Trung Quốc ra luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
Cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc thông qua luật an toàn sinh học mới nhằm ngăn ngừa và xử lý các bệnh truyền nhiễm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Toàn quốc biểu quyết thông qua luật mới vào ngày 17/10 và luật sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2021, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm qua đưa tin.
Luật này thiết lập các hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro an toàn sinh học, bao gồm giám sát rủi ro và cảnh báo sớm, điều tra, đánh giá rủi ro và chia sẻ thông tin.
Nhân viên y tế trò chuyện với bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán hồi tháng ba. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Luật cũng có các điều khoản để ngăn ngừa và ứng phó với các rủi ro an toàn sinh học cụ thể, bao gồm các bệnh truyền nhiễm mới, dịch bệnh và những đợt bùng phát đột ngột, cùng với nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh thông qua luật an toàn sinh học trước cuối năm, sau khi Covid-19 khởi phát tại thành phố Vũ Hán cuối năm trước.
Trung Quốc đã gần như kiểm soát được dịch bằng các biện pháp quyết liệt để hạn chế virus lây lan. Tuy nhiên, các ca nhiễm mới được phát hiện vào tuần trước ở thành phố ven biển phía đông Thanh Đảo đã chấm dứt khoảng hai tháng Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm nội địa.
Covid-19 xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 40 triệu người nhiễm, hơn 1,1 triệu người chết và hơn 29,9 triệu người đã bình phục. Trung Quốc ghi nhận gần 86.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong.
Người Mỹ đầu tiên tái nhiễm nCoV gây lo ngại
Người đàn ông ở Nevada trở thành ca tái nhiễm nCoV đầu tiên được công bố ở Mỹ, gây lo ngại về khả năng miễn dịch.
Trong một bài đăng trên tạp chí y khoa Các Bệnh truyền nhiễm Lancet, một nhóm tác giả gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Nevada, đã thuật lại trường hợp của một người đàn ông 25 tuổi nhiễm nCoV hai lần.
Người này nhiễm nCoV lần đầu vào giữa tháng 4 và tái nhiễm virus hồi đầu tháng 6. Anh ta bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của lần nhiễm thứ hai vào cuối tháng 5, một tháng sau khi đã hết các triệu chứng nhiễm virus đợt một.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lần nhiễm thứ hai của người đàn ông còn nghiêm trọng hơn lần đầu. Người này bị thiếu oxy và phải nhập viện ngay sau khi cảm thấy khó thở.
Nhân viên y tế bên ngoài Trung tâm Y tế Maimonides ở New York, Mỹ, ngày 11/4. Ảnh: NYTimes.
Trường hợp của người đàn ông ở Nevada được ghi nhận sau khi các ca tái nhiễm tương tự được báo cáo ở Hong Kong, Hà Lan, Bỉ và Ecuador. Các nhà nghiên cứu ngày càng có nhiều ví dụ cho thấy khả năng miễn dịch nCoV chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian nhất định.
"Chúng tôi biết rằng có khả năng tái nhiễm virus này và lần thứ hai thường nghiêm trọng tương tự hoặc nghiêm trọng hơn lần nhiễm đầu tiên", Mark Pandori, giám đốc phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng bang Nevada, đồng thời là phó giáo sư tại Đại học Nevada, nói, thêm rằng ông vẫn chưa rõ mức độ phổ biến của những lần tái nhiễm nCoV.
Các nhà nghiên cứu cho biết những báo cáo về ca tái nhiễm nCoV có thể là thách thức đối với khả năng miễn dịch cộng đồng mà không cần vaccine. "Điều này chắc chắn làm dấy lên lo ngại rằng các ca nhiễm sẽ không đem lại cho chúng ta khả năng miễn dịch cộng đồng", Otto Yang, giáo sư tại Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Akiko Iwasaki, giáo sư tại Đại học Yale, cho biết các ca tái nhiễm nCoV không ảnh hưởng tới nỗ lực tạo ra một loại vaccine Covid-19 hiệu quả. "Sự lây nhiễm tự nhiên không đem tới miễn dịch không có nghĩa là vaccine cũng như vậy. Đó là vấn đề riêng biệt", Iwasaki nói.
Các tác giả nghiên cứu về trường hợp tái nhiễm ở Nevada lưu ý rằng họ không thể đánh giá phản ứng của người bệnh đối với lần nhiễm đầu tiên. Sau lần nhiễm thứ hai, người này đã tạo ra kháng thể, các nhà nghiên cứu cho biết.
"Có một khả năng là những người này không tạo ra phản ứng miễn dịch tốt sau lần nhiễm nCoV đầu tiên", Dan Barouch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus và vaccine tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, cho biết, song thêm rằng điều này vẫn "đang được làm rõ".
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 38 triệu người nhiễm và hơn một triệu người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 8 triệu ca nhiễm và hơn 220.000 ca tử vong.
Nga sắp công bố kết quả thử nghiệm vaccine Sputnik V Nga lên kế hoạch công bố kết quả sơ bộ thử nghiệm vaccine Sputnik V vào cuối tháng 10, sau 6 tuần đầu theo dõi. Cuộc đua vaccine Covid-19 toàn cầu diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết khi Nga đứng trước cơ hội cao trở thành nước đầu tiên công bố dữ liệu về thử nghiệm vaccine giai đoạn 3. Với...