Trung Quốc: Putin là khách quý nhất tại lễ duyệt binh ngày 3/9
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nói rằng: “Hiển nhiên ông Putin sẽ là vị khách mời quý nhất và danh dự nhất trong sự kiện ngày 3/9.
Iran sẽ có 4 hệ thống S-300 vào cuối năm nayTrung Quốc thử nghiệm DF-41 với hai đầu đạn hạt nhân, sắp đưa vào biên chếWashington cảnh báo Trung Quốc không phái công an mật hoạt động tại Mỹ
Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 20/8 đưa tin cho biết, Tổng thống Nga sẽ đến thăm Bắc Kinh vào ngày 3/9 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II.
Trong một tuyên bố về chuyến thăm này của ông Putin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nói với thông tấn RIA Novosti rằng: “Hiển nhiên ông Putin sẽ là vị khách mời quý nhất và danh dự nhất” tại buổi lễ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) trong một chuyến thăm Trung Quốc.
Theo ông Bình, Tổng thống Nga sẽ được tiếp đón ở cấp cao nhất trong dịp thăm Bắc Kinh lần này. Nhà ngoại giao Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng năm nay là một năm đặc biệt trong lịch sử quan hệ Nga-Trung.
“Trong đầu tháng Chín, Tổng thống Putin sẽ có một chuyến thăm Trung Quốc và tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trên thế giới và cuộc chiến tranh của nhân dân Trung Quốc chống lại quân xâm lược Nhật Bản.
Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Putin, cũng như tham gia vào các lễ kỷ niệm. Chắc chắn ông Putin sẽ là khách mời trang trọng nhất và danh dự của người dân Trung Quốc trong quá trình hoạt động này. Ông sẽ được thiết đãi ở cấp cao nhất”, ông Trình nói.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng lưu ý rằng “năm nay là một năm đặc biệt trong lịch sử quan hệ Nga-Trung Quốc.”
Sự hiện diện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít 9/5 ở Moscow cũng như tham gia các hội nghị thượng đỉnh SCO và BRIC vào đầu tháng Bảy tại Ufa, theo Trình Quốc Bình là “bằng chứng để kết luận rằng Trung Quốc đã hỗ trợ vững chắc Nga về chính trị và kinh tế”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng lưu ý rằng sự “liên hệ chặt chẽ liên tục giữa hai nhà lãnh đạo của hai nước” là điều hiếm thấy trong thông lệ ngọai giao quốc tế.
Video đang HOT
Theo ông, có khoảng 20 lãnh đạo của các nước trên thế giới đã xác nhận sẽ tham dự lễ kỷ niệm sắp tới tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết về điều này.
Trước đó có thông tin rò rỉ cho rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ là một trong số các nhà lãnh đạo quốc tế sẽ tới tham dự sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 3/9. Tuy nhiên, Tokyo đã không đưa ra bình luận chính thức nào.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị giữa Nga và Trung Quốc đã được thắt chặt trong thời gian gần đây. Theo tờ Sputnik, dự kiến Nga và Trung Quốc sẽ thảo luận về hơn 20 văn kiện hợp tác song phương trong chuyến thăm sắp tới của ông Putin.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Trung Quốc sẽ kiểm soát 90% tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản
Nếu Trung Quốc kiểm soát được biển Hoa Đông, Biển Đông eo biên Đai Loan... thì có thể thiết lập 1 hành lang trên biển rất quan trọng đối với Nhật-Mỹ.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc hiện diện ở Yonaguni, tàu chiến và máy bay Nhật Bản đến gần theo dõi
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 5 tháng 8 dẫn báo Nga ngày 4 tháng 8 đưa tin, theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản, Trung Quốc đang tiếp tục tích cực thúc đẩy Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB). Mặt khác, 12 quốc gia trong đó có Mỹ và Nhật Bản hiện chưa thể đạt được thỏa thuận về Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Điều này cho thấy Mỹ đã mất đi vị thế lãnh đạo và vai trò ảnh hưởng từ trước. Do Mỹ nằm ở tư thế tiêu cực, cac nươc châu A cần Nhật Bản nắm giữ quyền chủ động.
Sứ mạng lịch sử của chính quyền Shinzo Abe là phải phô diễn sức mạnh của mình, trong khi đó sức mạnh này là nhu cầu của cộng đồng quốc tế. Chính quyền Shinzo Abe hiểu rất rõ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc và những sắc thái của đối đầu Trung-Mỹ.
Nếu nhìn vào toàn cục, không đi nghiên cứu những sự kiện cụ thể khác nhau thì ý đồ của Trung Quốc rất rõ ràng. Trung Quốc muốn làm cho Nhật Bản và Mỹ tin rằng, họ sẽ buộc phải thỏa hiệp vì sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mỏ dầu khí Trung Quốc ở biển Hoa Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Từ ý nghĩa này, Trung Quốc xây dựng 12 giếng dầu khí ở biển Hoa Đông tuyệt đối không phải là xuất phát từ cân nhắc về lợi ích kinh tế.
Pho Viên trương Tadae Takubo của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc gia quan trọng Nhật Bản cho rằng, nếu 12 giếng dầu khí này sẽ được dùng cho mục đích quân sự thì Nhật Bản sẽ đối mặt với mối đe dọa rất lớn.
Trung Quốc vượt Nhật Bản trong lĩnh vực cung ứng năng lượng. Tỷ trọng khí đốt Trung Quốc khai thác ở biển Hoa Đông và vùng biển khác chỉ chiếm 9% tổng lượng cung ứng năng lượng của Trung Quốc.
Năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu 30,4 triệu tấn khí đốt hóa lỏng của 11 quốc gia, trong đó 52% được cung ứng qua đường ống ở Turkmenistan.
Do không có khách hàng khác, Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận cung ứng khí đốt vận chuyển đường ống. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành khách hàng duy nhất của khí đốt Nga.
Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc
Để ký kết thỏa thuận này, Nga đã có nhượng bộ rất lớn. Vì vậy, Trung Quốc đã bảo đảm cung ứng khí đốt ổn định của họ trong tình hình nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên.
Cán bộ thông tin của Bộ Kinh tế và Năng lượng Nhật Bản rất hoang mang về nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ quyết định khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông, trong khi hoàn toàn không xem xém chi phí khá cao và khả năng thành công không thể dự đoán.
Không thể phủ nhận năng lượng ở biển Hoa Đông rất hấp dẫn đối với Trung Quốc, nhưng có lẽ Trung Quốc có động cơ khác. Nếu không từ góc độ kinh tế, mà từ góc độ quân sự để xem xét tầm quan trọng của những giếng dầu khí này, vấn đề sẽ rõ ràng.
Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực lân cận, không phận trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản không bị Trung Quốc kiểm soát. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách để kiểm soát những khu vực này.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Nếu những giếng dầu khí ở biển Hoa Đông được dùng cho mục đích quân sự thì Trung Quốc sẽ tăng thêm khó khăn cho việc triển khai của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản va Quân đội Mỹ.
Đảo đá do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã tăng cường khả năng kiểm soát cho Trung Quốc đối với vùng trời trung tâm Biển Đông, đồng thời cũng đã tăng cường năng lực kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng trời eo biển Bashi.
Từ ngày 30 tháng 7 trở đi, 4 máy bay ném bom Trung Quốc liên tục hai ngày bay qua eo biển giữa đảo Okinawa va đảo Miyako. Nếu như Trung Quốc đã khống chế eo biên Đai Loan thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của Nhật Bản.
Nếu Trung Quốc kiểm soát được biển Hoa Đông, quần đảo Ryukyu, Biển Đông, eo biển Bashi va eo biên Đai Loan thì có thể thiết lập 1 hành lang trên biển rất quan trọng đối với Nhật Bản và Mỹ. Phần lớn vật tư chiến lược và 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản đều phải đi qua những khu vực này.
Cần xem xét vấn đề Trung Quốc khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông từ góc độ này. Vấn đề này phải được phản ánh trong thảo luận dự luật bảo đảm an ninh.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc
Trung Quốc đưa ra 3 điều kiện thăm Trung Quốc cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong đó bao gồm không đến viếng đền Yasukuni. Bài viết cho rằng, trên cơ sở xem xét tình hình hiện nay, ông Shinzo Abe cần cân nhắc kỹ chuyến thăm Trung Quốc.
Ông Shinzo Abe cần tin tưởng Nhật Bản sau Chiến tranh đã đi con đường hòa bình lâu dài, không nên lo ngại bàn về quan niệm giá trị của người Nhật Bản, cho dù là để phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Quan hệ Trung-Nhật lại đóng băng, biển Hoa Đông có thể là thùng thuốc súng Do tranh chấp đảo, quan hệ hai nước ngày càng bất ổn, biển Hoa Đông thậm chí có thể trở thành thùng thuốc súng mới. Mỹ giúp Nhật Bản-Australia xây dựng quan hệ đồng minh đối phó Trung QuốcBáo Trung Quốc tự khen: "Tập Cận Bình thể hiện phong độ nước lớn với Nhật"Nhật-Mỹ-Ấn diễn tập ở Ấn Độ Dương ưng pho Hải...