Trung Quốc hé lộ bí mật về quân đội
Trong một nỗ lực thường niên nhằm giảm nhẹ lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc hôm 22/7 đã mở hé cánh cửa về lực lượng vũ trang bí mật của mình.
Suốt những tháng vừa qua, Trung Quốc khiến khu vực vô cùng căng thẳng khi ngày càng căng trong các xung đột lãnh thổ ở biển Hoa đông và biển Đông và cùng lúc tăng chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm thường niên dành cho phóng viên nước ngoài tới một căn cứ quân sự Trung Quốc, các sĩ quan đã cố gắng trưng ra bộ mặt hiền lành của một quân đội lớn nhất thế giới. Năm nay, các phóng viên ngoại quốc được đưa tới một học viện kỹ thuật ở ngoại ô phía tây nam Bắc Kinh.
“Không cần thiết phải chọn ra một kẻ thù hay một phe đối lập để chiến đấu trong khi đang phát triển quân đội. Tôi cho rằng sự phát triển của quân đội nhân dân Trung Quốc là phù hợp với phát triển chung của đất nước”, chỉ huy căn cứ này là Xu Hang nói.
Trong chuyến thăm được hộ tống chu đáo, các phóng viên ngoại quốc chứng kiến cảnh các học viên dừng lại để trò chuyện, trả lời các câu hỏi về mọi chủ đề, từ lương tới việc tại sao họ muốn nhập ngũ.
Có thời điểm, một nhóm học viên sĩ quan tự hào đem khoe mô hình robot khiêu vũ mà họ thiết kế. Con robot nhảy trong tiếng nhạc của phương Tây, gồm cả bài hát “Careless Whisper” của George Michael.
Video đang HOT
Căn cứ trên – tồn tại với một mục đích quan trọng hơn nhiều – chuyên huấn luyện học viên thành lãnh đạo.
Căn cứ trên nằm sát cạnh một trong những địa điểm mang tính hình tượng của Trung Quốc – cầu Marco Polo, nơi một cuộc đụng độ năm 1937 đã bùng phát thành cuộc chiến lớn giữa Trung Quốc và Nhật.
Dù quân đội Trung Quốc đã cố cởi mở – đây là chuyến tham quan thứ 7 kiểu này dành cho các nhà báo ngoại quốc, song văn hóa bí mật và nghi kị vẫn ăn sâu ở Trung Quốc. Điều này làm tăng thêm những lo lắng rằng Trung Quốc không tiết lộ toàn bộ sự thật về chi tiêu quốc phòng, năm nay tăng 12,2% lên 808,2 tỷ NDT (130 tỷ USD). Nhiều chính phủ và các nhà phân tích trên thế giới cho rằng con số trên không đại diện cho chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng đã gạt bỏ những lo ngại này và nói Bắc Kinh hứa minh bạch với thế giới bên ngoài. Ông Geng nói, việc mời các phóng viên nước ngoài tham quan các căn cứ quân sự là rất cần thiết để tránh hiểu nhầm.
Tuy nhiên, quan chức này vẫn trả lời quanh cơ khi được hỏi liệu trong chuyến thăm năm sau, các phóng viên có được thăm tàu sân bay đầu tiên của nước này là Liêu Ninh không.
Theo Vietnamnet
Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ cuối)
Gần 2 năm trước (theo thông tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số ra ngày 26/10/2012), quân ủy Trung ương đã quyết định bổ nhiệm 4 cán bộ cấp tổng cục trưởng và đây là kết quả của sự thỏa hiệp giữa đương kim Chủ tịch quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân và Chủ tịch quân ủy Trung ương tương lai Tập Cận Bình.
Trong số 4 người kể trên đáng chú ý nhất là nguyên Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh Phòng Phong Huy được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội và có khả năng là Phó chủ tịch quân ủy Trung ương. Điều này chứng tỏ, bất cứ ai ngồi vào ghế Chủ tịch quân ủy Trung ương đều muốn chứng tỏ quyền uy, cũng như tạo dấu ấn đối với người kế nhiệm.
Từ quá khứ
Chủ tịch Mao Trạch Đông là người am hiểu lịch sử Trung Quốc, bản thân từng chỉ huy quân đội trong các thời kỳ, nên sau khi nắm quyền ông quyết không rời cương vị Chủ tịch quân ủy Trung ương, bất kể bị áp lực như thế nào. Dấu ấn của Chủ tịch Mao Trạch Đông in đậm trong tâm trí Đặng Tiểu Bình và ông đã thực hiện đúng phương châm này. Sự kiện 4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn là minh chứng rõ nhất cho nhận định kể trên. Mặc dù đã lùi về tuyến sau, nhưng với tư cách Chủ tịch quân ủy Trung ương, ông Đặng Tiểu Bình vẫn ra lệnh cho tướng Dương Thượng Côn thẳng tay dẹp loạn tại quảng trường Thiên An Môn. Trước và sau sự kiện 4/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình còn hạ bệ Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang và Thủ tướng Triệu Tử Dương sau khi 2 người này dám bỏ ngoài tai ý chỉ của Chủ tịch quân ủy Trung ương.
Mặc dù cũng giữ ghế Chủ tịch quân ủy Trung ương sau khi rời cương vị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nhưng ông Giang Trạch Dân hầu như không tạo được dấu ấn đậm nét nào trong thời gian đảm trách vị trí này. Có lẽ rút kinh nghiệm của 3 người tiền nhiệm, nên ông Hồ Cẩm Đào đã bàn giao ngay cương vị Chủ tịch quân ủy Trung ương cho người kế vị Tập Cận Bình sau khi rút khỏi vũ đài chính trị. Đây được coi là cơ hội và điều kiện để Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình thực hiện những kế hoạch và chủ trương đã đặt ra.
Tên lửa Đông Phong 15B của Trung Quốc tham gia diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn
Giới phân tích chính trị cho rằng, dấu ấn và di sản của 4 người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình được gói gọn trong một câu: Tiếp tục giương cao ngọn cờ vĩ đại xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, tuân theo tư tưởng Mao Trạch Đông, thực hiện lý luận Đặng Tiểu Bình, quán triệt tư tưởng 3 đại diện Giang Trạch Dân và quan điểm phát triển khoa học Hồ Cẩm Đào.
Trong Sách Trắng quốc phòng công bố ngày 31/7/2012, Nhật Bản từng đề cập tới nguy cơ quân đội Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, khi ngày càng có nhiều tướng "diều hâu" trong quân đội tham dự Đại hội 18. Việc này diễn ra sau khi dư luận quan tâm tới tỷ lệ hơn 10% đại biểu tham dự Đại hội 18 đến từ lực lượng vũ trang, bởi trong số 2.270 đại biểu, có 251 đại biểu quân đội và 49 đại biểu công an, vũ cảnh. Chủ tịch Mao Trạch Đông từng tuyên bố "Súng đạn đẻ ra chính quyền" và câu nói này trở nên nổi tiếng đối với hậu nhân.
Tới hiện tại
Ông Christopher Johnson, nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu CSIS ở Washington cho rằng, Chủ tịch quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình đã nắm chắc quyền kiểm soát quân đội sau khi chủ trì cuộc họp để đưa ra quyết định khai trừ đảng đối với nguyên Phó chủ tịch quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu. Giáo sư chính trị học Joseph Cheng thuộc Đại học Hongkong phân tích, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thể đụng chạm đến các cựu lãnh đạo và họ sẽ hợp lực để gây sức ép trở lại. Nếu chiến dịch này thành công, đây sẽ là vũ khí răn đe của ông Tập Cận Bình đối với những ai muốn cản đường.
Theo chuyên gia về an ninh châu Á Brad Glosserman, tham nhũng trong quân đội Trung Quốc mang tính hệ thống, và những lợi ích chồng chéo nhau đã làm suy yếu khả năng của đội quân lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc quân đội được hưởng quá nhiều đặc quyền cùng một khoản ngân sách khổng lồ nên tham nhũng càng dễ nảy sinh. Giới bình luận nhận định, việc lao vào kinh doanh khi lợi dụng sự chuyển đổi các xí nghiệp quân sự sang hoạt động dân sự đã khiến cho một bộ phận không nhỏ sỹ quan cao cấp quân đội rơi vào vòng xoáy tham nhũng.
Giới quân sự cho rằng, chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã bước vào khâu cuối cùng sau khi Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn kế hoạch cải tổ với quy mô lớn cách đây gần 1 năm (tháng 11/2013). Ngay sau khi trở thành Chủ tịch quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình không những thông qua nhiều chính sách hiện đại hoá quân đội được thực thi dưới thời ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân, mà còn ủng hộ việc đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa cũng như nâng cấp công nghệ của quân đội. Theo đó, cơ cấu chỉ huy của quân đội Trung Quốc gồm 4 bộ phận chính và 7 quân khu (sẽ được hợp thành 5 vùng tác chiến trong 5 năm tới); còn Hải quân, Không quân và Lực lượng tên lửa chiến lược được tăng cường hoạt động cùng những ưu tiên trong phân bổ ngân sách và nhân lực.
Ngày 9/7, trong buổi trả lời phỏng vấn với tờ Washington Free Beacon, chuyên gia quốc phòng Mỹ Bill Gertz cho rằng, quân đội Trung Quốc đang phát triển một thiết bị siêu thanh mới (thiết bị siêu thanh tốc độ Mach 10 hay 8.000 dặm/h, sau khi siêu vũ khí vượt âm Wu-14 được thử nghiệm hồi đầu năm 2014), với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chống lại các mục tiêu đến từ Mỹ. Theo ông Bill Gertz, một bản vẽ thiết bị siêu thanh mới của Trung Quốc đã xuất hiện giống hệt với mô hình thử nghiệm X-43 của NASA.
Theo dự báo của nhiều nhà phân tích và các tổ chức trên thế giới, Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 8%/năm) và GDP của nước này sẽ chiếm 28% tổng GDP toàn cầu vào năm 2060. Theo giới bình luận, 2014 không những được coi là năm bản lề đối với Trung Quốc, mà còn là một năm có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với quốc gia hơn 1,34 tỷ người bởi là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), là năm thứ 36 thực hiện chính sách cải cách mở cửa (1978-2014), năm thứ 23 thực hiện chiến lược tăng tốc kinh tế, năm thứ 22 chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Theo PetroTimes
Quân đội Trung Quốc chỉ đủ sức 'ăn quẩn cối xay' TQ tự biện bạch không có lợi ích dầu mỏ lớn và không có nghĩa vụ với Iraq nhưng thực ra nếu muốn, Bắc Kinh cũng không đủ lực can thiệp. Vừa qua, tổ chức tự xưng là "Nhà nước hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIS)" đã tàn sát 1700 binh sỹ Iraq giữa thanh thiên bạch nhật. Mặc dù kể từ...