Trung Quốc sắp tung ra chiến đấu cơ nội địa hiện đại nhất
Chiến đấu cơ J-10B, máy bay quân sự hiện đại nhất mà Trung Quốc tự chế tạo, dường như sắp được không quân nước này đưa vào hoạt động.
Chiến đấu cơ J-10B. Ảnh: China Daily
Theo China Daily, những bức ảnh lan truyền trên các trang web quân đội cho thấy 14 trong số các máy bay đang dàn hàng bên ngoài một nhà máy phi cơ. Các chuyên gia cho hay lớp sơn màu xám chứng tỏ chúng sắp được bàn giao cho không quân Trung Quốc.
Tác giả của các bức ảnh dường như là những người đam mê hàng không Trung Quốc và chúng có thể mới được chụp vào cuối tháng 12/2014 hoặc đầu tháng một vừa qua.
“Nhìn kiểu sơn đang được lực lượng không quân sử dụng và với những thông tin rò rỉ gần đây cho hay máy bay đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm, tôi nghĩ rằng những chiếc J-10B sẽ sớm gia nhập không quân trong thời gian ngắn tới và sẽ tạo thành bộ đôi với máy bay J-11 hai động cơ hạng nặng và máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 J-20, dự kiến đi vào phục vụ trong vài năm nữa”, ông WangYa’nan, phó chủ nhiệm tạp chí AerospaceKnowledge, nói.
Ông Wang thêm rằng có khả năng phiên bản nâng cấp của J-10B sẽ được hải quân lựa chọn để hoạt động trên một tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ.
Ông Du Wenlong, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, nhận định rằng các chiến đấu cơ J-10 sẽ được phát triển theo nền tảng đa năng, có thể thực hiện các không kích không đối đất và được sử dụng trong cả những hoạt động trên biển.
J-10B là biến thể cải tiến của J-10A, do tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô sản xuất. Các nguồn tin phương Tây cho rằng loại chiến đấu cơ này đã có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2008 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2013.
Video đang HOT
ZhangZhaozhong, một chuyên gia quân sự tại đại học quốc phòng Trung Quốc, nhận xét loại chiến đấu cơ mới tăng 30% khả năng so với các loại trước đây. Ông cho rằng nó có thể cạnh tranh với bất kỳ chiến đấu cơ thế hệ thứ tư nào ở châu Á.
J-10B có trọng lượng cất cánh tối đa là 19 tấn và có thể chở tối đa 8 tấn hàng. Bán kính chiến đấu của nó đạt khoảng 1.000 km.
Anh Ngọc
Theo VNE
Pháp đối mặt khủng hoảng an ninh nội địa
Đã có ít nhất 5 vụ bắn giết xảy ra chỉ sau 2 ngày tại Pháp. Nó gióng hồi chuông báo động cho quốc gia này về tình hình chống khủng bố. Sâu hơn, các mâu thuẫn xã hội đã làm gia tăng áp lực kiểm soát dân số, sắc tộc cho chính quyền.
Nước Pháp phải lo lắng vì những vụ nổ súng liên hoàn sau Charlie Hebdo - Ảnh: AFP
Tổng thống Pháp Francois Hollande, người lập tức đến hiện trường vụ thảm sát 12 người ở tạp chí Charlie Hebdo, đã kêu gọi chọn ngày 8.1 là ngày quốc tang. Tuy vậy, đây là lúc nên nói về tương lai, vì tình hình ở Pháp không đơn giản chỉ là một vụ thảm sát cực đoan thông thường.
Giai đoạn chết chóc
Chỉ trong vòng vài ngày từ 7.1 đến 9.1, nước Pháp liên tục bị bao trùm bởi những tin tức tang thương. Trong lúc 12 nạn nhân trong vụ thảm sát ở tạp chí Charlie Hebdo còn chưa an nghỉ, đã xuất hiện thêm 2 vụ nổ súng khác tại Paris, tiếp tục cướp đi tính mạng nhiều người. Và trong đợt truy quét các nghi phạm, cũng lại có thương vong xảy ra.
Các cuộc điều tra vẫn chưa có kết quả sau cùng, rằng liệu các cuộc tấn công có liên quan đến nhau hay không. Thế nhưng điều đáng chú ý trước hết nằm ở chỗ: Tại sao tất cả lại đến với khoảng thời gian san sát nhau như vậy?
Ngoài các vụ ở Paris, Pháp còn rúng động bởi 2 vụ nổ súng khác tại Le Mans và tiệm bánh ở Villefranche-Sur-Saone.
Bạo lực bùng phát tại Pháp những ngày qua - Ảnh: Reuters
Sự bùng nổ lần này không phải điều gì đó quá xa lạ với chính quyền Pháp. Thời điểm Giáng Sinh vừa qua, Pháp đã báo động an ninh khủng bố khi hàng loạt vụ "tai nạn" và chết người mang bóng dáng khủng bố.
Cụ thể trong vụ "xe điên" tại Dijon làm bị thương 11 người, tài xế lái xe đâm vào nhóm người đi bộ đã hét lên "Thượng đến quyền năng" trong tiếng Ả Rập (nguyên văn là "Allabu Akbar"). Chi tiết này y hệt vụ cảnh sát bắn chết một người đàn ông tấn công bằng dao nhằm vào cảnh sát và hét to khẩu hiệu ấy tại Tours. Còn vụ tại Nantes trong giai đoạn ấy cũng là "xe điên".
Báo động an ninh, báo động xã hội
Dù là vô tình hay cố ý, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng đã xuất hiện ít nhất 8 vụ việc chấn động nước Pháp, khi nạn nhân cũng là dân thường, là cảnh sát, nhà báo... Điều đó nói lên rằng, việc nước Pháp bị tổ chức khủng bố al-Qaeda "nhắm" không phải chuyện trên trời, và sâu hơn, chính quyền phải có động thái mới trước tình hình sắc tộc tại quốc gia này.
Trong bài viết ngày 9.1, tờ The Economist nói rằng câu hỏi lớn lúc này là tại sao các cuộc tấn công liên tiếp lại diễn ra ở một nước vốn có hệ thống tình báo và an ninh chống khủng bố mạnh mẽ như vậy.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls hồi tháng 12.2014 từng mạnh miệng tuyên bố "nước Pháp không bao giờ phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố lớn hơn nữa", thì bây giờ đã có hàng loạt vụ như vậy xảy ra. Sau đó, chính ông Valls cũng thừa nhận các nghi phạm vừa qua đã "được theo dõi và không bị nghi ngờ gì".
Ông Manuel Valls có còn lạc quan? - Ảnh: Reuters
Trên thực tế sở dĩ người ta đòi hỏi ở nước Pháp nhiều hơn vì 2 lý do sau:
Thứ nhất, khủng bố tại Pháp là chuyện không phải hiếm. Từ các vụ đổ máu vì nền độc lập của Algeria, nước trước đó là thuộc địa Pháp, đã dẫn đến vụ đánh bom chết 8 người năm 1995. Cách đây 5 năm, Pháp từng gây tranh cãi khi ra đạo luật cấm dùng khăn trùm đầu che mặt cũng vì lo ngại tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Thứ hai, Pháp là nước có cộng đồng Hồi giáo đông đảo nhất khu vực Tây Âu theo thống kê gần nhất được BBC dẫn ra, chiếm khoảng 5-10 % dân số. Với một đất nước như vậy và luật pháp kiểm soát chặt chẽ như vậy, mâu thuẫn không khó để bùng phát.
Cũng theo The Economist, mối lo lớn tại Pháp nằm ở số lượng thanh niên trở về sau khi gia nhập lực lượng thánh chiến ở Syria và Iraq. Một trong số đó là Mehdi Nemmouche, một người Pháp, đã giết 4 người khác tại một bảo tàng Do Thái ở Brussels, Bỉ, hồi năm ngoái.
Trên tất cả, các thảm kịch quốc gia như vừa qua phải cần rất nhiều thời gian để nguôi ngoai. Nó sẽ đặt dấu ấn tồi tệ vào tâm thức của công dân Pháp trong thời gian dài, và càng như thế, mâu thuẫn giữa người Pháp chính gốc và người Pháp theo đạo Hồi hoặc không phải dân bản xứ càng sâu sắc. Điều này chỉ càng đào sâu thêm mâu thuẫn, và từ mâu thuẫn sẽ lại sinh thêm mâu thuẫn mà thôi.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Vụ du thuyền "bức tử" hồ Tây: "Bảo kiếm" trong tay quận Tây Hồ? Sở GTVT Hà Nội thường xuyên kiểm tra và liên tục lập các biên bản đình chỉ hoạt động các các du thuyền. Phòng PC49 của công an thành phố Hà Nội cũng đã đề nghị UBND quận Tây Hồ xử lý. Liên quan đến thực trạng các du thuyền hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép hoạt động bến thủy nội...