Trung Quốc không bịt được lỗ hổng ứng phó dịch bệnh
Dù lên kế hoạch cải tổ hệ thống y tế, Trung Quốc dường như vẫn không cải thiện được khả năng xử lý các đợt bùng phát dịch bệnh, theo chuyên gia.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng dù nỗ lực cải cách y tế được Trung Quốc thông báo hồi cuối tháng 5 không khắc phục được những “lỗ hổng” được phơi bày trong đại dịch Covid-19 và không giải quyết vấn đề giữ kín, kiểm duyệt thông tin. Các chuyên gia tin rằng đây chính là lý do một đợt bùng phát dịch nhỏ lẻ ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái biến thành đại dịch toàn cầu.
“Vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc là chính quyền các địa phương sợ rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội”, Yang Gonghuan, cựu phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), trụ sở tại Bắc Kinh, nói. “Họ không muốn báo chí lên tiếng, cũng không muốn những người như bác sĩ Lý Văn Lượng đưa ra cảnh báo”.
Một phụ nữ đeo khẩu trang trên đường phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 3/4. Ảnh: Reuters.
Lý Văn Lượng, một bác sĩ ở Vũ Hán, từng bị cảnh sát khiển trách khi tìm cách cảnh báo về dịch Covid-19 từ những ngày đầu tiên, sau đó qua đời vì nhiễm nCoV. Khi Lý cảnh báo về virus trong nhóm chat trực tuyến ngày 30/12/2019, công an Vũ Hán đã triệu tập và yêu cầu anh ký biên bản nói rằng mình tung tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp.
Đến ngày 20/1, Trung Quốc mới thừa nhận virus lây từ người sang người và các chính quyền địa phương mới bắt đầu áp dụng biện pháp quyết liệt để chống dịch.
Lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Mã Hiểu Vỹ tháng này thừa nhận rằng cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn nCoV ở nước này đã bộc lộ một số thiếu sót, nhưng không nêu cụ thể.
Để khắc phục sai sót, Bắc Kinh tuyên bố hàng trăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) trên cả nước sẽ được giao thêm nhiệm vụ phát hiện và ứng phó nhanh các dịch bệnh mới và kết nối chặt chẽ hơn với các bệnh viện và phòng khám. Tuy nhiên, các cải cách đến nay chỉ là những dự thảo hướng dẫn, không có chi tiết về thời gian triển khai.
“Một điều rất rõ ràng từ việc bùng phát Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Covid-19, đó là các yếu tố chính trị, thể chế đã làm phức tạp và ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng ứng phó dịch bệnh của chính phủ”, Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, nói.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 8,6 triệu người nhiễm, gần 457.000 người chết. Trung Quốc ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm và 4.634 ca tử vong.
Vấn đề ứng phó dịch bệnh của nước này lại được chú ý sau khi Bắc Kinh báo cáo hơn 180 ca nhiễm mới tuần qua, biến thủ đô Trung Quốc thành vùng dịch nghiêm trọng nhất cả nước sau hơn 5 tuần không ghi nhận thêm người nhiễm.
Trung Quốc hoãn họp quốc hội thường niên vì dịch Covid-19
Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc chính thức quyết định hoãn cuộc họp quốc hội thường niên dự kiến bắt đầu vào ngày 5/3.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 24/2 đưa tin trong bối cảnh dịch corona virus đã lây nhiễm cho hơn 70.000 người tại nước này.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng cho biết lịch trình mới cho các cuộc họp, thường kéo dài trong 10 ngày, sẽ được thông báo sau. Cuộc họp sẽ không bị trì hoãn quá lâu.
Phiên họp Đại hội Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) ngày 15/3/2019. (Ảnh: Reuters)
Cơ quan lập pháp Trung Quốc cũng chính thức quyết định cấm tất cả các hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp tại nước này, bản tin cho biết. Động vật hoang dã được cho là nguồn gốc của virus gây ra dịch bệnh Covid-19.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc tức Quốc hội gồm khoảng 3.000 đại biểu, dự kiến tổ chức kỳ họp kéo dài ít nhất 10 ngày tại Bắc Kinh để thông qua các điều luật và công bố các mục tiêu kinh tế quan trọng trong năm.
Trung Quốc đã hoãn một sự kiện kinh doanh cấp cao như Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, thường được tổ chức vào cuối tháng 3, và Hội chợ Canton, một hội chợ thương mại ở phía Nam thành phố Quảng Châu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu mới đây yêu cầu khôi phục các hoạt động kinh tế sau khi tình hình dịch bệnh nhiều vùng bớt căng thẳng, giao thông vận tải và việc đi lại của người dân dễ dàng hơn.
Số liệu do cơ quan y tế quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Hai (24/2) cho thấy 24 trong số 31 tỉnh và khu vực - bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh đông dân như Hà Nam và An Huy - báo cáo không có trường hợp nhiễm mới nào ngày 23/2, số liệu khả quan nhất kể từ khi thống kê vào ngày 20/1. Chỉ có 11 trường hợp mắc mới trong sáu khu vực cấp tỉnh ngoài Hồ Bắc. Số ca mắc mới tại tỉnh này cũng giảm xuống còn 398, so với 630 một ngày trước đó.
Quốc hội Hàn Quốc cũng hoãn phiên họp toàn thể, dự kiến diễn ra chiều 24/2, sau khi được biết một bệnh nhân nhiễm Covid-19 tham dự diễn đàn tại Quốc hội tuần trước. Sáng 24/2, Hàn Quốc báo cáo thêm 161 trường hợp nhiễm Covid-19 mới đưa tổng số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc lên tới 763.
Video: Trung Quốc cải tạo nơi công cộng thành cơ sở y tế trong dịch Covid-19
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Reuters)
Lo ngại dịch Covid-19 lây lan, một loạt nước thắt chặt đi lại tới Hàn Quốc Ít nhất 12 quốc gia cấm nhập cảnh với du khách đến từ Hàn Quốc, trong khi 9 quốc gia khác thắt chặt hạn chế đi lại đối với quốc gia châu Á này trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng ở xứ kim chi. Israel là một trong những nước đầu tiên cấm du khách từ Hàn Quốc vào nước này....