Trung Quốc ra lệnh loại bỏ PC nước ngoài
Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu thay thế tất cả máy tính cá nhân (PC) nước ngoài ra khỏi cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.
Theo Bloomberg, Trung Quốc mới đây đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ trung ương và tập đoàn, doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn thay thế tất cả PC mang nhãn hiệu nước ngoài bằng sản phẩm trong nước trong vòng hai năm. Động thái này đánh dấu một trong những nỗ lực tích cực nhất cho đến nay của Bắc Kinh nhằm loại bỏ công nghệ quan trọng nước ngoài ra khỏi các cơ quan nhạy cảm nhất của đất nước.
Trung Quốc yêu cầu nhân viên cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ngừng sử dụng PC nước ngoài
Video đang HOT
Một nguồn thạo tin giấu tên cho biết, sau kỳ nghỉ lễ lao động kéo dài đầu tháng này, nhân viên cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước đã được yêu cầu ngừng sử dụng PC nước ngoài, thay vào đó phải dùng sản phẩm được sản xuất trong nước, chạy trên phần mềm điều hành được phát triển trong nước. Quyết định mới có khả năng sẽ loại bỏ ít nhất khoảng 50 triệu PC do nước ngoài sản xuất, tính riêng ở cấp chính quyền trung ương. Chiến dịch sẽ được kéo dài đến chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.
Gần một thập niên qua, Trung Quốc đã khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng hàng hóa công nghệ được sản xuất ở đại lục. Chính phủ nước này cũng trao đổi và chuyển giao bí quyết nhập khẩu với các lựa chọn bản địa, trong nỗ lực sâu rộng bao gồm mọi bộ phận từ chất bán dẫn đến thiết bị mạng và điện thoại. Chiến dịch thay thế PC nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến tổng doanh thu của HP và Dell, hai nhà sản xuất PC nước ngoài lớn nhất trên thị trường đại lục, sau Lenovo Group, thương hiệu công nghệ máy tính được thành lập vào năm 1984 tại Bắc Kinh.
Chỉ thị mới nhất của chính quyền trung ương có thể chỉ tập trung vào các nhà sản xuất PC và chương trình phần mềm, không bao gồm những yếu tố khó thay thế như bộ xử lý của Intel và AMD. Về cơ bản, Trung Quốc khuyến khích chương trình làm việc dựa trên hệ điều hành Linux để thay thế phiên bản Windows của Microsoft.
Sàn tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc chuyển hướng đến Singapore
Huobi đang dần tách khỏi thị trường quê nhà đại lục sau các đợt hạn chế và kiểm soát khắt khe của chính quyền Bắc Kinh.
Theo Bloomberg, nhà điều hành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc Huobi Group đã chọn Singapore làm trụ sở khu vực châu Á. Đồng sáng lập Houbi Du Jun cho biết công ty cũng đang có kế hoạch thành lập một địa điểm khác ở châu Âu vào năm 2023, nhiều khả năng là tại Pháp hoặc Anh.
Houbi lựa chọn Singapore trở thành trụ sở mới vì các biện pháp hạn chế tiền điện tử của chính phủ Trung Quốc
Mặc dù Huobi đã có nhân viên làm việc cho doanh nghiệp ở Singapore trong nhiều năm, nhưng việc thiết lập trụ sở chính thức bên ngoài quê nhà Bắc Kinh báo hiệu một sự rời bỏ khác trong làn sóng di chuyển khỏi đại lục, sau khi chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hoạt động giao dịch và dịch vụ tiền điện tử trong nước hồi tháng 9.2021.
Huobi được thành lập tại Trung Quốc vào năm 2013. Công ty cho biết sẽ giảm tải tất cả người dùng Trung Quốc vào cuối năm nay. Theo ông Du Jun, Đông Nam Á là thị trường hấp dẫn khi số lượng người dùng giao dịch tiền điện tử tăng gấp bốn lần trong tháng qua.
Theo hồ sơ gửi đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore, công ty mới của Houbi Group có tên Houbi International Pte, được thành lập vào tháng 8.2021. Li Lin, đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc, là cổ đông chính. Hai cổ đông khác là Atlas Value Ltd và Zhen Partners Fund I, L.P.
"Singapore tự định vị mình là nước đi đầu trong việc áp dụng tiền điện tử. Nước này đã thu hút nhiều công ty tiền điện tử và công ty công nghệ tài chính", Ulisse Dellorto, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công ty nghiên cứu Chainalysis, nói.
Huobi Technology Holdings, tổ chức liên kết với Houbi Group được niêm yết tại Hồng Kông, cũng thành lập một công ty khác tên là Huobi Singapore, hiện vẫn trong quá trình xin giấy phép từ Cơ quan tiền tệ Singapore. Theo Bloomberg, Crypto.com, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã chuyển trụ sở chính từ Hồng Kông đến Singapore trong năm nay.
Trung Quốc không đủ khả năng tự cung cấp 70% sản lượng chip Mặc dù chính phủ hết sức thúc đẩy sản xuất chip trong nước, nhưng tỷ lệ tự cung tự cấp của Trung Quốc trong năm ngoái chỉ đạt được khoảng 16%, còn rất xa mới đáp ứng mục tiêu 70% nhu cầu bán dẫn. Trong một sự kiện diễn ra ở Bắc Kinh cuối tháng trước, Chủ tịch SAIC Motor Wang Xiaoqiu bắt...