Trung Quốc phản ứng trước lệnh cấm mới của Mỹ với Huawei, ZTE
Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ngừng lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia đối với các công ty Trung Quốc sau khi hai công ty công nghệ Huawei và ZTE bị Mỹ cấm giao dịch với các công ty viễn thông nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Ngày 25/11, Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ngừng lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia đối với các công ty Trung Quốc sau khi hai công ty công nghệ Huawei và ZTE bị Mỹ cấm giao dịch với các công ty viễn thông được chính phủ hỗ trợ ngân sách mua thiết bị.
Lời kêu gọi trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra các trong một cuộc họp báo ngắn hàng ngày.
Trước đó, ngày 22/1, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết khẳng định Huawei và ZTE là rủi ro an ninh quốc gia, đồng thời cấm các nhà mạng viễn thông ở nông thôn Mỹ đang sử dụng ngân sách từ quỹ chính phủ trị giá 8,5 tỷ USD để mua thiết bị từ hai hãng công nghệ Trung Quốc.
Phản ứng về động thái mới nhất của FCC, Huawei cho rằng lệnh cấm của FCC là trái quy định, đồng thời nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của Huawei tạo ra mối nguy hại về an ninh.
Theo thông báo của Huawei, quyết định mới nhất của FCC sẽ ảnh hưởng tới quá trình kết nối của khách hàng tại các vùng hẻo lánh ở Mỹ.
Trong khi đó, hiện ZTE chưa đưa ra bình luận về quyết định mới nhất của FCC./.
Video đang HOT
Theo viet nam plus
Mỹ gia hạn 90 ngày, Huawei... 'tỉnh bơ'
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 18-11 đã cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán một số sản phẩm nhất định cho Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc thêm 90 ngày nữa.
Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn đưa ra các quy tắc kiềm chế các mối đe dọa an ninh quốc gia từ các công ty nước ngoài.
Sự gia hạn này "sẽ cho phép các nhà mạng tiếp tục phục vụ khách hàng ở một số khu vực xa xôi nhất trên nước Mỹ, nếu không thì họ sẽ bị bỏ mặc trong bóng tối", báo The South China Morning Post trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Ảnh: Reuters
Ông Ross nhấn mạnh: "Bộ Thương mại sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để bảo đảm rằng những đổi mới của chúng tôi không bị khai thác bởi những người sẽ đe dọa an ninh quốc gia của chúng tôi".
Giới chuyên môn nhận định: Trong khi đưa ra thêm một khoảng thời gian đình hoãn tạm thời nữa cho hoạt động kinh doanh của Huawei tại Mỹ, động thái gia hạn của Mỹ minh họa cho những rắc rối mà chính phủ Mỹ phải đối mặt khi cố gắng cân bằng 2 mục tiêu chính sách: bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông của quốc gia trước các mối đe dọa từ nước ngoài và duy trì ưu thế công nghệ của Mỹ.
"Điều đó minh họa cho tính chất hỗn loạn trong chính sách của Mỹ đối với Huawei" - ông Paul Triolo, người đứng đầu về địa công nghệ tại Công ty tư vấn Eurasia Group.
Ông này cho biết ban đầu thời gian gia hạn là 6 tháng, sau đó được rút ngắn xuống còn 2 tuần vào cuối tuần qua, trước khi đi đến quyết định 90 ngày.
Theo ông, điều này đã trở thành một phần của "bóng đá chính trị" (vấn đề tiếp tục gây tranh cãi nhưng chưa được giải quyết), trong khi một số nhân vật trong chính quyền Mỹ rất lo lắng về tác động của các hành động chống lại Huawei đối với ngành viễn thông nông thôn ở các bang ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Trump.
Dù được gia hạn, hoạt động kinh doanh của Huawei với các đối tác Mỹ vẫn bị đe dọa. Ảnh: REUTERS
Trước diễn biến mới nêu trên, trong một tuyên bố hôm 18-11, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết quyết định đó "dù sao đi nữa sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Huawei" và điều đó "không làm thay đổi sự thật rằng Huawei tiếp tục bị đối xử bất công".
Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ đã đặt Huawei và hàng chục chi nhánh của tập đoàn này vào danh sách đen và cấm các nhà cung cấp Mỹ bán linh kiện cho họ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Lệnh cấm này xuất phát từ những lo ngại của Mỹ rằng Huawei đang tiến hành các hoạt động chống lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, bao gồm cả vi phạm lệnh trừng phạt chống làm ăn với Iran.
Kể từ khi đưa Huawei vào danh sách đen, Bộ Thương mại Mỹ đã cho phép họ mua một số linh kiện do Mỹ sản xuất trong một loạt lệnh gia hạn giấy phép 90 ngày mà bộ này nói rằng nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn đối với các khách hàng Mỹ của Huawei, nhiều doanh nghiệp trong số đó vận hành các mạng ở vùng nông thôn nước Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Ross thừa nhận rằng một số nhà mạng nông thôn ở Mỹ cần giấy phép tạm thời và vẫn phụ thuộc vào Huawei cho các mạng 3G và 4G.
Hạn chế bán linh kiện cho Huawei sẽ khiến các nhà cung cấp tại Mỹ thiệt hại hàng tỉ USD hàng năm. 19 nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ cho Huawei đã có tổng doanh thu 14,2 tỉ USD từ đối tác kinh doanh Trung Quốc này vào năm ngoái.
Mặc dù được gia hạn, hoạt động kinh doanh của Huawei với các đối tác Mỹ vẫn bị đe dọa.
Chính quyền Trump cho rằng Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc buộc phải chuyển dữ liệu và thông tin quan trọng của Mỹ cho Bắc Kinh, làm tổn hại đến an ninh của Mỹ.
Cùng với Huawei, ZTE đang phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ liên quan đến an ninh quốc gia. Ảnh: AP
Trong khi đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cũng đang tìm cách áp dụng nhiều hạn chế hơn đối với Huawei và ZTE, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc.
Ủy ban này có kế hoạch bỏ phiếu vào ngày 22-11 tới đây về đề xuất cấm mua thiết bị hoặc dịch vụ từ các công ty công nghệ Trung Quốc đối với các nhà mạng ở nông thôn Mỹ đang nhận trợ cấp từ chương trình của chính phủ trị giá 8,5 tỉ USD, gọi là Quỹ Dịch vụ Phổ quát.
Ủy ban này cũng sẽ xem xét một đề xuất khác để loại bỏ và thay thế thiết bị Trung Quốc hiện được các mạng không dây nông thôn sử dụng.
Trong một bức thư hôm 14-11 ủng hộ đề xuất của FCC, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr khẳng định rằng Huawei và ZTE "không thể tin cậy được".
Theo người lao động
Huawei và ZTE tiếp tục gặp sóng gió Mới đây, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết đang đề xuất một số quy định mới nhằm ngăn chặn các nhà mạng trong nước sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE (Trung Quốc). Bên cạnh đó, FCC còn yêu cầu nhà mạng phải gỡ bỏ và ngừng sử dụng các thiết bị đã mua từ hai công ty...