Trung Quốc khó sản xuất loạt tiêm kích J-10B vì Nga
Việc phụ thuộc vào động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga khiến Trung Quốc không thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất loạt tiêm kích J-10B.
Các hình ảnh mới công bố trên trang mạng Aereo cho thấy một số máy bay tiêm kích biến thể J-10B mới sản xuất đã được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin từ tạp chí quốc phòng Khán Hòa cho biết, khoảng 10 chiếc tiêm kích J-10B đóng tại một sân bay không xác định tại Trung Quốc.
Tạp chí Khán Hòa cho biết thêm, quá trình sản xuất tiêm kích J-10A được cho là đã hoàn thành vào cuối năm 2014. Bước sang năm 2015, sẽ bắt đầu sản xuất biến thể hiện đại hóa J-10B. Biến thể này dự định sẽ sử dụng động cơ phản lực WS-10 do công ty Taihang sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc không thể chủ động đẩy nhanh tốc độ sản xuất J-10B do phải phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên, loại động cơ nội địa này vẫn chưa sẵn sàng để trang bị nên J-10B phải tiếp tục sử dụng động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga. Do phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga nên Trung Quốc không thể sản xuất biến thể J-10B với số lượng lớn.
Video đang HOT
Tiêm kích J-10B là biến thể hiện đại hóa sâu rộng từ J-10A. Các sửa đổi quan trọng gồm, thiết kế lại cửa hút không khí theo kiểu khuếch tán siêu âm DSI thay cho cửa hút không khí hình chữ nhật lúc trước. Bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST. Nâng cấp hệ thống điện tử, một số tin đồn cho rằng, biến thể này sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA.
Biến thể hiện đại hóa J-10B sẽ kết hợp với biến thể J-10A đang có trong biên chế Không quân Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều khả năng J-10B sẽ được sử dụng với vai trò không đối hạm trên biển, vai trò này đang do các tiêm kích Su-30MK2 mua từ Nga đảm nhận.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wu Shengli cho rằng, tiêm kích đa năng J-10B sẽ hiệu quả hơn so với các tiêm kích F-16 của Đài Loan trong một trận không chiến trên biển nếu có.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Vì sao tiêm kích tàng hình J-20 không có số hiệu 2014?
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc không mang số hiệu 2014 có thể vì con số 4 được xem là không may mắn.
Chuyên gia quốc phòng người Mỹ - Richard D Fisher Jr trả lời phỏng vấn tạp chí Jane's cho biết rằng, Không quân Trung Quốc sẽ không gắn số hiệu 2014 cho một trong 6 nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20 của nước này. Vì theo văn hóa của người Trung Quốc số 4 là một số không may mắn.
Vào cuối năm 2014, cụ thể là vào tháng 10 và tháng 12 năm ngoái Trung Quốc đã cho ra mắt liên tiếp 2 nguyên mẫu tiếp theo của J-20. Không quân Trung Quốc tham vọng sẽ đưa mẫu máy bay này vào hoạt động trong giữa năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Ngoài hai nguyên mẫu đầu tiên mang số hiệu là 2001 và 2002, thì bốn nguyên mẫu tiếp theo của J-20 đều tương ứng với số năm chúng được sản xuất.
Mặc dù cả hai nguyên mẫu mới nhất của J-20 là 2013 và 2015 đều được sản xuất vào năm 2014, nhưng chúng đều không được đặt số hiệu theo năm sản xuất.
Tuy nhiên, số hiệu này lại bỏ qua năm 2014 khi mà các nguyên mẫu J-20 lần lượt được mang số hiệu là 2011, 2012, 2013 và 2015. Fisher tin rằng số hiệu 2014 đã không được Không quân Trung Quốc sử dụng vì nó không mang lại may mắn và là điềm báo của cái chết.
Dựa trên thông tin xuất hiện trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc đăng tải thì, cả hai chiếc tiêm kích tàng hình J-20 mang số hiệu 2013 và 2015 đều được tiến hành bay thử nghiệm vào cuối năm 2014 tại một cơ sở thử nghiệm hàng không thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô.
Nguyên mẫu J-20 mang số hiệu 2015 được đánh giá là bước tiến mới của mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này.
Từ những hình ảnh được đăng tải trên mạng Internet cho thấy, cả hai nguyên mẫu mới nhất của J-20 đều đã có sự thay đổi so với các nguyên mẫu cũ. Nhất là đối với nguyên mẫu mang số hiệu 2015, khi mà thiết kế khí động học của nó được đánh giá có phần ổn định hơn.
Theo nhiều nguồn tin giấu tên tiết lộ với Jane's cho biết rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đưa vào trang bị ít nhất 24 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 vào năm 2020, tương đương với một trung đoàn máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc.
Trà Khánh
Theo Kiến thức
Không quân Trung Quốc có thể thảm bại vì phi công Đài Loan Theo Kanwa, đội ngũ phi công được đào tại tại Mỹ và Pháp có thể mang lại cho Đài Loan cơ hội chiến thắng nếu phải đối đầu với không lực Trung Quốc. Chuyên gia Andrei Chang của Tạp chí quốc phòng Kanwa (trụ sở tại Canada) nhận định: Do quân đội Trung Quốc sở hữu nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến...