Trung Quốc dễ “chết” vì Trung Đông hơn Mỹ
Một chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong các vấn đề Trung Đông đã kêu gọi Trung Quốc bắt tay với Mỹ để duy trì hòa bình trong khu vực Trung Đông và giúp thị trường dầu mỏ toàn cầu ổn định.
Khủng bố Hồi giáo tấn công Thiên An Môn.
Martin Indyk, cựu đại sứ Mỹ tại Israel và hiện là phó chủ tịch Viện Brookings, nói rằng Bắc Kinh thậm chí còn có nhiều rủi ro hơn so với Mỹ ở Trung Đông, bởi sự phụ thuộc về vấn đề nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tại khu vực này.
“Trung Quốc có nhiều lợi ích trong các giao dịch về dầu với Trung Đông” ông nói, và thêm rằng “Mỹ đang duy trì các lực lượng trong khu vực để duy trì sự ổn định của giá dầu cho người nộp thuế Mỹ”
“Người Mỹ đang phải trả tiền cho việc duy trì dòng chảy tự do của ngành công nghiệp nước bạn và quan trọng hơn là chúng ta đang phải mang một gánh nặng, trong khi Trung Quốc cũng hưởng lợi từ vấn đề này”, ông phát biểu.
Video đang HOT
Ông cho rằng cả công dân Trung Quốc và Mỹ đều có thể bị cuốn vào các tổ chức vô chính phủ, phá hoại như Nhà nước Hồi giáo cực đoan. Hai nước có thể làm việc cùng nhau trong việc chia sẻ thông tin chống khủng bố, từ đó cắt giảm chi phí cho các hoạt động quân sự.
Riêng Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia tăng ở khu vực phía Tây thuộc khu tự trị Tân Cương, nơi các nhóm dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ thường xuyên thực hiện các vụ đánh bom chết người. Các Quan chức Trung Quốc cũng cho biết, hơn 100 người Trung Quốc đã tham gia và chiến đấu cùng với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Cả hai quốc gia đều lo ngại công dân nước mình sẽ tham gia vào các tổ chức Hồi giáo cực đoan, sau đó quay về nước và tạo nên một cuộc đấu tranh với chính phủ.
Trong quá khứ, Bắc Kinh đã nhiều lần gặp phải những chỉ trích từ Washington rằng Trung Quốc thường không thống nhất các biện pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Mỹ đã thành lập một liên minh rộng lớn để chống lại các mối đe dọa từ IS, và đã đạt được những kết quả khả quan tại Iraq và Syria. Đồng thời, Mỹ cũng dẫn đầu các cuộc không kích vào các quốc gia trên nhằm chống lại các phiến quân Hồi giáo đang ngày một phát triển. Trong khi, Bắc Kinh theo quan điểm của riêng mình vẫn “án binh bất động” và không có một động thái nào cho thấy sự phản đối với Nhà nước Hồi giáo.
Theo Một Thế Giới
Người đàn ông chặn xe tăng trên Thiên An Môn
Rất nhiều hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn còn đọng lại trong tâm trí mọi người nhưng mang tính biểu tượng nhất cho lòng dũng cảm và tinh thần kháng cự đến cùng chính là tấm ảnh "Người đàn ông xe tăng".
Tấm ảnh được chụp vào ngày 5-6-1989 khi một người đàn ông hiên ngang cản đường đoàn xe tăng lừng lững lăn bánh vào quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.
Người đàn ông đó là ai? Đến nay vẫn chưa ai biết chắc chắn. 25 năm trôi qua, người dân thế giới vẫn quen gọi ông là "Người đàn ông xe tăng", "Kẻ nổi dậy vô danh" hay đơn giản là "Người biểu tình vô danh".
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Jeff Widener. Ảnh: AP
Theo đài ABC News (Mỹ), nhiều bản báo cáo cho biết tên của người này là Wang Weilin nhưng chưa bao giờ được xác nhận. Năm 2006, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nói Wang Weilin chỉ là bí danh và ông đã thoát được cuộc thảm sát Thiên An Môn, sau đó sang Đài Loan thông qua ngả Hồng Kông.
Trong một đoạn video, người đàn ông trên đã chắn đường hàng chục chiếc xe tăng lăn bánh trên đại lộ Trường An, một ngày sau khi hàng trăm sinh viên bị quân đội Trung Quốc bắn gục. Chiếc xe tăng dẫn đầu lùi lại và cố bẻ lái vòng qua người đàn ông song người này vẫn quyết tâm chắn lối. Ông còn leo lên chiếc xe tăng đi đầu và dường như trao đổi gì đó với một binh lính bên trong.
Cuối cùng, ông bị 2 người đàn ông khác kéo đi. Chưa rõ đó là cảnh sát, nhân viên an ninh hay chỉ là người qua đường lo lắng cho số phận của "người đàn ông xe tăng".
Hai tấm ảnh khác của nhiếp ảnh gia Arthur Tsang Hin Wah. Ảnh: Reuters
Đến tháng 4-1998, tạp chí Time đã bình chọn "Kẻ nổi dậy vô danh" vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ.
Bức ảnh nổi tiếng nhất chụp "người đàn ông xe tăng" là của nhiếp ảnh gia Jeff Widener. Ngoài ra, các phóng viên ảnh khác như Stuart Franklin, Charlie Cole, Terril Jones và Arthur Tsang Hin Wah cũng ghi lại khoảnh khắc lịch sử này.
Theo Người Lao Động
Mã Anh Cửu kêu gọi Trung Quốc sửa chữa sai lầm vụ Thiên An Môn Mã Anh Cửu đã gọi cuộc đàn áp Thiên An Môn là một vết thương lớn của lịch sử, đồng thời thúc giục Bắc Kinh khắc phục những sai lầm. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Bưu điện Hoa Nam hôm nay 4/6 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu đã gọi cuộc đàn áp Thiên An...