Trung Quốc đầu tư lớn cho an toàn hồ đập
Trung Quốc đầu tư khoảng 100 tỷ nhân dân tệ, tức 15,2 tỷ USD trong 5 năm tới để cải thiện sức chống chịu của hệ thống hồ đập trước những thách thức thiên tai.
Một khu dân cư ở Trùng Khánh bị nước lũ uy hiếp trong mùa mưa lũ 2020. Ảnh: CND
Việc chính phủ Trung Quốc quyết định phân bổ nguồn ngân sách khổng lồ trên để đầu tư cho an toàn hồ đập sau khi nước này phải đối phó với nạn lũ lụt trên diện rộng trong năm nay, gây thiệt hại nhiều chục tỷ USD và tiềm ẩn những rủi ro khó lường.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Jianchun cho biết, ngành thủy lợi đã tiến hành kiểm tra thường niên tất cả các hệ thống hồ đập trong nước và lên kế hoạch duy tu, sửa chữa trong vòng 5 năm tới nhằm đảm bảo chúng có thể hoạt động an toàn.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên nước cũng sẽ xây dựng, củng cố cơ chế quản lý và vận hành dài hạn cho các hồ đập song song với việc cải thiện công tác dự báo thời tiết, thủy văn và thiết bị giám sát an toàn.
Video đang HOT
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện cho biết, vừa qua Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định chính sách kinh tế quốc gia và Bộ Tài chính đã phân bổ 155 tỷ nhân dân tệ cho các hạng mục gia cố và loại bỏ rủi ro đối với trên 2.800 đập vừa và lớn cùng với hơn 69.000 đập cỡ nhỏ.
Theo đó, chính quyền các địa phương phải chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ này để đảm bảo các rủi ro có thể được đánh giá đúng và giải quyết càng sớm càng tốt.
Mùa mưa lũ năm nay, hàng chục tỉnh thành đã phải hứng chịu tổng cộng 21 trận lũ lụt kéo dài và có tới 4.042 con đập cỡ vừa và lớn đã được phát huy công năng để chứa khoảng 178 tỷ mét khối nước lũ. Hệ thống đê đập này ngăn nước lũ cho 1.334 thị trấn và làng mạc khỏi bị ngập lụt nghiêm trọng và 22,1 triệu người kịp đi sơ tán.
Ông Ruan Limin, Cục trưởng Cục Quản lý vận hành của Bộ Tài nguyên nước, cho biết hơn 80% các con đập ở trong nước được xây dựng từ những năm 1950 đến 1970, và nhiều trong số đó hiện đã vượt quá tuổi thọ thiết kế. Trong mùa mưa lũ năm nay, Trung Quốc đã có 131 con đập lớn và 1.991 con đập nhỏ bị hư hại và nhiều đập khác bị xếp vào diện rủi ro.
Theo ông Ruan, khoảng 95% trong số 98.000 con đập ở Trung Quốc là vừa và nhỏ, và hầu hết chúng được quản lý bởi chính quyền cấp cơ sở, trong khi lực lượng này đôi khi không đủ năng lực xử lý tình huống và du tu, bảo dưỡng.
Siêu công trình đa chức năng đập Tam Hiệp. Ảnh: Xinhua
Thứ trưởng Ye Jianchun cho biết, đập Tam Hiệp- siêu dự án thủy điện lớn nhất nước đã tích trữ tới 25,4 tỷ mét khối nước lũ trong năm nay.
Hồi tháng trước, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành việc xây dựng đập Tam Hiệp, khẳng định siêu dự án này an toàn và vận hành hiệu quả, trơn tru trong mùa mưa lũ. Ngoài ra nó còn đảm bảo các chức năng sản xuất điện, hỗ trợ giao thông thủy nội địa và phân bổ nguồn nước.
Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh công bố bản tin trên, có thể coi như là một lời đáp trả lời của Trung Quốc trước những lo ngại và chỉ trích của phương Tây rằng đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ và gây ra những hệ lụy cho môi trường.
Bệnh nhân Whitmore nhập viện Đà Nẵng gia tăng
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian gần đây đã liên tục tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm hay gặp vào mùa mưa, lũ.
Mới đây, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Võ Ngọc Vương, 29 tuổi, ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng sốt, đau lưng và sưng hai bàn chân. Anh Vương cho biết, anh làm nghề chạy xe ôm công nghệ, thường xuyên phải di chuyển ở đoạn đường bùn, lầy. Khi thấy mình đột nhiên bị sốt liên tục nhiều ngày kèm theo đau tức nửa người, anh Vương nhập viện ở Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, sau khi khám, các bác sĩ kết luận anh Vương bị bệnh Whitmore.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua vết trầy xước trên da.
Chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh Whitmore, trong đó phần lớn ở các địa phương xảy ra bão, lũ vừa qua như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An và Đà Nẵng.
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng cho biết, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua vết trầy xước trên da. Thời gian ủ bệnh thường 1 đến 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhiều ngày, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,... nên dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh khác.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, những người có bệnh lý nền nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này. Hiện, chưa có vaccine phòng ngừa, do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân hạn chế tiếp xúc với những nơi có ô nhiễm nặng: "Khuyến cáo đối với người dân ở những nơi bùn lầy hay đất bẩn khi có triệu chứng sốt hay tổn thương mà điều trị không đỡ thì không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế ngay để họ nghĩ tới hướng điều trị bệnh tốt hơn"./.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: "Thủy điện có tính 2 mặt và có tác động đến rừng" Tham gia giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói về các dự án thủy điện nhỏ và vừa. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hiện nay có 429 công trình thủy điện quy mô khác nhau với 56 tỷ m3, tổng công suất trên 20.000 MW, đóng góp 37%...