Trung Quốc không muốn vấn đề Ukraine ảnh hưởng quan hệ với EU
Theo Đại sứ Phó Thông, lãnh đạo EU có thể thăm Trung Quốc vào nửa đầu năm nay, đồng thời cho biết Bắc Kinh không muốn vấn đề Ukraine ảnh hưởng quan hệ song phương.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của tờ Thời báo Hoàn cầu, Trưởng Phái đoàn Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ Phó Thông cho biết, chuyến thăm châu Âu 9 ngày mới đây của Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị là nhằm gửi đi “tín hiệu hòa bình”.
Ông nhấn mạnh: “Chuyến thăm đến cả châu Âu và Nga nhằm truyền tải lập trường thuyết phục hòa bình và thúc đẩy đàm phán của Trung Quốc”.
Đại sứ Phó Thông, Trưởng Phái đoàn Trung Quốc tại EU. (Ảnh: Phái đoàn Trung Quốc tại EU)
Video đang HOT
Ông cũng cho biết, chuyến thăm còn gửi đi một thông điệp quan trọng khác, đó là quan hệ Trung Quốc – EU không nên bị ảnh hưởng bởi vấn đề Ukraine. Ông cho rằng, tâm lý “trút giận” lên Trung Quốc trong vấn đề này của châu Âu hiện nay là “rất không lý trí”. Trung Quốc không thể hoàn toàn đồng ý với một số quan điểm của EU, nhưng cũng không muốn vấn đề Ukraine ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – EU.
Tuy nhiên, ông Phó Thông vẫn bày tỏ “rất lạc quan” trước sự ấm lên của quan hệ Trung Quốc – EU dù giữa hai bên còn một số vấn đề.
Ông cho biết, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel dự kiến sẽ thăm Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, hiện hai bên đã bắt tay chuẩn bị cho các chuyến thăm này. Ông cũng tiết lộ một số cơ chế tham vấn cấp cao khác giữa Trung Quốc và EU sẽ sớm được nối lại và hai bên dự kiến sẽ sớm đón “các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau rất thường xuyên”.
Về Hiệp định đầu tư toàn diện Trung Quốc – EU, ông cho biết, trước đó Trung Quốc đã đề xuất việc hai bên có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt cùng lúc để tái khởi động hiệp định này, tuy nhiên phản ứng từ phía EU là trái ngược nhau. Ông mong muốn châu Âu đề xuất phương án mà họ cho rằng là khả thi, đồng thời cho biết khó khăn chính đối với việc nối lại hiệp định này vẫn là sự khác biệt giữa hai bên về vấn đề nhân quyền.
Trong vấn đề Đài Loan, ông Phó Thông cho rằng, EU không nên có cái gọi là “chính sách một Trung Quốc của EU” và không có quyền đơn phương giải thích nguyên tắc một Trung Quốc.
Nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 23
Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc lần thứ 23 dự kiến diễn ra ngày 1/4 bằng hình thức trực tuyến.
Cờ EU và Trung Quốc. Ảnh minh họa: politico.eu
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/3 ở thủ đô Brussels, đại diện Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) cho biết nội dung thảo luận chính của hội nghị là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và tác động đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như an ninh toàn cầu và nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc cũng dự kiến sẽ xem xét toàn diện chương trình nghị sự song phương, bao gồm quan hệ thương mại và đầu tư, hành động đối phó với biến đổi khí hậu, kỹ thuật số, nhân quyền, phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như các vấn đề khu vực.
Ngoài mối quan hệ giữa Trung Quốc-Nga và cuộc xung đột ở Ukraine, chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc cũng bao gồm tranh chấp thương mại với Litva, cáo buộc của phương Tây về vấn đề "lạm dụng" của Trung Quốc ở Tân Cương và Đài Loan.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Số liệu chính thức cho thấy năm 2021, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với EU đã tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước lên 828,1 tỷ USD.
EU bày tỏ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để mở rộng thương mại song phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và châu Âu cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, kinh tế số, công nghiệp dịch vụ, đối phó với các thách thức toàn cầu.
EU thừa nhận sắp cạn biện pháp trừng phạt Nga Quan chức Liên minh châu Âu thừa nhận việc ban hành trừng phạt Nga vào lúc này đã khó hơn vì EU đang dần cạn mục tiêu để cấm vận Moscow. Trong một năm qua, Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters). Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 20/2 nói...