Trung Quốc đưa ra mức phạt kỷ lục với Alibaba
2,75 tỷ USD là mức phạt cao nhất từng có với một công ty Trung Quốc nhưng không thấm vào đâu so với doanh thu của Alibaba.
Cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) vừa thông báo phạt Alibaba 18 tỷ tệ, tương đương 2,75 tỷ USD vì vi phạm các quy định về chống độc quyền. Theo Reuters , đây là mức phạt kỷ lục đối với một công ty Trung Quốc, tương đương 4% doanh thu của Alibaba năm 2019.
Theo thông báo trên trang web của SAMR, Alibaba đã lợi dụng vị thế vượt trội của mình để giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ, tác động tới đổi mới kinh tế mạng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng.
Video đang HOT
Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, và ngày càng mở rộng ra nhiều mảng kinh doanh khác.
Cuộc điều tra của cơ quan chống độc quyền Trung Quốc với Alibaba bắt đầu vào tháng 12/2020, nhắm vào các hành vi như ngăn thương gia hoạt động trên Alibaba bán hàng trên các nền tảng khác.
Theo New York Times , mức phạt cao nhất trước đây là 975 triệu USD trong vụ việc của Qualcomm vào năm 2015. Mức phạt này có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của Alibaba. Chỉ riêng trong quý IV/2020, công ty này đã kiếm được lợi nhuận hơn 12 tỷ USD.
Trong thông báo của mình, Alibaba cho biết công ty này chân thành chấp nhận mức phạt và sẽ cải thiện hệ thống nội bộ của mình để đảm bảo trách nhiệm đối với xã hội.
Nhiều năm qua, Alibaba đã mở rộng ra những ngành kinh doanh mới như đồ tiêu dùng, logistic, giải trí, mạng xã hội. Công ty này, giống như nhiều gã khổng lồ Internet, cho biết việc mở rộng dịch vụ giúp họ phục vụ khách hàng tốt hơn. Ở chiều ngược lại, những người chỉ trích cho rằng quy mô quá lớn của Alibaba khiến các công ty đối thủ không thể cạnh tranh.
Tencent trở thành mục tiêu thứ 2 sau Alibaba, vốn hóa thị trường ngay lập tức bốc hơi 62 tỷ USD
Sau Ant Group của Alibaba, do tỷ phú Jack Ma sáng lập, Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Tencent, nhằm chống lại sự bành trướng không kiểm soát của các gã khổng lồ công nghệ.
Theo báo cáo của Bloomberg, giá cổ phiếu của Tencent đã sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp, khiến cho gã khổng lồ internet của Trung Quốc đánh mất 62 tỷ USD. Mà theo như một công ty môi giới cho biết, là đã xóa sạch phần lớn giá trị của mảng kinh doanh fintech.
Cổ phiếu của Tencent đã giảm hơn 4% vào thứ hai, sau khi đã giảm 4,4% vào thứ 6 tuần trước. Các nhà quản lý của Trung Quốc đang coi Tencent là mục tiêu tiếp theo để tăng cường giám sát, sau mục tiêu đầu tiên là Ant Group của Jack Ma. Giống như Ant, Tencent có thể được yêu cầu thành lập một công ty tài chính hoạt động độc lập.
Mảng kinh doanh fintech của Tencent được định giá từ 105 đến 120 tỷ USD, theo ước tính của các nhà phân tích. Trong đó, mảng kinh doanh thanh toán trực tuyến chiếm khoảng 70 đến 80 tỷ USD. Còn lại là tín dụng, quản lý tài sản và bảo hiểm, chiếm 35 đến 40 tỷ USD.
Sau Ant Group của Alibaba, do tỷ phú Jack Ma sáng lập, Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Tencent, nhằm chống lại sự bành trướng không kiểm soát của các gã khổng lồ công nghệ. Trung Quốc muốn mở rộng việc giám sát fintech, loại bỏ độc quyền và ngăn chặn mở rộng nguồn vốn không được kiểm soát.
Với những quy định này, tham vọng phát triển dịch vụ thanh toán WeChat Pay của Tencent sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Các nhà quản lý Trung Quốc sẽ buộc các dịch vụ thanh toán phải thông qua một công ty tài chính chứ không phải một công ty công nghệ, bám sát khung pháp lý về quản lý ngân hàng.
Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc bị phạt Cục Quản lý Thị trường của Trung Quốc đã phạt một số gã khổng lồ công nghệ của nước này bao gồm Tencent, Baidu và ByteDance vì các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ. Vào hôm thứ sáu, Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc thông báo về việc ông Mã Hóa Đằng, CEO của Tencent, bị phạt 500,000 nhân...