Trung Quốc giành lợi thế trước phương Tây trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
Trung Quốc giành lợi thế hơn các hãng dược phương Tây trong cuộc chạy đua cung cấp vắc xin Covid-19 cho những quốc gia đang phát triển trên thế giới, theo Reuters.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 của Trung Quốc cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại bệnh viện ở thủ đô Ankara . Ảnh REUTERS
Các nhà khoa học ở một số nước phương Tây cho rằng Trung Quốc không minh bạch về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển như Indonesia vẫn xem vắc xin Trung Quốc là đủ hiệu quả, theo Reuters.
Trong bối cảnh các hãng dược phương Tây chưa thể đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc đã cung cấp hàng triệu liều CoronaVac của hãng dược Sinovac Biotech trên khắp thế giới. Bắc Kinh đồng thời đẩy mạnh tiếp thị vắc xin Covid-19 do công ty Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất.
Trong tuần này, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt bắt đầu chương trình tiêm chủng đại trà CoronaVac sau khi phê chuẩn khẩn cấp và nhận được hàng triệu liều vắc xin Trung Quốc. Brazil cũng chuẩn bị tiêm chủng đại trà CoronaVac.
Sau khi chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) quá chậm chạp trong việc mua vắc xin Covid-19 cho cho 27 nước thành viên, chính phủ Hungary đạt được thỏa thuận mua vắc xin của Sinopharm vào ngày 14.1. Nếu được phê chuẩn khẩn cấp thì Hungary sẽ trở thành quốc gia EU đầu tiên cho phép sử dụng vắc xin Trung Quốc.
Video đang HOT
Các quốc gia sẽ phải cần nhiều hơn một loại vắc xin Covid-19 để đáp ứng nhu cầu. Nắm bắt tình hình đó, Trung Quốc đẩy mạnh vận chuyển các lô hàng vắc xin Covid-19 đến những quốc gia đang phải xếp sau cùng trong danh sách đợi vắc xin từ phương Tây.
Cùng lúc, Nga đẩy mạnh tiếp thị vắc xin Sputnik V do nước này sản xuất tại các quốc gia đang phát triển. Đến nay, một số quốc gia như Argentina, Belarus và Serbia đã phê chuẩn khẩn cấp Sputnik V.
Vắc xin của Trung Quốc còn có một lợi thế hơn phương Tây, đó là CoronaVac được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường từ 2-8 độ C và hạn sử dụng tối đa 3 năm.
Trong khi đó, hai loại vắc xin của liên doanh Mỹ-Đức Pfizer/BioNTech và hãng Moderna (Mỹ) yêu cầu tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần. Thời hạn sử dụng là 6 tháng với nhiệt độ bảo quản đạt -70 độ C, nhưng chỉ được 5 ngày nếu dùng tủ đông thông thường.
Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho các quốc gia đang phát triển giữa lúc phải đối mặt đợt bùng phát dịch trong nước. Đến nay, Trung Quốc đã tiêm 10 triệu liều vắc xin trong nước.
Vắc xin Trung Quốc hiệu quả chỉ hơn 50%, sự thật ra sao?
Theo các nhà nghiên cứu Brazil, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho thấy hiệu quả chỉ khoảng 50,4% - thấp hơn nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu.
Một nhà nghiên cứu Brazil cầm hũ vaccine do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất - Ảnh: REUTERS
Ngày 12-1, Viện Butantan (São Paulo, Brazil), tổ chức thử nghiệm lâm sàng vắc xin CoronaVac cho công ty Sinovac Biotech (Trung Quốc) - đã nộp dữ liệu nghiên cứu mới cho giới chức y tế Brazil, trong đó kết luận cuối cùng là vắc xin Trung Quốc chỉ có hiệu quả 50,4% .
Theo báo South China Morning Post (SCMP) , thông tin trên đã được Viện Butantan - tổ chức được chính quyền thành phố São Paulo bảo trợ - xác nhận tại cuộc họp báo công khai đầu tuần này.
Ông Ricardo Palácios, giám đốc y khoa thuộc bộ phận nghiên cứu lâm sàng Viện Butantan, giải thích rằng nguyên nhân khiến vắc xin Trung Quốc "bỗng dưng" có hiệu quả thấp là do các nhà nghiên cứu tính thêm những tình nguyện viên bị nhiễm COVID-19 với triệu chứng "rất nhẹ".
"Các nhà sản xuất vắc xin khác không tính những người bị đau đầu nhẹ, thậm chí sau khi họ xét nghiệm cho ra kết quả dương tính", ông Palácios bổ sung thêm.
Liên quan vấn đề này, cần hiểu rằng tất cả vắc xin COVID-19, không chỉ riêng hàng Trung Quốc, không thể ngăn một người nhiễm virus, trường hợp tốt nhất nó chỉ giúp bệnh không phát triệu chứng hoặc nếu có thì chỉ nhẹ chứ không nặng đến mức nhập viện.
Giới nghiên cứu chỉ thắc mắc liệu những người đã tiêm phòng có thể lây cho người khác không dù bản thân họ không bệnh nặng. Hiện các hãng dược cũng đang nghiên cứu song song vấn đề này.
Lấy ví dụ vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech, hãng này công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho kết quả 95% hiệu quả. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), trong số 44.000 tình nguyện viên, có 3.410 người có biểu hiện triệu chứng COVID-19 nhưng không được xét nghiệm.
Giả sử nếu 3.410 người có triệu chứng quả thật dương tính với bệnh và được tính vào nhóm nhiễm bệnh, hiệu quả chung của vắc xin Pfizer sẽ giảm còn dưới 30%.
Việc mỗi quốc gia tính số lượng ca nhiễm COVID-19 theo cách riêng, gây không ít bối rối. Ví dụ, Trung Quốc loại hết những người nhiễm không triệu chứng ra khỏi thống kê. Nếu lấy tiêu chuẩn của nước khác thì số lượng ca COVID-19 của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều con số hiện tại.
Trở lại với vắc xin của Sinovac, báo SCMP đưa tin trước đó các chuyên gia hết sức nghi ngờ khi Viện Butantan công bố tỉ lệ hiệu quả là 78% dù các tính toán dựa trên nguồn thông tin mở cho thấy không phải vậy.
Những câu hỏi về tính minh bạch được đặt ra. Ngày 15-12-2020, một quan chức y tế Brazil công khai chỉ trích tiêu chí phê chuẩn quyền sử dụng khẩn cấp vắc xin của Sinovac ở Trung Quốc không hề minh bạch.
Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nêu quan điểm không tin tưởng CoronaVac, tuyên bố sẽ không đưa vắc xin này vào chương trình tiêm chủng quốc gia của Brazil.
Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 1,3 tỷ dân Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng cho 1,3 tỷ dân chống lại COVID-19 từ thứ bảy (16/1). Đây là một nhiệm vụ to lớn và phức tạp giữa những lo lắng về an toàn, cơ sở hạ tầng và sự hoài nghi của công chúng. Từ 16/1, Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho toàn dân....