“Zombie vũ trụ” sẽ xuất hiện trên bầu trời, có thể từ đêm nay
Kể từ bây giờ, một ngôi sao mới mang hình hài “zombie” rực lửa sẽ xuất hiện và dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Theo NASA, “zombie” nói trên là hệ sao đôi T Coronae Borealis (T CrB), bao gồm một sao khổng lồ đỏ cổ đại và một sao lùn trắng có kích thước bằng Trái Đất.
Trong đó, ngôi sao lùn trắng – vốn là một x.ác c.hết sao – đang “ăn thịt” người bạn đồng hành của nó giống như hành vi của một zombie.
Tuy nhiên, cũng vì ăn quá ngấu nghiến, ngôi sao lùn trắng này sẽ “vỡ bụng” 80 năm một lần, tạo nên một vụ nổ nhiệt hạch.
T Coronae Borealis gồm một ngôi sao “zombie” sắp nổ và một ngôi sao khổng lồ đỏ cũng đang tiến dần đến cái c.hết – Ảnh AI: Anh Thư
Ánh sáng từ vụ nổ mạnh đến nỗi dù cặp sao này cách Trái Đất tận 3.000 năm ánh sáng, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Khi đó, nó sẽ trông như một ngôi sao rực rỡ mới vừa xuất hiện trên bầu trời.
Từ đầu năm, các nhà khoa học đã dự đoán ngôi sao lùn trắng này sẽ nổ tung bất cứ khi nào trong năm. Sự hồi hộp tăng dần khi năm 2024 đã qua được 2/3.
Video đang HOT
Giờ đây, các nhà khoa học khẳng định zombie vũ trụ này đã quá “căng bụng” và bất cứ khi nào cũng có thể nổ – hôm nay, ngày mai, tuần tới hoặc bất cứ thời điểm nào cho đến cuối năm. Tuy vậy, các nhà khoa học gần như tin chắc nó sẽ nổ trước tháng 9.
Tất nhiên bạn chỉ có thể nhìn thấy vụ nổ vào ban đêm, khi nó không bị khỏa lấp bởi ánh sáng mạnh mẽ từ Mặt Trời.
Theo nhà thiên văn học Edward Bloome từ Đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, London (Anh), việc quan sát ánh sáng được tạo ra trong sự kiện này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng để giới khoa học hiểu thêm về các sự kiện tân tinh – siêu tân tinh.
Tân tinh hay siêu tân tinh là các vụ nổ sao nhỏ theo chu kỳ hoặc nổ hoàn toàn khi ngôi sao chính thức “c.hết”.
Hai vụ phun trào trước đó của T CrB, vào năm 1866 và 1946, đã được ghi chép đầy đủ và có bằng chứng cho thấy vụ nổ tân tinh này cũng có thể đã được quan sát thấy vào năm 1787 và 1217.
Năm 1217, tu sĩ người Đức Abbot Burchard, người lãnh đạo Tu viện Ursberg, đã ghi lại một cảnh tượng hiếm hoi xuất hiện ở trong chòm sao Corona Borealis (còn gọi là Northern Crown) mà hai ngôi sao nói trên thuộc về.
Ông ghi rằng: “Một dấu hiệu tuyệt vời đã được nhìn thấy”; cũng như mô tả nó tỏa sáng rực rõ trong nhiều ngày.
Vào năm 1866 và 1946, các quan sát về cặp sao đôi này cho thấy độ sáng của nó tăng lên trong khoảng 10 năm, mờ đi một chút trong giai đoạn “suy giảm trước khi phun trào” và sau đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất trong khoảng 1 tuần.
Lộ diện hành tinh mới có thể sống được, to gấp 3,2 lần Trái Đất
Hành tinh Percival nằm cách Trái Đất 310 năm ánh sáng, bên trong vùng sự sống của một ngôi sao loại G.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Flatiron và một số nhà khoa học tự do đã cùng nhau xác định được một hành tinh mang tên TOI-4633 C - còn gọi là Percival - nằm trọn vẹn trong vùng sự sống Goldilocks của ngôi sao mẹ TOI-4633 A.
TOI-4633 A là ngôi sao loại G nằm trong một hệ sao đôi cách chúng ta 310 năm ánh sáng.
Ngôi sao còn lại trong hệ là TOI-4633 B, nhỏ hơn TOI-4633 A một chút và quay quanh ngôi sao này cùng 2 hành tinh con của nó trong một quỹ đạo lớn.
Hành tinh Percival nằm trong vùng sự sống của sao mẹ, có một hành tinh anh em và có thể là một vài "mặt trăng sự sống" quay xung quanh - Ảnh AI: Anh Thư
Trở lại với TOI-4633 C, theo NASA nó là một ngoại hành tinh khí khổng lồ có khối lượng khoảng 0,387 Sao Mộc, tức tương đương 123 lần khối lượng Trái Đất. Bán kính của hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 3,2 lần.
TOI-4633 C bằm cách ngôi sao mẹ 0,847 AU (tức đơn vị thiên văn, tương đương khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất, khoảng 150 triệu km) và mất 271,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao.
Vệ tinh TESS của NASA đã tìm thấy hành tinh này đầu tiên, nhưng cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Flatiron đã vén màn bí ẩn về nó, đặc biệt là xác nhận đó là một thế giới phù hợp với sự sống.
Có một trở ngại là TOI-4633 C giống Sao Hải Vương hơn Trái Đất, tức loại hành tinh khí không có bề mặt rắn, bầu khí quyển có thể dày đặc hơi nước, hydro và methane.
Điều này sẽ làm giảm đi một chút cơ hội tồn tại của sự sống. Hoặc nếu có, đó sẽ phải là một dạng sống rất khác sự sống Trái Đất.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy loại hành tinh có chu kỳ dài như vậy có khả năng cao sở hữu nhiều mặt trăng có bề mặt để sự sống bám rễ.
Vì vậy, cho dù sự sống không tồn tại trực tiếp nơi hành tinh này, nó vẫn có thể có nhiều mặt trăng sự sống giống như Sao Mộc hay Sao Thổ của hệ Mặt Trời.
Hành tinh còn lại của hệ sao là TOI 4433 B thậm chí lớn hơn thế giới có thể sống được này nhiều, có bán kính lên đến 13,7 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Mộc (Sao Mộc có bán kính gấp 11 lần Trái Đất).
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ phải đợi 30 năm nữa để hai ngôi sao trong hệ TOI-4433 AB đủ xa nhau, từ đó giúp xác định rõ ràng hơn cấu trúc của hệ sao và cũng là hiểu thêm về hành tinh Percival thú vị.
Tiểu hành tinh mang tên 'thần hỗn loạn', to bằng du thuyền sắp ghé thăm Trái đất Châu Âu dự kiến sẽ "cử" tàu vũ trụ theo sát tiểu hành tinh này khi nó ghé thăm Trái đất. Theo CNN, tiểu hành tinh Apophis có kích thước bằng một chiếc du thuyền sẽ ghé thăm Trái đất ở khoảng cách 32.000 km vào ngày 13/4/2029. Trước việc này, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã thông báo rằng tàu...