Trung Quốc ‘tán tỉnh’ đối tác truyền thống của Mỹ gần đảo Guam
Bắc Kinh đã đưa ra những đề nghị kinh tế hấp dẫn nhằm làm suy yếu liên minh giữa Mỹ với Micronesia và thiết lập chỗ đứng tại quốc đảo nằm cách căn cứ đảo Guam chỉ 700 km.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp nồng hậu người đồng cấp David Panuelo của Liên bang Micronesia tại Bắc Kinh hôm 13/12, hứa hẹn cho việc hỗ trợ kinh tế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, một phần trong nỗ lực nhằm loại bỏ đối tác truyền thống của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương, Nikkei Asia Review cho biết.
“Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho Micronesia trong khả năng của mình”, Chủ tịch Tập nói, Tân Hoa Xã trích dẫn. Chủ tịch Tập nói thêm rằng các quốc gia nên hợp tác trong thương mại, đầu tư, nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng theo sáng kiến Vành đài và Con đường của Bắc Kinh.
Tổng thống Micronesian David Panuelo cũng cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực này.
Chủ tịch Tập và Tổng thống Panuelo duyệt đội danh dự trong lễ đón tại Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Bắc Kinh đang tiến hành một loạt các biện pháp để làm suy yếu liên minh của Mỹ với các quốc gia thuộc quần đảo Micronesia, Palau, quần đảo Mashall ở Nam Thái Bình Dương, đặc biệt, Bắc Kinh đang ráo riết “tán tỉnh” Micronesia.
Được gọi là Liên bang Micronesian, quốc đảo nằm giữa Thái Bình Dương tương đối gần căn cứ Hải quân Mỹ ở đảo Guam, nơi có căn cứ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược. Quần đảo Yap thuộc liên bang cách đảo Guam chỉ 700 km và Hải quân Mỹ đang hoạt động ở đó.
Video đang HOT
Nhiều người tin rằng, Trung Quốc muốn thiết lập một trung tâm triển khai và tiếp nhiên liệu cho các tàu của họ ở Micronesian, nhằm chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đảo Guam. Tuy vậy, ngay cả một thỏa thuận mang tính ngoại giao thuần túy cũng sẽ gây áp lực đối với Mỹ.
Theo Hiệp ước Liên kết tự do, Mỹ cung cấp hỗ trợ tài chính cho Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall để đổi lấy việc họ cho phép Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở đó. 3 quốc đảo này không được phép cho quốc gia khác ngoài Mỹ thiết lập căn cứ quân sự khi thỏa thuận có hiệu lực.
Hiệp ước Liên kết tự do giữa Mỹ và Micronesia sẽ hết hiệu lực vào năm 2023, nhưng thỏa thuận này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cư dân trên đảo, tạo cơ hội cho Trung Quốc xen vào.
Chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”
Bên cạnh việc “tán tỉnh” Micronesia, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “củ cà rốt” đối với Palau, quốc đảo có quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan. Trung Quốc về cơ bản đã cấm các tour du lịch từ đại lục tới Palau từ năm 2017.
Liên bang Micronesia có vị trí địa lý rất quan trọng, nằm sát căn cứ quân sự đảo Guam của Mỹ. Ảnh: Google Map.
Nhưng giờ đây, một số cơ quan báo chí Trung Quốc cho biết họ sẽ đề nghị hỗ trợ tài chính mà Palau đang nhận được từ Mỹ, nếu quốc đảo này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan có lợi cho đại lục.
Tuy vậy ngay tại những quốc đảo đang nhận được đề nghị kinh tế hấp dẫn của Trung Quốc cũng nhìn thấy những mối nguy cơ đằng sau nó. “Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa”, Hilda Heine, tổng thống Quần đảo Marshall nói tại Washington vào tháng 5.
Không rõ những nỗ lực của Trung Quốc sẽ thành công đến đâu, nhưng các quốc đảo Thái Bình Dương đang tiếp cận với cả Bắc Kinh và Washington với hy vọng có được kết quả có lợi nhất cho đất nước họ.
Trong tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pence đã đến thăm Micronesia, nơi ông gặp gỡ các lãnh đạo Quần đảo Marshall và Palau để khẳng định sự hợp tác an ninh và kinh tế giữa họ. Tổng thống Heine, trong tháng 9 đã ra tuyên bố khẳng định mối quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan.
“Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những nỗ lực của Trung Quốc để mở rộng lãnh thổ và sự hiện diện của họ và điều này rất đáng được quan tâm đối với các nước dân chủ”, Tổng thống Heine nói.
Tổng thống Panuelo cũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một đồng minh chủ chốt của Mỹ tại Tokyo vào ngày 14/11. Hai nhà lãnh đạo đồng ý tăng cường mối quan hệ và hướng tới thành công của Hội nghị Lãnh đạo các Quần đảo Thái Bình Dương được Nhật Bản tổ chức vào năm 2021.
Theo news.zing.vn
Australia "cho không" đối tác tàu tuần tra hiện đại
Chính phủ Australia đang thực hiện chính sách trao tặng chiến hạm cho đối tác với mục đích thắt chặt tình hữu nghị và tăng cường an ninh hàng hải.
Australia đã trao tặng một chiếc tàu tuần tra thế hệ mới thuộc lớp Guardian cho chính phủ Quần đảo Solomon, trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 tại cơ sở của công ty đóng tàu Austal ở Henderson, phía Tây nước này.
Con tàu được đặt tên là RSIPVGizo (số hiệu 05), đây là một trong 21 chiếc thuộc lớp Guardian mà Canberra sẽ trao cho 12 quốc đảo Thái Bình Dương và Timor-Leste như một phần của chương trình thay thế tàu tuần tra lớp Pacific(còn gọi là Sea 3036).
Chiếc Gizo sẽ đảm nhiệm vai trò của tàu tuần tra Lata lớp Pacific vừa ngừng hoạt động. Con tàu đã được tiếp nhận bởi chính phủ Quần đảo Solomon trong buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Manasseh Sogavare và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Melissa Price.
Tàu tuần tra Gizo lớp Guardian vừa đươc Australia trao tặng cho Solomon. Ảnh: Jane's Defence Weekly.
Tàu tuần tra lớp Guardian có chiều dài tổng thể 39,5 m; chiều rộng 8 m; thủy thủ đoàn 23 người. Trái tim của tàu bao gồm hai động cơ diesl Caterpillar 3516C cho tốc độ tối đa 20 hải lý/h.
Những con tàu vỏ thép đang được chế tạo đã cân nhắc về không gian và trọng lượng để có thể trang bị một khẩu pháo hải quân cỡ 30 mm làm vũ khí chính, cũng như tích hợp bệ súng máy đa năng 12,7 mm bên mạn tàu.
Chương trình Sea 3036 có mục đích tăng cường an ninh cho khu vực hàng hải của Australia, thông qua việc giúp các nước láng giềng một cách trực tiếp bằng cách cung cấp 22 tàu tuần tra hiện đại cho các quốc đảo Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1997.
Đã có 13 quốc gia nhận được tàu mới là Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Timor-Leste, Tonga, Tuvalu và Vanuatu, quá trình giao hàng dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Mỹ sắp triển khai hệ thống tên lửa tầm trung tại Nhật Bản? Mỹ đang đàm phán với Nhật Bản về kế hoạch bố trí các tên lửa tầm trung tại khu vực châu Á, các địa điểm ưu tiên của Washington là Okinawa, Guam và Hàn Quốc. Washington và Tokyo bắt đầu thảo luận về việc triển khai các tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, báo Asahi Shimbun ngày...