“Ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực quân đội”
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng Chủ tịch hiện nay của Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm soát quân đội tốt hơn so với người tiền nhiệm của ông và vì vậy mà Nhà Trăng cần phải tăng cường quan hệ với ông Tập.
Trong cuộc phỏng vấn vào ngày hôm nay 14/1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng 70 tuổi của Mỹ cho rằng cựu Chủ tịch Hồ cẩm Đào “đã không kiểm soát tốt” Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Theo ông, ví dụ rõ nhất là vụ tiết lộ bất ngờ chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc vào tháng giêng năm 2010, khi ông Gates đang công du Trung Quốc. Trong cuốn hồi ký mang tên “Duty” mới xuất bản, ông Gates cho rằng ông Hồ Cẩm Đào dường như không hay biết về việc này.
Trung Quốc đã gây ra vài vụ khủng hoảng cho ông Gates trong suốt 4 năm rưỡi ông nắm cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Căng thẳng đã gia tăng kể từ khi chính quyền Obama công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và chính trị ở khu vực Thái Bình Dương, chiến lược đã được công bố sau khi ông Gates rời nhiệm sở và Trung Quốc gia tăng tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển ngoài khơi nước này.
Theo ông Gates, sự kiểm soát chặt chẽ của Chủ tịch Tập đối với quân đội “vừa là một tin tốt lại vừa là tin xấu. “Trước đó, khi người Trung Quốc làm điều gì đó hiếu chiến hoặc nguy hiểm, bạn có thể nói là PLA tự hành động”.
“Nhưng giờ đây khi họ công bố điều gì đó” giống như vùng nhận dạng phòng không mới trên Hoa Đông hồi tháng 11, “bạn đều đoán được là điều đó đã được Chủ tịch Tập phê chuẩn” mà không phải “là hành động sai trái của riêng PLA”, ông Gates cho hay trong cuộc phỏng vấn tại New York.
Cũng theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tuyên bố lập vùng phòng không của Mỹ “thực sự là một khiêu khích trong môi trường hiện nay” và “đã gửi đi một tín hiệu”.
Việc ông Tập thâu tóm được PLA có nghĩa là mối quan hệ của ông với Tổng thống Mỹ Obama “có ý nghĩa lớn và việc duy trì tốt mối quan hệ này sẽ là thách thức lớn cho cả hai nước”.
Video đang HOT
Trong cuốn hồi ký của mình, ông Gates cho rằng những cuộc gặp ngoại giao cũng như những liên hệ quân sự thăng trầm giữa hai nước “không thể che giấu được thực tế là” Trung Quốc tiếp tục đầu tư một lượng lớn tiền của vào phần cứng cho quân đội, “nhằm giữ cho tài sản hải quân và không quân Mỹ tránh xa phía đông Biển Đông và Đài Loan”.
Tháng trước, một tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đã đối đầu với một tàu quân sự Trung Quốc trên Biển Đông, cho thấy căng thẳng đang tăng cao ở khu vực, sau khi Trung Quốc công bố vùng phòng không mới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã gọi hành động của Trung Quốc là “vô trách nhiệm”.
Sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương đang bị cản trở bởi lực lượng hải quân ngày một lớn mạnh của Trung Quốc. Và ông Gates đánh giá trong cuốn hồi ký của mình rằng, đây “có thể là vấn đề nghiêm trọng cho Đông Bắc Á và Đông Nam Á” bởi Trung Quốc đã “tự phát triển tên lửa đạn đạo và hành trình có độ chính xác cao, tàu ngầm diesel và hạt nhân cùng chiến đấu cơ tàng hình.”
“Bắc Kinh đã học từ kinh nghiệm của Liên Xô, tôi tin chắc như vậy. Và họ không có ý định so găng về tàu và xe tăng với chúng ta,” ông đánh giá. Theo ông Trung Quốc đang đổ tiền của vào cuộc đua vũ trang ở lĩnh vực không có cản trở. Cụ thể “họ đang đầu tư có chọn lọc để đánh vào điểm yếu của chúng ta, chứ không phải sức mạnh của chúng ta”, ông Gates nhận định.
Theo Dantri
Iran sẽ "đóng băng" chương trình hạt nhân từ 20/1
Một thỏa thuận tạm thời nhằm "đóng băng" chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1 tới, Tehran cùng các cường quốc phương Tây xác nhận.
Cơ sở hạt nhân của Iran tại Bushehr
Đón nhận thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng, nhưng ông cũng cảnh báo vẫn còn một con đường chông gai phía trước để tiến tới một thỏa thuận toàn diện.
Các quốc gia phương Tây và Israel từ lâu đã nghi ngờ việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân bên cạnh các chương trình dân sự, nhưng Tehran phủ nhận dữ dội những cáo buộc này.
Đến tháng 11 vừa qua, Iran đã đồng ý sẽ hủy một phần hoạt động hạt nhân và ngừng hoạt động phát triển mới, để đổi lại việc được giải tỏa hàng tỉ USD tài sản bị "đóng băng" ở nước ngoài, cũng như được nới lỏng các lệnh cấm vận vốn gây thiệt hại cho kinh tế nước này.
Thỏa thuận này là một thành công lớn cho Tổng thống Hassan Rouhani, người giành chiến thắng ngay từ vòng một trong cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái, với cam kết có cách tiếp cận ngoại giao hơn với phương Tây sau 8 năm đàm phán bế tắc, và thêm nhiều lệnh cấm vận bị thắt chặt dưới thời người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
"Cả hai bên đã đạt được nhận thức chung về cách thức triển khai thỏa thuận và bước đầu tiên sẽ được thực thi từ ngày 20/1", trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi khẳng định với hãng thông tấn IRNA.
Thông tin trên cũng được Nhà Trắng xác nhận. "Bắt đầu từ ngày 20/1, Iran sẽ lần đầu tiên khởi động việc loại trừ kho nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao và tháo dỡ một số hạ tầng được sử dụng cho quá trình làm giàu", thông báo viết.
Ngừng phong tỏa 4,2 tỉ USD
Một quan chức cấp cao của Washington khẳng định với hãng tin AFP rằng 550 triệu USD đầu tiên trong số tài sản 4,2 tỉ USD bị đóng băng sẽ được giải tỏa trong đầu tháng tới.
"Lịch chi trả sẽ bắt đầu vào ngày 1/2 , và các khoản chi trả được phân chia đều nhau", trong thời gian 180 ngày.
Do ngày 1/2 là thứ Bảy, khoản tiền đầu tiên có thể sẽ chỉ được chuyển đi vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp. Liên tục trong vòng 6 tháng tiếp theo, những khoản tiền tương tự sẽ được chuyển trả cho Iran hàng tháng. Khoản tiền cuối cùng dự kiến được chuyển trả vào 20/7.
Araqchi cho biết Tehran sẽ giữ lại một phần trong số nhiên liệu hạt nhân làm giàu và sẽ pha loãng hoặc trung hòa một nửa lượng uranium làm giàu ở mức 20%.
Một quan chức Mỹ cảnh báo việc nới lỏng cấm vận sẽ bị chấm dứt nếu Tehran không tuân thủ thỏa thuận đã ký.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định bước đi này "là một bước tiến quan trọng", và nhấn mạnh trọng tâm hiện nay là "theo đuổi một giải pháp toàn diện để giải quyết các mối lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran".
"Tôi hoàn toàn hiểu rõ những khó khăn trong việc đạt được mục tiêu này, nhưng vì an ninh quốc gia và hòa bình, an ninh cho thế giới, giờ chính là lúc để cho công tác ngoại giao có cơ hội thành công", ông Obama nói.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của Quốc hội Mỹ trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran trong giai đoạn thương lượng tiếp theo.
Theo Dantri
4 điểm nóng của châu Á-Thái Bình Dương năm 2014 Theo tạp chí Diplomat, tạp chí chuyên về châu Á-Thái Bình Dương, sau một năm 2013 đầy căng thẳng, khó có thể kỳ vọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bớt sóng gió hơn vào năm 2014. Hoa Đông được dự đoán sẽ là điểm nóng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2014. Theo bài viết của tác giả Harry...