầu Lục-1579", "Hoàng Triều Trung ngoại nhất thống hưng đồ-1863" có thừa nhận quần đảo Điếu Ngư là một phần trong lãnh thổ của Trung Quốc.
Trang web cũng đề cập tới những thông tin, bài báo của của Nhân Dân nhật báo (Cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc) phủ nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Tân Hoa xã lý giải "Trang web này nhằm để lý giải sự thật, chân tướng, công bố rõ hơn về chủ quyền của Trung Quốc không có tranh giành đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".
Trang web cũng công bố rằng từ ngày 27/1/2014 đến nay đã có tổng cộng 36 lần thuyền của Cục Hải cảnh Trung Quốc đã tuần tra khu vực nội thủy của Senkaku/Điếu Ngư.
"Mớ bòng bong mới" trong quan hệ Nhật-Trung
Nhật Bản cũng đưa ra nhiều lý giải khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật khẳng định: Năm 1885 (thời kỳ Minh Trị), Nhật Bản đã tiến hành những cuộc điều tra, thám hiểm khu vực Senkaku/Điếu Ngư và xác nhận rõ Nhà Thanh (Trung Quốc) không có liên quan tới quần đảo này.
Trong Hiệp ước hòa bình Sanfrancisco nói rõ Mỹ trao trả Okinawa cho Nhật, và Senkaku cũng thuộc lãnh thổ của Nhật Bản.
Đặc biệt ngày 8/1/1953 trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc có nói rằng "Quần đảo Senkaku của Okinawa"...
Liên quan tới việc Trung Quốc công khai trang web liên quan tới chủ quyền của nước này đối với Senkaku/Điếu Ngư, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga ngay lập tức đã kháng nghị tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản.
Ông Suga phê phán Trung Quốc: "Đã xuyên tạc sự thật, bày tỏ lập trường đơn phương của phía Trung Quốc. Đây là điều mà chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không thể chấp nhận được". Ông Suga cũng lưu ý Trung Quốc về việc Trung Quốc dự định trong năm 2015 sẽ tăng ngân sách quốc phòng trên dưới 10% so với năm 2014 rằng "Hãy lưu ý tính minh bạch của ngân sách quốc phòng và chú ý hơn về những động thái tiếp theo của mình".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 5/3/2015 cũng đáp trả rằng: "Không thể chấp nhận yêu cầu vô lý của Nhật Bản" và yêu cầu Nhật Bản phải "Tôn trọng tính chính thống của lịch sử và sự thật".
Trong khi đó, việc thực thi quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản đã được thông qua cho phép sự tham gia của quân đội nước này tại nước ngoài trong những trường hợp cụ thể cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Do vậy tại cuộc đối thoại lần này, tuy đã có tiến bộ mới là hai nước đã tái mở đối thoại, xong chính các nội dung sẽ bàn thảo trong đối thoại sẽ gây thêm "mớ bòng bong mới" cho "mớ bòng bong" cũ trong quan hệ hai nước./.
Theo Bùi Hùng/VOV - Tokyo
Nội bộ Trung Quốc tranh cãi để giành quyền lợi Giới quân sự cho rằng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ là một trong những chủ đề chính được thảo luận khi lưỡng hội nước này (Chính hiệp và Quốc hội) khai mạc từ 3/3. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng 2015 từ 10-15%. Năm 2014, Bắc Kinh công bố ngân sách quốc phòng 129 tỉ USD,...