Trung Quốc, nhà cung cấp vũ khí hiện đại cho cuộc chiến Libya
Ngày 1/7/2019, Harry Boone, quan sát viên quân sự cung cấp một bức ảnh chụp một máy bay không người lái vũ trang (UCAV) trang bị đầy đủ, có thể là của Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), đang bay trên không phận Libya.
Chiếc UCAV trong bức ảnh được xác định là máy bay không người lái Wing Loong II của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAIG), Trung Quốc.
Wing Loong II có khả năng bay liên tục hơn 20 giờ, mang tới 12 tên lửa có điều khiển không đối đất. UCAV chụp trong ảnh trang bị 8 tên lửa có điều khiển LJ-7. LJ-7 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa HJ-10 dẫn đường laser bán chủ động. Tên lửa có tầm bắn tới 7km và đầu đạn chống tăng có khả năng xuyên thủng gần 1,4 m giáp đồng chất.
Tên lửa chống tăng có điều khiển LJ-7, trang bị cho UCAV Wing Loong II của tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô. Ảnh South Front
Video đang HOT
UAE là quốc gia khách hàng mua sắm các UCAV của Trung Quốc từ năm 2017.
Tháng 04.2019, tài khoản Twitter Arnaud Delalande cho biết, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) sử dụng tên lửa LJ-7 tấn công các lực lượng dân quân của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia Libya (GNA). Nhiều quan sát viên chiến tranh Libya cho rằng, lực lượng LNA được UAE hỗ trợ trong các cuộc không kích vào chiến tuyến của GNA ở Tripoli.
Không quân UAE có một đơn vị lớn đồn trú trong căn cứ không quân al-Khadim phía tây Libya. Trước đó 3 năm, IHS Jane’s đã đăng tải một bài viết cho biết trong căn cứ không quân này có sáu máy bay cường kích hạng nhẹ IOMAX AT-802i BPA, hai máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk và hai chiếc UCAV.
Ảnh của Boone khẳng định các UCAV Wing Loong II đang hoạt động trên không phận Libya. Không có tuyên bố hoặc bằng chứng nào khẳng định, quân đội UAE thực sự đang điều khiển UCAV xuất xứ từ Trung Quốc này. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể vì LNA không thể mua được UCAV Wing Loong II và UAE thì đang hiện diện ở Libya trong vai trò lực lượng chính ủng hộ LNA.
Theo Thuonggia.vn
Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga bị mất dù giảm tốc
Máy bay Nga Su-30SM trong một chuyến bay thử nghiệm tại thành phố Sevastopol đã gặp một sự khó hiểu.
Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga.
Trên các khung hình video được công bố, có thể thấy, khi thực hiện các bài tập huấn luyện kỹ thuật bay nâng cao, một chiếc dù giảm tốc đã bất ngờ rơi ra từ đuôi máy bay Su-30SM.
Theo trang Telegram của cộng đồng Quan sát viên quân sự, sự cố xảy ra là do phi hành đoànmáy bay Su-30SM đã bắn nhầm chiếc dù giảm tốc thay vì bẫy nhiệt.
Vụ việc bí ẩn đã khiến các chuyên gia đặt ra nhiều câu hỏi.
Su-30SM bị rơi dù giảm tốc khi bay.
Việc mất dù giảm tốc không chỉ là một tình huống bất thường trong chuyến bay, mà còn có thể gây nguy hiểm ngay lập tức đối với dân thường dưới mặt đất.
Hiện tại, chưa có bình luận chính thức nào từ phía bộ chỉ huy Không quân Nga về sự việc này, tuy nhiên, may mắn là chiếc dù đã không rơi vào khu dân cư hay những nơi đông người nên không có trường hợp nào bị thương.
Các chuyên gia cho rằng sự cố đã xảy ra do lỗi tự động hóa. Mặc dù vậy, yếu tố con người cũng không thể loại trừ.
Hiện, nguyên nhân của sự cố này vẫn đang được tiếp tục làm rõ.
Phương Võ
Theo GD&TĐ /Avia.pro
Syria: Những rạn nứt xuất hiện trong quan hệ Nga-Iran và lý giải về "mối tình" ngắn hạn Dù hậu thuẫn cho cùng một bên trong cuộc xung đột tại Syria nhưng Nga và Iran có những mục tiêu riêng. Và khi ông Assad tiếp tục củng cố việc kiểm soát qua nhiều khu vực của đất nước, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga và Iran đang trở thành những đối thủ cạnh tranh hơn là các đối tác. Theo...