Trung Quốc lộ chiến đấu cơ tàng hình phiên bản mới
Trong một bức ảnh đang được lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của nước này dường như đã được thiết kế lại, và gắn một động cơ hoàn toàn khác phiên bản mẫu 2011.
Thông tin được các trang mạng Trung Quốc cùng tờ thời báo Hoàn cầuđăng tải.
Theo đó, trên cơ sở phân tích bức ảnh, ống xả của động cơ mới dường như ngắn hơn nhiều so với trước đây. Cửa đón gió cũng đã được thiết kế lại để khiến cho động cơ của máy bay giống động cơ của một chiến đấu cơ tàng hình hơn.
Mẫu chiến đấu J-20 bản cải tiến của Trung Quốc (ảnh trên) có nhiều điểm mới
Thay đổi về động cơ được thực hiện cùng với ít nhất 10 thay đổi trên thân vỏ, bài báo khẳng định.
Điểm mới quan trọng nhất trong thiết kế mới đó là hình dáng gây nhiễu xạ, tương tự như chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon. Đây là một trong những công nghệ chiến đấu cơ tiên tiến nhất thế giới, bài báo khẳng định.
Video đang HOT
Khác với các phiên bản mẫu mang số hiệu 2001 và 2002 được sơn số hiệu màu đen, phiên bản số hiệu 2011 được sơn màu xám bạc. Đây là màu sắc được dùng trên nhiều loại chiến đấu cơ tàng hình, trong đó có F-22 của Mỹ.
Một số chuyên gia quân sự phương Tây từng dự báo rằng Trung Quốc sẽ gắn động cơ AL-31FN mua của Nga cho các chiến đấu cơ J-20. Ban đầu Trung Quốc đã dự định sử dụng động cơ WS-15 sản xuất trong nước cho J-20, nhưng kế hoạch này bị trì hoãn do thiếu các bí quyết công nghệ để tự thiết kế động cơ cho chiến đấu cơ.
Thiết kế của chiếc J-20 rất giống chiến đấu cơ F-22 và F-35 của Mỹ
Không chỉ phải gắn động cơ đi mua, J-20 còn sao chép những thiết kế chủ chốt của các mẫu chiến đấu cơ F-22 và F-35 của Mỹ. Điều này đã được chính tờ thời báo Hoàn cầu công khai trong số ra ngày 20/1 vừa qua.
Trong bài viết có tiêu đề “6 công nghệ chủ chốt của F-35 đều đã trong tay Trung Quốc; J-20 tận dụng toàn bộ cả 6 công nghệ”, tờ báo trên đã khẳng định cả thiết kế tiên tiến và các đặc tính của J-20 đều “tận dụng” từ công nghệ của chiếc chiến đấu cơ Mỹ.
Trong số các công nghệ được lấy từ Mỹ có hệ thống cửa đón khí siêu thanh, hệ thống khẩu độ được phân bổ bằng quang điện, hệ thống bắt mục tiêu quang điện, một hệ thống ống xả đối xứng trục vector tương tự như trên chiếc F-16, và một hệ thống radar điều khiển hỏa lực.
Dù không khẳng định Trung Quốc đã trực tiếp lấy được các công nghệ này từ Mỹ, bài báo khẳng định “hiện tại, đất nước ta đã có được toàn bộ 6 công nghệ then chốt được sử dụng trong chiến đấu cơ F-35, khiến chúng ta trở thành nước duy nhất sau Mỹ hoàn toàn làm chủ các công nghệ tiên tiến này”.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Trung Quốc: "Nhật Bản nên dè chừng máy bay ném bom H-6K"
Nắm trong tay lực lượng máy bay ném bom chiến lược gồm 50 H-6K và 50 phiên bản H-6 khác, Không quân Trung Quốc có khả năng phá hủy lãnh thổ Nhật Bản nếu xảy ra giao tranh, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc
Bên cạnh những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, Nhật Bản đang trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ nhằm ngăn chặn lực lượng hải quân Trung Quốc mở rộng sự bành trướng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, các căn cứ quân sự và hải quân Mỹ tại Nhật Bản sẽ bị tấn công và phá hủy ngay lập tức nếu cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Washington bùng nổ. Trong đó, các máy bay ném bom H-6K là phương án tối ưu tham chiến bởi chúng có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu nằm trong phạm vi từ 3.000 - 4.000 km.
Mỗi máy báy ném bom chiến lược H-6K có thể mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10. Do đó, Trung Quốc có thể triển khai từ 220 - 350 tên lửa CJ-10 cùng một lúc, tương đương 70% lực lượng H-6K và các phiên bản máy bay ném bom H-6 mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu.
Ngoài ra, tên lửa CJ-10 có khả năng tấn công từ 180 - 200 mục tiêu trên mặt đất tại Nhật Bản và làm giảm năng lực chiến đấu của Mỹ trong khu vực.
Ngoài Nhật Bản, các đồng minh và căn cứ quân sự quan trọng khác của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương bao gồm Hàn Quốc, đảo Guam, Midway và Hawaii cũng nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.
Với phạm vi hoạt động từ 1.500 - 2.000 km, tên lửa CJ-10 được phóng từ máy bay ném bom H-6K thậm chí có thể tấn công các mục tiêu ở xa như tại Ấn Độ, Thời báo Hoàn Cầu nhận định.
Theo Infonet
Trung Quốc "mơ" đưa J-20 lên tàu sân bay Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một số bức ảnh chỉnh sửa ghép tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 lên tàu sân bay Liêu Ninh. Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là...