Trung Quốc: Lộ diện sinh vật lạ 520 triệu tuổi còn nguyên bộ não
Sinh vật được tìm thấy trong phiến đá kỷ Cambri ở Trung Quốc với tình trạng hoàn hảo hơn cả xác ướp Ai Cập là một loài hoàn toàn mới.
Được đặt tên là Youti yuanshi, sinh vật lạ được khai quật ở Trung Quốc đã tạo thành một loài mới thuộc về một chi cũng hoàn toàn mới của dòng dõi động vật chân đốt. Nó là một hóa thạch độc nhất vô nhị.
Sinh vật lạ ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc có cấu trúc giải phẫu được bảo quản hoàn hảo – Ảnh: NATURE
Thông thường, các hóa thạch được tìm thấy chủ yếu là bộ xương của các sinh vật to lớn, chẳng hạn như khủng long.
Trong một vài trường hợp hiếm, các nhà khoa học thu thập được các mẫu vật vô tình bảo quản được cả phần mềm. Chúng đều là báu vật vô giá.
Youti yuanshi thậm chí gây kinh ngạc gấp nhiều lần bởi phần thân mềm mại của nó được bảo quản hoàn toàn nguyên vẹn từ trong ra ngoài, ngay cả bộ não cũng còn nguyên.
Sinh vật này rất nhỏ bé – chỉ bằng một hạt mè – đã 520 triệu tuổi, sống vào kỷ Cambri.
Video đang HOT
Chưa hết, nó còn là ấu trùng, một dạng hóa thạch rất hiếm mà các nhà cổ sinh vật học luôn mơ ước.
Vẻ ngoài của hóa thạch độc đáo – Ảnh: NATURE
Science Alert dẫn lời tác giả chính Martin Smith từ Đại học Durham (Anh)cho biết: “Khi mơ mộng về một hóa thạch mà tôi muốn khám phá, tôi luôn nghĩ đến một ấu trùng chân khớp, vì dữ liệu phát triển đóng vai trò rất quan trọng để hiểu quá trình tiến hóa của chúng”.
Cuộc nghiên cứu có sự phối hợp của một số tác giả khác từ Đại học Durham và Đại học Vân Nam.
Hóa thạch ba chiều độc đáo này được tìm thấy trong một khối đá phiến sét thuộc hệ tầng Yu’anshan ở Vân Nam, từ lâu đã được biết đến là một kho tàng hóa thạch.
Sinh vật bé nhỏ được chiết xuất cẩn thận bằng axit axetic, sau đó được quét độ phân giải cao để thấy được cấu trúc bên trong.
Các bước này cho thấy bên trong loài sinh vật giống giun này nhìn chung đơn giản so với cơ thể phức tạp của động vật chân đốt ngày nay, tuy nhiên đã có dấu hiệu của các cấu trúc giải phẫu cơ bản của lớp động vật này.
Ngoài ra, cấu trúc giải phẫu tuần hoàn và tiêu hóa của Y. yuanshi cũng cho thấy nhiều dữ liệu về sự phát triển sau này của các đặc điểm chân khớp.
“Mặc dù hóa thạch Youti yuanshi chỉ là một vật nhỏ bé trong bàn tay bạn, nhưng việc phát hiện ra nó có ý nghĩa to lớn đối với sự hiểu biết của chúng ta về sự sống trên Trái Đất” – bài công bố trên tạp chí khoa học Nature khẳng định.
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200 m dưới Thái Bình Dương
Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.
Theo Science Alert, chùm trứng sinh vật lạ được phát hiện bởi một chiếc ROV - thiết bị thăm dò điều khiển từ xa - đang hoạt động bên dưới vực thẳm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi có độ sâu lên đến 6.200 m.
Nhà nghiên cứu hàng hải Yasunori Kano từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) - người vận hành chiếc ROV, mô tả đó là những quả cầu đen nhỏ và bí ẩn.
Trứng sinh vật lạ được phát hiện ở độ sâu 6.200 m ở Thái Bình Dương - Ảnh: ĐẠI HỌC TOKYO
Họ rất tò mò và quyết định lấy một số quả cầu đen lên. Khi rời khỏi mặt nước, hầu hết chúng đều gắn vào đá, bị rách và trống rỗng. Chỉ có 4 quả còn nguyên, được gửi đến các nhà sinh vật học không xương sống Keiichi Kakui và Aoi Tsuyuki thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Kết quả kiểm tra cho thấy chúng là những chiếc kén nhỏ có vỏ bằng da, rộng khoảng 3 mm, mỗi quả trứng chứa 3-7 con giun dẹp đang phát triển. Khi mở vỏ trứng, có một chất lỏng màu trắng đục - có thể là lòng trứng - chảy ra cùng với phôi các con giun dẹp.
Lấy mẫu DNA phôi giun, họ phát hiện chúng thuộc về những loài chưa từng được biết đến trên thế giới, nhưng có liên hệ di truyền chặt chẽ với 2 phân loài tồn tại ở vùng nước nông hơn.
Tất cả giun dẹp đã biết đều là loài lưỡng tính, nghĩa là chúng có cả giao tử đực và cái. Các loài sinh sống ở vùng nước nông vẫn sinh sản hữu tính bằng cách đẻ trứng dạng kén da gắn vào chất nền như đá.
Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học gần như không biết gì về các loài giun sống tự do ở vùng nước sâu, chứ chưa nói đến cách chúng sinh sản. Loài giun dẹp đại dương sâu nhất từng được xác nhận là ở độ sâu 3.232 m.
Với độ sâu 6.200 m, dù là bất kỳ loài gì, đó cũng là một dạng sống cực đoan gây kinh ngạc, cung cấp hiểu biết chưa từng có về cách sự sống có thể tồn tại ở địa cầu - và có thể là ở cả các thế giới ngoài hành tinh.
Có thể các loài ở vùng nước nông hơn đã dần xâm chiếm biển sâu, nhưng không rõ vì sao chúng lại tiến hóa theo cách đó.
Nghiên cứu về các quả trứng bí hiểm này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Biology Letters.
Quét "xác ướp la hét" 3.500 tuổi, lộ sự thật kinh hoàng Xác ướp người phụ nữ la hét được tìm thấy từ lăng mộ của Semnut, một kiến trúc sư hoàng gia thuộc Triều đại thứ 18 của Tân Vương quốc Ai Cập. Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà X-quang học Sahar Saleem của Đại học Cairo và nhà nhân chủng học Samia El-Merghani của Bộ Du lịch và Cổ...