Trung Quốc đang tìm kiếm điều gì ở Mỹ Latinh?
Trung Quốc quan tâm tới Nam Mỹ không chỉ vì nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng mà còn là đồng minh tiềm năng trong cuộc đối đầu với Mỹ.
Tờ Lenta của Nga ngày 11/8 đăng tải bài xã luận cho biết, việc Bắc Kinh thúc đẩy hàng loạt chương trình hợp tác với các nước Mỹ Latinh không chỉ nhằm mục đích nhắm tới các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này mà còn để tìm kiếm một đồng minh tiềm năng trong cuộc đối đầu với Mỹ, mở rộng sự ảnh hưởng của mình trên toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Brazil.
Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện của mình ở Mỹ Latinh bằng cách tham gia vào các ngành sản xuất đồng và dầu lửa, xây dựng nhà ở, xây thủy điện, đường cao tốc, đường sắt. Thậm chí Bắc Kinh còn sẵn sàng xây một tuyến đường mới từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương thay thế cho kênh đào Panama.
Đòn bẩy chính để Trung Quốc phát tán ảnh hưởng của mình tại Mỹ Latinh chính là các khoản vay thương mại ưu đãi. Từ năm 2000 đến năm 2003, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực này đã tăng hơn 20 lần, từ 12.6 đến 261.6 tỷ USD. Giao dịch thương mại giữa Brazil, Chile và Peru với Trung Quốc đã vượt qua cả với Mỹ.
Chỉ trong ba năm qua, Trung Quốc đã cung cấp cho các nước Mỹ Latinh những khoản vay tổng trị giá 50 tỷ USD. Và Nam Mỹ đã trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc cũng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và khoa học vũ trụ với Chile, Brazil, Venezuela, Cuba; phóng truyền hình vệ tinh đầu tiên trong lịch sử cho Venezuela, hợp tác không gian với Brazil.
Từ năm 2012, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tiến hành hai “Diễn đàn Quốc phòng” ở Bắc Kinh cho các sĩ quan cao cấp từ Mỹ Latinh.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới sự phát triển của “lục địa hy vọng” từ những năm 2000. Mục đích chính là để đáp ứng sự tăng nhu cầu của các nguồn lực kinh tế như năng lượng và khoáng sản. Thứ hai, một số nước trong khu vực này được xem là đồng minh có cùng ý thức hệ chính trị với Bắc Kinh.
Trung Quốc được cho là đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế hiện nay trong khu vực Mỹ Latinh, nhưng theo Lenta, rõ ràng sự đóng góp này chỉ giúp phát triển cho phong trào cánh tả và tình cảm chống Mỹ ở khu vực này mà Bắc Kinh đã bắt đầu từ rất lâu trước khi đến đây với nhiều tiền của mình.
Đòn bẩy chính để Trung Quốc phát tán ảnh hưởng của mình tại Mỹ Latinh chính là các khoản vay thương mại ưu đãi.
Mỹ từng nổi tiếng với “học thuyết Monroe” được thành lập bởi Tổng thống thứ 5 James Monroe, người cho rằng “Lục địa Mỹ đã giành được tự do và độc lập… không nên được coi là một đối tượng của thực dân tương lai của bất kỳ cường quốc châu Âu nào”.
Thông điệp được đọc trước Quốc hội năm 1923 có nội dung chính là nhằm nhấn mạnh rằng các nước Mỹ Latinh nên nằm ngoài sự can thiệp của các cường quốc châu Âu và mọi hành động cố gắng kiểm soát các nước này đều được xem là biểu hiện của sự không thân thiện với nước Mỹ.
Thực tế, thời đại của “học thuyết Monroe” đã biến mất, Mỹ đang xem các nước Mỹ Latinh là các đối tác của mình như thông điệp được Ngoại trưởng Mỹ công bố hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận Trung Quốc cho rằng sự công nhận này là bằng chứng cho thực tế rằng Washington không còn khả năng chống lại vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh ở châu lục của họ.
Sự cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước Mỹ Latinh còn được cho là động lực thúc đẩy một số quốc gia trong khu vực nàynhư Venezuela và Cuba, gần đây đã công khai lên tiếng chống lại sự bá quyền của Mỹ và công kích các chính sách của Washington.
Theo Lenta, Trung Quốc đã liên tục tăng ảnh hưởng của mình ở Nam Mỹ bằng chiến lược “trỗi dậy hòa bình” ở sân sau của Mỹ. Và sự trỗi dậy hòa bình chỉ thực hiện thông qua các dự án kinh tế quy mô lớn liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước này với Trung Quốc.
Tờ báo cho biết, chìa khóa để nâng cao vai trò của Trung Quốc trong khu vực Nam và Trung Mỹ có thể là xây dựng kênh đào xuyên đại dương ở Nicaragua thay thế cho Panama.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ sẽ xuất khẩu tên lửa BrahMos sang Đông Nam Á
Theo thông tin từ tờ Thời báo Ấn Độ, một số quốc gia Đông Nam Á và Mỹ Latinh đã bày tỏ mối quan tâm tới việc mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ và Ấn Độ có thể xuất khẩu tên lửa này cho các quốc gia thân thiết.
ảnh minh họa
Ông Sudhir Kumar Mishra, Giám đốc điều hành của liên doanh tên lửa BrahMos Nga-Ấn cho biết: "Một vài quốc gia Đông Nam Á và Mỹ Latinh muốn có BrahMos, đã bày tỏ mối quan tâm tới nó, đặc biệt là phiên bản hải quân và bảo vệ bờ biển. Hiện đã có danh sách những nước như vậy và chúng tôi đang xúc tiến chiến lược tiếp thị để xuất khẩu tên lửa BrahMos tới một số nước. Chúng tôi dự kiến một số hợp đồng xuất khẩu sẽ được ký với các nước bạn bè của cả Ấn Độ và Nga trong tương lai gần".
Ông Mishra từ chối nêu tên các quốc gia đang muốn nhập khẩu hệ thống tên lửa này, nhưng nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các quốc gia này bao gồm 2 quốc gia ở Đông Nam Á trong đó có Indonesia và Venezuela ở Mỹ Latinh.
Người đứng đầu cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander trước đó cũng bày tỏ mong muốn xuất khẩu vũ khí quốc phòng cho các quốc gia bạn bè.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 290 km và có thể mang tới 300 kg đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa là 2,8 Mach, nhanh gấp 3 lần so với tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk của Mỹ.
Tên lửa BrahMos được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa 3M55 Yakhont (SS-N-26) của Nga.
Trước đây, Ấn Độ đã từng phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu nổi và từ mặt đất của dòng tên lửa này cho Hải quân và Lục quân nước mình. Hồi tháng 6 vừa qua, lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng đã phóng thử thành công một quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos từ một tàu chiến mới nhất mang tên INS Kolkata của nước này.
Hiện phiên bản tên lửa BrahMos phóng đi từ mặt đất đã được đưa vào biên chế của Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Phiên bản trên không của tên lửa này cũng đã được hoàn tất thử nghiệm từ cuối năm 2012 vừa qua. Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, Giám đốc Điều hành của BrahMos ông Sivathanu Pillai cho biết, tiến độ phát triển tên lửa này của Ấn Độ đã sớm 3 năm so với kế hoạch.
Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga. Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva ở Nga.
Theo_VnMedia
Nhật Bản giành thắng lợi trước Trung Quốc ở Mỹ Latinh Thủ tướng Nhật và Tổng thống Brazil sẽ đưa ra tuyên bố phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rouseff sẽ đưa ra tuyên bố chung vào ngày 1/8, trong đó cả hai sẽ cùng phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc...