Trung Quốc, Pakistan hợp tác sản xuất gần 50 UAV tấn công
Trung Quốc và Pakistan vừa đạt được hợp đồng cùng chế tạo một loại máy bay không người lái ( UAV) có khả năng tấn công, dấu hiệu cho thấy quan hệ an ninh song phương được thắt chặt.
UAV Wing Loong II do Trung Quốc chế tạo CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tờ South China Morning Post dẫn thông báo trên mạng xã hội từ không quân Pakistan cho hay Công ty hàng không Thành Đô (CAC) thuộc Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) và Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC) Karma sẽ cùng chế tạo 48 UAV Wing Loong II.
Thông tin chi tiết về thỏa thuận chưa được tiết lộ, nhưng nếu được xác nhận, đây sẽ là thương vụ bán UAV cho nước khác lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc.
Video đang HOT
UAV Wing Loong II (Dực Long) lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc vào tháng 10.2016 và có đợt bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 2.2017.
Do AVIC phát triển, UAV Wing Loong II được thiết kế cho các sứ mệnh tấn công và trinh sát, có thể mang theo 480 kg khí tài, trong đó có tên lửa diệt hạm YJ-9E. UAV này có chiều dài 11 m và sải cánh 20,5 m, có thể bay liên tục 20 giờ với vận tốc 150-370 km/giờ.
Thỏa thuận trên được tiết lộ sau khi hình ảnh được chụp từ vệ tinh hồi tháng 11.2017 cho thấy quân đội Pakistan dường như đang vận hành UAV Wing Loong I. Trung Quốc cũng đã bán Wing Loong I cho Indonesia, Kazakhstan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Theo vietnamfinance
Nga-Ấn vừa đạt thỏa thuận vũ khí, Trung Quốc liền tung chiêu hiểm
Trung Quốc vừa đồng ý bán 48 chiếc máy bay không người lái quân sự (UAV) cho Pakistan, ngay sau khi Nga và Ấn Độ ký hợp đồng vũ khí bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 trị giá nhiều tỷ USD.
Nếu Nga bán vũ khí cho Ấn Độ thì Trung Quốc cũng nhanh chóng bán vũ khí cho Pakistan
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tuần trước cho biết, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã "nhất trí trong việc tăng cường quan hệ đa cực và đa phương trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng".
Ngay lập tức đáp trả lại động thái này, Pakistan, đối thủ không đội trời chung của Ấn Độ hôm 7.10 lần đầu tiên tuyên bố rằng, nước này đã mua 48 chiếc LAVII II Wing Loong II - một loại máy bay không người lái quân sự tối tân của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô, Trung Quốc. Không quân Pakistan còn cho biết trong tương lai, Tập đoàn Hàng không Kamra (Pakistan) và Bộ phận Công nghiệp Hàng không của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô sẽ hợp tác để chế tạo UAV.Tại hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn lần thứ 19 ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ hôm 5.10, hai nhà lãnh đạo Nga-Ấn Độ cũng đặt bút ký hợp đồng mua bán tên lửa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD. Ngoài ra, hai lãnh đạo cũng thống nhất thỏa thuận Nga bán 4 tàu chiến Đề án 11356 cho New Delhi với mức giá 2,2 tỷ USD.
Wing Loong II, UAV trinh sát và tấn công của Trung Quốc.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Bắc Kinh cũng đã xác nhận thông tin về thỏa thuận bay không người lái giữa Trung Quốc và Pakistan và mô tả đây là thỏa thuận vũ khí quan trọng nhất từ trước cho đến nay. Tuy nhiên, chi phí của thỏa thuận cũng như thời điểm bàn giao máy bay không được tiết lộ.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Wing Loong II, UAV trinh sát và tấn công bay chuyến đầu tiên vào tháng 2 năm ngoái. Trong vòng 10 tháng kể từ chuyến bay đầu tiên, Wing Loong II đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm bắn đạn thật theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm tấn công các mục tiêu đứng yên, mục tiêu di chuyển, mục tiêu nhạy cảm và phối hợp trên bộ.Bắc Kinh, đồng minh chính của Islamabad, được biết đến là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội Pakistan. Cả hai quốc gia cũng hợp tác chế tạo JF-Thunder - loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ.
Ông Song Zhongping, chuyên gia quân sự và bình luận viên truyền hình, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng, thỏa thuận bán 48 chiếc Wing Loong II sẽ là thỏa thuận xuất khẩu UAV lớn nhất của Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại.
Cũng theo ông Song, các máy bay không người lái của Mỹ như MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper sở hữu công nghệ tiên tiến hơn nhưng Washington lại hạn chế xuất khẩu chúng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bán cả UAV như Caihong cho các nước gồm Iraq và Ả Rập Saudi.
Theo Danviet
Pakistan: Kẹt giữa 2 "làn đạn" Lâu nay, Bắc Kinh luôn khẳng định Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC, nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường) là một chương trình kinh tế thuần túy. Nhưng có vẻ chính quyền mới của Thủ tướng Imran Khan không nghĩ vậy. Trong vòng vài tuần qua, Pakistan đã ra 2 quyết định có thể xem là đem...