Trung Quốc nhái tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-2PM Topol của Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục đia (ICBM) lưu động DF-31B của Trung Quốc là một phiên bản sao chép của tên lửa RT-2PM Topol do Nga sản xuất, trang Rossiyskaya Gazeta có trụ sở tại Nga nhận định.
Người đại diện của Lầu Năm Góc, Cynthia Smith cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành một bài thử nghiệm của tên lửa DF-31B vào hôm 25-9 và đây có thể là một phiên bản tên lửa có thể mang được nhiều đầu đạn trong một lần phóng. Hệ thống phóng tên lửa lưu động này được thiết kế để có thể di chuyển trên những địa hình gồ ghề và Trung Quốc là nước thứ 2, sau Nga phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ đất liền.
Mỹ tập trung nguồn lực vào phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm sau khi từ bỏ dự án tên lửa trên đất liền LGM-118 Peacekeeper vào năm 2005. Trong khi từ thời Xô-viết, Nga đã phát triển hàng loạt các hệ thống tên lửa đạn đạo lưu động trên đất liền như SS-20, SS-24 và Topol. Với tầm bắn khoảng 5.500 km, SS-20 có thể là mối đe doạ tiềm tàng với Mỹ và các đồng minh phương Tây khác.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-2PM Topol của Nga
Cả SS-20 và SS-24 đều đã ngừng phát triển theo các điều khoản trong hiệp ước cấm phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân tầm trung (INF), được kí giữa Liên bang Xô-viết và Mỹ vào năm 1987. Tuy nhiên, tên lửa RT-2UTTKh Topol-M và RT-2PM Topol vẫn còn hoạt động trong lực lượng tên lửa chiến lược của Nga. Tờ Rossiyskaya Gazeta cũng đưa ra nhận định rằng hệ thống phóng tên lửa lưu động trên đất liền được ưu chuộng tại Nga do nó phù hợp với địa thế của nước này hơn là những tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Với tính năng có thể di chuyển linh hoạt, sẽ rất khó để vệ tinh của Mỹ định vị được tên lửa Topol trên mặt đất. Trung Quốc quyết định nhái tên lửa của Nga cũng vì lí do này và hơn nữa, địa hình của Trung Quốc còn khá giống với Nga. Tờ Rossiyskaya Gazeta đã khẳng định tên lửa DF-31B chính là Topol phiên bản Trung Quốc. Phạm vi tấn công của Topol là 10.000 km, trong khi, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể về tên lửa DF-31B.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga chuẩn bị đóng mới một "Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển"
Ngày 19-9, nhà máy đóng tàu Sevmash của Nga cho biết, một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Borey mới dự kiến sẽ bắt đầu được khởi đóng vào tháng 12 tới
"Vào tháng 12, nếu mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, chúng tôi sẽ khởi đóng thêm một chiếc tàu ngầm nữa, mang tên Knyaz Suvorov. Đây là một chiếc tàu tiếp theo thuộc lớp Borey-A cải tiến", ông Nikolay Semakov, một phó trưởng phòng thuộc nhà máy đóng tàu Sevmash cho biết.
Tàu Knyaz Suvorov sẽ là chiếc thứ 6 trong tổng số 8 chiếc tàu ngầm chiến lược lớp Borey sẽ tạo thành nền tảng của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của hải quân Nga sau khi các tàu ngầm chiến lược cũ được loại biên vào năm 2018.
Hải quân Nga hiện đã được biên chế 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey là Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky. Chiếc thứ 3 mang tên Vladimir Monomakh dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào cuối năm nay.
Tàu ngầm lớp Borey đầu tiên mang tên Yuri Dolgoruky
Trước đó, hôm 27-7, nhà máy Sevmash cũng đã tiến hành khởi công đóng mới chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ 5 mang tên Knyaz Oleg tại nhà máy đóng tàu ở thành phố cảng Severodvinsk nằm trên biển Trắng của Nga.
Lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược lớp Borey được mệnh danh "Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển" có chiều dài 170m, chiều rộng 13,5m, khả năng lặn sâu 450m, tốc độ 29 hải lý/giờ khi lặn, trọng lượng giãn nước 14.7000 tấn khi nổi và 24.000 tấn khi lặn. Các tàu ngầm lớp này có khả năng mang theo 16 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava và được biên chế 107 thủy thủ.
Theo kế hoạch, 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc dự án này sẽ được đóng xong vào năm 2020, để thay thế các tàu ngầm Dự án 941 lớp Akula (được NATO định danh là Typhoon) và Dự án 667 lớp Delta.
Theo ANTD
Tàu ngầm lớp Borei Vladimir Monomakh đã sẵn sàng gia nhập hải quân Nga Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 3 của Nga, có tên Vladimir Monomakh đã hoàn thành quá trình chạy thử và sẵn sàng được triển khai vào hải quân trong thời gian sớm nhất, các kĩ sư ở xưởng đóng tàu Sevmash cho biết. Tàu ngầm Vladimir Monomakh vừa trở về từ đợt chạy thử ở biển Trắng, với việc...