Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay: Mỹ khai chiến hay chấp nhận mất địa vị bá chủ?
Hiện nay, đa số các nhà quan sát tin rằng khả năng chống tiếp cận/khu vực cấm (A2/AD) của Trung Quốc có ưu thế về kinh tế và công nghệ so với tàu sân bay Mỹ. Tuy hàng không mẫu hạm tồn tại nhược điểm, nhưng Washington vẫn sẽ thử sử dụng nó như một công cụ uy hiếp.
Bài viết trên website của tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ, nhà nghiên cứu Jack Douglas thuộc Học viện William và Mary đã cho biết, mục đích của chiến lược trên là chuyển đến một thông điệp: Tuy tàu sân bay có khả năng phòng vệ kém, nhưng nó thể hiện quyết tâm của Mỹ là sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài viết chỉ ra, chiến lược này cũng thiếu tính khả thi. Mỗi lần Washington cao giọng, Bắc Kinh lại đưa ra các biện pháp còn mạnh mẽ hơn. Nếu Mỹ triển khai tàu sân bay ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ quyết tâm đánh chìm nó khiến Mỹ sẽ phải bố trí thêm nhiều chiếc nữa. Tuy nhiên, số tàu sân bay này cũng dễ bị đánh chìm như chiếc đầu tiên.
Đa số các nhà quan sát tin rằng khả năng chống tiếp cận/khu vực cấm A2/AD của Trung Quốc ưu thế hơn tàu sân bay Mỹ về kỹ thuật và kinh tế. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm gấp đôi loại tên lửa chống hạm của máy bay trên tàu sân bay. Hơn nữa loại tên lửa này rất khó bị phát hiện mà lại rất dễ phân tán, cho nên trên vùng biển rộng lớn bao la, siêu tàu sân bay chỉ là một tấm bia khổng lồ.
Số lượng tên lửa của Trung Quốc tất nhiên sẽ nhiều hơn gấp bội số hàng không mẫu hạng của Mỹ. Máy bay không người lái (UAV) và những hệ thống phòng thủ tiên tiến có khả năng bảo vệ tàu sân bay, nhưng rõ ràng là sẽ rất nguy hiểm khi tàu sân bay Mỹ hoạt động ở vùng biển gần Trung Quốc. Do vậy có thể rút ra kết luận là: Không nên bố trí tàu sân bay ở khu vực này một cách khinh xuất.
Nhưng, ông Douglas cho biết, tuy hàng không mẫu hạm còn có những nhược điểm, nhưng Washington vẫn sẽ thử sử dụng nó như một công cụ uy hiếp. Mục đích của nó là chuyển đến thông điệp Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Cũng giống như hồi Hoa Kỳ đóng quân ở Tây Đức, tuy tàu sân bay có khả năng phòng vệ kém nhưng nó cũng phát huy được nhiều chức năng khác nhau, thể hiện quyết tâm của Mỹ là phát đi một tín hiệu cảnh cáo.
Mỹ sẽ thử sử dụng tàu sân bay như một công cụ uy hiếp Trung Quốc?
Nói một cách cụ thể, Douglas cho rằng, Mỹ đang dự định “5 ăn 5 thua” với Bắc Kinh: Làm cho sự việc biến thành một dự cảm không lành. Vấn đề không phải là hàng không mẫu hạm có thể làm gì khi xảy ra xung đột xảy ra, mà là khi hàng không mẫu hạm bị tấn công nó sẽ báo trước dấu hiệu gì: Một cuộc báo thù toàn diện hay là một cuộc chiến nhanh chóng mất kiểm soát?
Video đang HOT
Nhà phân tích Harry White thuộc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia đã nói vào tháng trước “Ý tưởng là thế này: Bất kỳ đối tượng nào tấn công tàu sân bay Mỹ đều phải tính đến sự đáp trả tích cực của đối phương”. Nhìn từ góc độ quốc tế, nếu đòn đánh thành công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến “danh tiếng” của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ không có cơ hội đáp trả.
Nhìn từ góc độ trong nước, cái chết của 6.000 thủy thủ, sẽ dấy lên áp lực chính trị làm Mỹ không thể chấp nhận được, buộc phải sử dụng các biện pháp đáp trả nhằm làm giảm bớt hậu quả của một cuộc chiến tàn khốc. Việc Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu cũng là do “muốn giảm thiểu những thiệt hại về con người”.
Tuy các nhà hoạch định quốc phòng thường thiên về xu hướng tránh sử dụng vũ lực nhưng Douglas cho rằng, nếu mục đích của Mỹ là duy trì sự bá chủ trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thì đây là điều không thể.
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi lực lượng tác chiến trên không của tàu sân bay phải có khả năng xuyên thủng khu vực châu Á đại lục, ngăn chặn được tàu sân bay sẽ tước đoạt phần lớn sức chiến đấu của quân đội Mỹ.
Các căn cứ cố định phải đối mặt với sự đe dọa không hề nhỏ, một phần là do các căn cứ của Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Guam trong nhiều năm qua không hề có sự thay đổi.
Ngăn chặn được tàu sân bay, Mỹ chỉ còn dựa vào máy bay ném bom tàng hình như B-2
Cách đây vài tháng, Phó Giáo sư Andrew Erikson thuộc Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ đã chỉ ra rằng, Mỹ đang nắm những ưu thế quan trọng về phương diện tác chiến chống ngầm so với Trung Quốc. Nhưng liệu lợi thế về kỹ thuật của Mỹ có đủ để đối phó với những điều kiện bất lợi ngày càng gia tăng ở vùng duyên hải Trung Quốc hay không?
Mỹ có thể điều động máy bay chiến đấu và máy bay ném bom từ các căn cứ không quân đóng tại châu Á, nhưng Trung Quốc cũng có đủ khả năng để đánh đòn phủ đầu hoặc trả đũa vào những căn cứ này.
Một khi loại trừ những thủ đoạn về sức chiến đấu của hàng không mẫu hạm, Washington chỉ có thể dựa vào máy bay ném bom tàng hình tầm xa và khả năng tấn công chính xác phi hạt nhân. Nhưng Mỹ lại không phát hiện và khống chế được hàng ngàn, hàng vạn bệ phóng tên lửa, trạm ra đa, trung tâm chỉ huy và điều khiển của Đại lục.
Nói một cách đơn giản, khả năng trả đũa của Bắc Kinh vượt xa so với mức độ trừng phạt của Washington. Trong khái niệm về tác chiến không – hải nhất thể, không tồn tại cái gọi là “ưu thế tăng dần”, chí ít là đối với những khả năng tiềm ẩn mà Trung Quốc còn đang che giấu.
“Sát thủ hàng không mẫu hạm” DF-21 của Trung Quốc
Nếu Nhà trắng tiếp tục sử dụng tàu sân bay để chuyển tải ý đồ ngoại giao, thì nên cẩn trọng rằng, mọi thông điệp của Mỹ rất có thể bị hiểu sai. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ hủy bỏ chính sách trả đũa hạt nhân tại Đức. Cũng như hiện nay, rất nhiều người hoài nghi, liệu Mỹ có đồng ý dùng New York để đổi Bonn hay lấy Los Angeles để đổi lấy Đài Bắc?
Nếu sự uy hiếp có hiệu quả, đó là vì quân đồn trú tại Berlin (Thủ đô Đức) chỉ là một bộ phận nằm trong chính sách kiềm chế toàn diện của Mỹ. Nhưng tình hình hiện nay không giống với ngày xưa. Quân đội Mỹ có thể điều hải quân đánh bộ đến đóng quân tại đảo trên Thái Bình Dương, bao vây Đài Loan. Nhưng trên thực tế, hiện nay Mỹ đang cắt giảm ngân sách, đầu tư kỹ thuật lỗi thời và quân đồn trú tại Okinawa cũng đang bị tinh giảm.
Do thiếu độ tin cậy, nên dùng tàu sân bay để thực hiện “chiến lược Berlin” của Mỹ đã rơi vào vòng nguy hiểm, hoặc nói cách khác là phí công vô ích. Nếu hàng không mẫu hạm bị đánh chìm, như vậy có thể xảy ra hai tình huống:
Một là, Mỹ sẽ phát động một cuộc chiến tranh mà ban đầu chính họ muốn ngăn cản. Tuy nhiên, nhiều phần là Mỹ sẽ không lựa chọn cuộc chiến tranh này.
Thứ 2 là, Mỹ đưa ra các đe dọa rỗng tuếch, hư trương thanh thế và mất đi địa vị bá chủ.
Khi bản thân mình đang rất dễ bị vấp ngã, khi tiến hành một chiến lược mất phương hướng như vậy, không dễ để Mỹ có quyết sách, hướng đi chuẩn xác.
Theo ANTD
Nga sẽ trả đũa các nhà ngoại giao Mỹ
Ngày 2-4, Nga tuyên bố sẽ có những hành động đáp trả tương xứng với các nhà ngoại giao Mỹ sau khi Ngân hàng JP Morgan (Mỹ) đã đóng băng tất cả các giao dịch chuyển tiền của Đại sứ Nga tại nước Cộng hòa Kazakhstan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich cho biết: "Quyết định của Ngân hàng JP Morgan Chase khi phong tỏa hoạt động chuyển tiền của Đại sứ Nga tại Astana (Kazakhstan) cho Công ty Bảo hiểm Sogaz là một quyết định vô lý, phi pháp và không thể chấp nhận được".
Cũng theo ông Lukashevich hành động này của JP Morgan là "viện cớ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga". Đồng thời ông Lukashevich cũng khẳng định: "Washington nên hiểu rằng, mọi hành động thù địch đối với các nhà ngoại giao Nga không chỉ vi phạm cơ bản luật pháp quốc tế, mà còn châm ngòi cho các hành động trả đũa sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Mỹ tại Nga".
Được biết, Công ty Bảo hiểm Sogaz có liên kết với Russia Bank, một trong những ngân hàng được Mỹ liệt vào trong danh sách các cá nhân và công ty bị Mỹ trừng phạt sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.
Theo ANTD
Cộng đồng mạng Nga giễu cợt lệnh cấm vận của Mỹ Cư dân mạng Nga thi nhau đăng ảnh mỉa mai lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga. Trong những ngày gần đây, cộng đồng sử dụng mạng xã hội ở Nga bắt đầu chiến dịch mỉa mai lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt với Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Cộng đồng mạng Nga đã nghĩ ra vô...