Trung Quốc phát triển vật liệu nano phòng chống virus SARS-CoV-2
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một vật liệu nano có khả năng chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này, đồng thời thúc đẩy tiến trình tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học nano và Công nghệ quốc gia Trung Quốc và các viện trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) gồm Viện Công nghệ hiện đại Thâm Quyến, Viện Vật lý năng lượng cao và Viện Động vật học Côn Minh, đã phát triển một vật liệu nano chống virus SARS-CoV-2 và cơ chế kháng virus của vật liệu này. Đó là tấm nano hợp chất 2 chiều siêu mỏng bao gồm các chất đồng, indi, phốt pho và sulfur (CIPS). Vật liệu này được coi là công cụ mới phòng chống lây lan virus SARS-CoV-2.
Theo nghiên cứu, CIPS cho thấy khả năng gắn kết có tính lựa chọn rất cao đối với vùng gắn thụ thể của protein gai của virus SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này như Delta và Omicron.
Video đang HOT
Kết quả thử nghiệm cho thấy khi bị gắn kết với CIPS, virus SARS-CoV-2 nhanh chóng bị các tế bào bạch cầu của vật chủ tiêu diệt. Điều này cho thấy CIPS có thể được sử dụng để “bắt” virus SARS-CoV-2 và tạo điều kiện cho tế bào bạch cầu của vật chủ loại bỏ virus này. Ngoài ra, CIPS có thể hạn chế sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 cũng như sự lây lan của virus này trong các tế bào, cơ quan tế bào, từ đó làm giảm tình trạng viêm phổi theo như kết quả thử nghiệm ở chuột mắc COVID-19.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Công nghệ Nato Tự nhiên, cho thấy tiềm năng của CIPS trở thành thuốc nano điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả cũng như là chất khử độc và vật liệu bao phủ bề mặt nhằm giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
"Gạo nước biển" - giải pháp mới để giải quyết vấn đề thiếu lương thực của Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển những giống lúa chịu mặn có thể giúp cung cấp thức ăn cho 80 triệu người.
Trung Quốc tìm ra giải pháp đối phó với vấn đề an ninh lương thực? Ảnh: Sputnik
Trái đất nóng lên khiến mực nước biển dâng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhân loại nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra cách để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
Phát minh mới giúp người khiếm thị có thể nhìn... bằng tay
Họ đã thử nghiệm trồng lúa ở những vùng đất mặn gần biển. Giống lúa mới được tạo ra bằng cách chọn lọc gen của những giống lúa có khả năng chống chịu mặn và kiềm tốt. Các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm ở khu vực phía bắc Quận Tĩnh Hải. Vào năm 2021, 4,6 tấn lúa đã được thu hoạch trên một mẫu Anh (0,4 ha) từ các cánh đồng thử nghiệm, cao hơn mức trung bình của các giống thông thường.
Trung Quốc có kế hoạch cung cấp rộng rãi giống lúa mới này, cũng như đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước. Trung Quốc chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới, điều này khiến vấn đề cung cấp lương thực trở nên khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh việc canh tác cũng gặp trở ngại - khoảng 100 triệu ha đất ở Trung Quốc chứa rất nhiều muối và kiềm.
Diện tích đất thích hợp cho các loại cây trồng đã giảm 6% trong 10 năm do quá trình đô thị hóa, ô nhiễm và sử dụng quá nhiều phân bón. "Gạo nước biển" được cho là có thể cải thiện sản lượng nông nghiệp của đất nước và sẽ giúp khắc phục những vấn đề mà biến đổi khí hậu gây ra trong việc trồng trọt lương thực. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, mực nước biển trên khắp thế giới có thể tăng tới 59cm vào cuối thế kỷ này nếu hành tinh ấm lên 2 độ C.
Một báo cáo liên bang gần đây của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) xác nhận mối lo ngại của các nhà khí hậu học và các nhà khoa học khác rằng mực nước khu vực xung quanh bờ biển Mỹ sẽ tăng cao trong 30 năm tới.
Trong 40 năm qua, mực nước các khu vực ven biển của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới. Đối với một quốc gia trồng lúa gạo, đây là một xu hướng đáng lo ngại, vì vậy việc trồng thành công các giống lúa chịu mặn trên quy mô lớn sẽ cho phép Trung Quốc tìm ra giải pháp mới.
Zhang Zhaoxin, một nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết: "Nếu Trung Quốc có thể tự cung tự cấp lương thực, thì đó sẽ là một đóng góp lớn cho an ninh lương thực của thế giới". Ông cũng tin rằng với sự hỗ trợ của chính phủ, việc thương mại hóa dự án này sẽ sớm thành công.
Phát hiện mối liên hệ giữa đồ uống có cồn và Covid-19? Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn khác nhau và những rủi ro liên quan đến Covid-19. Một số đồ uống có cồn có thể giúp giảm bớt rủi ro vì Covid-19. Các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Shenzhen Kangning và Bệnh viện Tây...