Trung Quốc lợi dụng ‘kẽ hở’ để nhảy vào các công ty công nghệ cao Mỹ
Có rất ít hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot của Mỹ… Và Trung Quốc đang tăng cường lợi dụng cánh cửa này.
Trụ sở Alibaba, một công ty Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cao tại Mỹ. ẢNH: BLOOMBERG
Theo cảnh báo từ Lầu Năm Góc, chính quyền Bắc Kinh đang ngày càng khuyến khích các công ty của mình đầu tư mạnh mẽ vào các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon, với mục đích tạo đà thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.
Được biết, trong một số trường hợp, các công ty Đại lục đã thực hiện những vụ đầu tư nằm ngoài tầm “radar định vị” để tránh sự giám sát của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ ( CFIUS). Động thái này được cho là đang gây ra mối đe dọa ở việc chuyển giao một số công nghệ hứa hẹn nhất của Mỹ sang Đại lục. Tuy nhiên, chính quyền Washington vẫn chưa có một biện pháp chính thức nào để kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng trên.
“Nếu chúng ta cho phép Trung Quốc tiếp cận với những công ty công nghệ cao, thì chúng ta không chỉ mất đi sự ưu việt về công nghệ của mình, mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc xây dựng ưu thế công nghệ”, báo cáo từ Nhà Trắng cho biết.
Theo The New York Times, trong số những thương vụ đầu tư vào công nghệ cao của Mỹ được thống kê, các nhà đầu tư Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm công nghệ tinh vi mà quân đội có thể sử dụng, trong đó bao gồm công nghệ nhận diện khuôn mặt, công nghệ phát hiện hình ảnh ứng dụng thực tế trong việc theo dõi khủng bố và cả công nghệ thực tế ảo mô phỏng lực lượng vũ trang.
Velodyne, công ty sản xuất cảm biến ánh sáng dùng cho những chiếc xe không người lái của Hải quân Mỹ, được công ty Đại lục tài trợ sau khi tham gia cuộc thi do Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến quốc gia Mỹ tổ chức, là một ví dụ điển hình.
“Công ty đã có được các khoản thanh toán cần thiết từ quá trình tài trợ của các nhà đầu tư. Khoản tiền này cũng được dùng để thiết kế cảm biến LiDAR tiên tiến có thể đưa đến sự phát triển của các loại xe tự lái an toàn hơn, ít tốn kém hơn”, một phát ngôn viên của Velodyne cho biết.
Mặc dù các quan chức cấp cao của Nhà Trắng bắt đầu chú ý hơn đến việc thâm nhập Thung Lũng Silicon của Trung Quốc, đặc biệt là các thỏa thuận tài trợ cho những công nghệ mới liên quan đến ứng dụng quân sự ra đời, nhưng các báo cáo của chính phủ Mỹ vẫn cho thấy một “lăng kính mù mờ”, chưa thể hiểu rõ quy mô của vấn đề này sâu rộng đến đâu. Đặc biệt có một điều đáng nói là các doanh nghiệp tư nhân của Mỹ cũng không nhận thức được về kế hoạch chuyển giao công nghệ nhạy cảm và không có sự cảnh giác cao đối với những nỗ lực từ phía Bắc Kinh.
Video đang HOT
Song báo cáo của Washington còn cho hay một số quỹ đầu tư của Trung Quốc còn sử dụng chiến thuật che giấu nguồn vốn để hạn chế giám sát của chính phủ và “tăng khả năng” giao dịch sẽ được CFIUS chấp thuận.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư khoảng 30 tỉ USD vào công nghệ với hơn 1.000 hợp đồng tài trợ cho các công ty công nghệ của Mỹ trong giai đoạn đầu 2010 – 2016. Trong số các nhà đầu tư được xác định trong báo cáo, nổi bật nhất là các quỹ đầu tư tư nhân từ Alibaba và Baidu. Ngoài ra, cũng có các đơn vị được chính phủ Đại lục tài trợ như Westlake Ventures, ZGC Capital…
Các quan chức Nhà Trắng và Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết trong các cuộc phỏng vấn rằng xu hướng đầu tư mạo hiểm cùng với gián điệp công nghệ đang tăng lên mà Mỹ khó có thể làm chậm tốc độ lại.
“Gián điệp công nghệ tiếp tục tăng cao và thật khó để xác định được vấn đề này thực sự có quy mô lớn như thế nào”, một quan chức chính phủ Mỹ nói.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Những ứng dụng Trung Quốc từng bị tố thu thập thông tin người dùng
Các chuyên gia bảo mật từng cảnh báo khá nhiều về việc các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã thực hiện những hành vi đáng ngờ, có thể dẫn đến việc lấy trộm thông tin từ người sử dụng rất đáng lo ngại.
Một báo cáo được công bố bởi nhà nghiên cứu Jason Ng đến từ Citizen Lab hồi đầu tháng 9.2016 cho biết, ứng dụng Wechat đã âm thầm theo dõi và kiểm duyệt các tin nhắn của người dùng trong và ngoài nước mà không cần được cho phép.
WeChat có thể theo dõi và kiểm duyệt nội dung cuộc trò chuyện. ẢNH: AFP
Nghiên cứu cho thấy, kiểm duyệt được thực hiện theo số điện thoại và mục tiêu WeChat chính là nhắm đến tất cả người dùng Trung Quốc, cho dù họ sử dụng một mạng riêng ảo hay các phương tiện khác để tránh các bộ máy kiểm duyệt Great Firewall của Trung Quốc.
Trước đó, WeChat cũng đã bị tố xóa các bài viết nhạy cảm bằng tính năng Public Account, hoạt động như một trang Facebook cho các doanh nghiệp hoặc người nổi tiếng. Hay vào tháng 12.2012, chức năng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin di động WeChat có thể theo dõi vị trí, nội dung riêng tư của hơn 200 triệu người dùng theo thời gian thực.
Meitu
Vào tháng 1.2017, các chuyên gia an ninh ra cảnh báo người dùng nên gỡ bỏ ứng dụng làm đẹp Meitu do nghi thu thập dữ liệu cá nhân, bao gồm địa chỉ MAC, IMEI, SIM ICCID, ảnh gốc và nhiều hơn nữa... để chuyển đến một máy chủ không xác định ở Trung Quốc.
Meitu có khả năng chỉnh sửa ảnh theo phong cách hoạt hình vui nhộn. ẢNH: CNET
Mặc dù một phát ngôn viên của Meitu cho biết ứng dụng chỉ sử dụng những nguyên tắc cơ bản đối với một ứng dụng chỉnh sửa ảnh, cùng lấy thông tin thiết bị nhằm giúp hỗ trợ người dùng tốt hơn nhưng chuyên gia bảo mật Jonathan Zdziarski đã phát hiện những dòng mã đáng ngờ trong ứng dụng Meitu trên iOS. Thậm chí, ông tin rằng những thông tin người dùng mà Meitu thu thập sẽ được bán lại cho các công ty có nhu cầu quảng cáo sản phẩm.
Pitu
Mới đây nhất, một ứng dụng tạo ảnh theo phong cách cổ trang xuất xứ từ Trung Quốc có tên Pitu được phát hiện thu thập hầu hết các thông tin trên thiết bị đặt người dùng đứng trước nguy cơ bị lộ các thông tin cá nhân và có thể gặp nhiều rắc rối sau đó nếu các dữ liệu được sử dụng với mục đích xấu.
Ứng dụng Pitu thu thập rất nhiều dữ liệu đáng ngờ. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo cảnh báo từ Bkav, ứng dụng Pitu đã yêu cầu người sử dụng cung cấp các quyền khác nhau trên thiết bị, gồm mở một kết nối Bluetooth đến một thiết bị khác; tự động mở một kết nối Wifi; tạo và truy cập Internet; truy cập vào việc định vị vị trí của thiết bị (GPS); đọc thông tin của thiết bị (ID, các ứng dụng, IMEI, số điện thoại, các cuộc gọi,...); kiểm tra các ứng dụng, chương trình đang chạy trên thiết bị; đọc và ghi vào bộ nhớ thiết bị, thay đổi cấu hình và dữ liệu của thiết bị; và ghi lại các cuộc hội thoại. Đó là những điều không cần thiết với một ứng dụng chỉ cung cấp chức năng chỉnh sửa ảnh.
Baidu
Công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc cũng từng được các chuyên gia bảo mật cảnh báo về việc thu thập dữ liệu GPS, tên mạng không dây gần đó và một số thiết bị có thể được sử dụng để xác minh điện thoại của một người. Nhưng quan trọng hơn, các dữ liệu này được lưu trữ trong máy chủ Baidu đặt tại Trung Quốc.
Baidu thu thập nhiều thông tin khi người dùng sử dụng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab Canada cho biết họ đã tìm thấy các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong bộ phát triển phần mềm Android được Baidu xây dựng. Những vấn đề này ảnh hưởng tới trình duyệt web của Baidu, cũng như hàng ngàn phần mềm khác được xây dựng dựa trên bộ kit của Android.
Theo đại diện Citizen Lab, các thông tin được mã hóa bị thu thập bao gồm vị trí người dùng, các tìm kiếm và lịch sử truy cập web. Vấn đề khó khăn ở đây là làm thế nào người dùng có thể biết họ đã bị lấy cắp những thông tin gì và những tổ chức nào có thể truy cập thông tin của họ.
Kiến Văn
Tổng hợp
Microsoft thâu tóm công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo Maluuba Hãng Microsoft vừa mua lại Maluuba, một công ty khởi nghiệp (startup) chuyên về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) có trụ sở đặt tại thành phố Montreal (Mỹ). Microsoft ngày càng tập trung phát triển ở mảng trí tuệ nhân tạo. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo Slashgear, lĩnh vực nghiên cứu của Maluuba xoay quanh ngôn ngữ tự nhiên nhưng tập...