Trung Quốc có thể thắng thế trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ
Sau hàng loạt đòn trừng phạt của Mỹ lên các công ty công nghệ, Trung Quốc vẫn không lép vế trong cuộc chiến giành vị trí thống trị công nghệ toàn cầu.
Tháng 7, sau khi Anh tuyên bố không cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G tại nước này, nhiều người xem đây là thành công của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực vận động hành lang đồng minh thân cận nhất của mình. Các quốc gia khác, như Australia và Nhật Bản, cũng đồng loạt ra lệnh cấm nhắm vào Huawei, với chung lý do lo ngại về mối đe dọa an ninh quốc gia giống Washington.
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia khác vẫn chào đón công nghệ của hãng này. Huawei hiện giành được thị trường tại hơn 170 quốc gia, trong đó có nhiều lãnh thổ ở châu Âu. Thậm chí, Canada vẫn chưa bị thuyết phục với ý tưởng nói “không” với công ty được cho là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.
Theo The Hill, Mỹ phải đón nhận thực tế rằng Trung Quốc có thể thắng thế trong cuộc chiến xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ trên thế giới.
Trung Quốc đang có những chiến dịch cụ thể nhằm thống trị công nghệ toàn cầu.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số
Trung Quốc đang nỗ lực thống trị công nghệ qua chương trình Con đường tơ lụa kỹ thuật số (Digital Silk Road – DSR), trong khuôn khổ một chiến dịch lớn hơn mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường. Khởi xướng từ năm 2015, DSR là một chương trình nghị sự khu vực kinh tế tư nhân được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn nhiệt tình, với mục tiêu bành trướng sức mạnh kỹ thuật số của Trung Quốc tới các quốc gia khác, qua đó củng cố vị thế của nước này trên khía cạnh thương mại và chính trị.
DSR đáp ứng nhu cầu kết nối từ châu Á sang châu Phi và đến châu Mỹ Latin. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng phần lớn nền tảng kỹ thuật số của thế giới, bao gồm cáp quang và hệ thống mạng viễn thông. Nhiều trung tâm dữ liệu được xây dựng, đồng thời Trung Quốc triển khai các dự án về giáo dục thông minh và giám sát trực tuyến. Đại dịch toàn cầu thậm chí mang lại cơ hội cho các công ty Trung Quốc tăng tốc phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số. Cả Huawei và Alibaba đều chia sẻ hệ thống phát hiện virus corona ra nước ngoài.
Trung Quốc hỗ trợ nhiệt tình ý tưởng mở rộng tầm ảnh hưởng này. Thực tế, Huawei dễ dàng chạm tới thành công nhờ hạn mức tín dụng do chính phủ quê nhà hậu thuẫn, có thời điểm lên tới 100 tỷ USD, đảm bảo hãng này có thể đánh bật mọi đối thủ không chỉ về khía cạnh giá cả mà còn về lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các quốc gia khác những khoản vay hàng tỷ USD dưới danh nghĩa viện trợ phát triển để các quốc gia này mua công nghệ của Trung Quốc. Đó chính là tác động tích cực của chương trình DSR đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu. Thậm chí Liên hợp quốc đang tham khảo chương trình này như một kế sách thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của mình.
Các công ty công nghệ Mỹ cũng đang làm rất tốt – Microsoft và Alphabet có giá trị hơn nhiều so với Alibaba hay Tencent. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua giành lấy thị phần thế giới, hội đồng quản trị của nhiều công ty Mỹ chỉ đơn giản không muốn đầu tư vào các quốc gia nằm ngoài thị trường đồng minh hay thị trường phương Tây cốt lõi của mình. Hiện tại thị phần trên phạm vi toàn cầu của Oracle, một trong những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, chỉ bằng một phần ba Huawei.
Trên phương diện thương mại, ở hầu hết thị trường, các công ty phương Tây đang bị lu mờ bởi những đối thủ đến từ Trung Quốc. Đây là điều đáng lo ngại với Mỹ, khi xét đến mục tiêu Trung Quốc muốn thực hiện nhờ vào ưu thế công nghệ của mình.
Tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của Trung Quốc
Cuối năm nay, kế hoạch “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035″ dự kiến được công bố, với mục đích thiết lập bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các công nghệ đang phát triển như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và 5G trong 15 năm tới.
Với lợi thế cơ sở hạ tầng công nghệ đang thống trị tại rất nhiều quốc gia, kế hoạch năm 2035 của Trung Quốc sẽ củng cố bộ tiêu chuẩn của nước này như một chuẩn mực chung và mang lại cho các công ty Trung Quốc lợi thế kinh doanh đáng kể và có lẽ là lợi thế kinh doanh lâu dài, so với các đối thủ Mỹ.
Thực tế Trung Quốc đang nỗ lực nắm bắt các công nghệ tiên tiến. Baidu, còn được biết đến là “Google của Trung Quốc”, đã phát triển nền tảng xe tự hành mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới. Hãng này hiện đã ký kết với 130 đối tác, trong đó có nhiều đơn vị sản xuất ôtô châu Âu.
Chính quyền Bắc Kinh cũng có khát vọng trong lĩnh vực blockchain khi ra mắt một nền tảng thuộc sự kiểm soát của chính phủ có tên “Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối” (Blockchain Service Network – BSN). Trung Quốc không chỉ muốn nền tảng này chiếm ưu thế tại thị trường nội địa mà còn muốn nó “làm nên chuyện” trên phạm vi toàn cầu. Chỉ 6 tháng kể từ khi ra mắt, BSN đã có mặt tại hàng chục quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Australia và Mỹ.
Tiếp đó là Internet. Trung Quốc tuyên bố kế hoạch thay thế kiến trúc công nghệ từng hỗ trợ Internet trong suốt nửa thế kỷ qua bằng một kiến trúc hoàn toàn mới. Thiết kế mới này do Huawei xây dựng, đòi hỏi giao thức Internet mới (tạm gọi là đề xuất “IP mới”) cho phép các quốc gia kiểm soát Internet. Dù không thể sớm áp dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế, đề xuất này chính là lời nhắc nhở rõ ràng về việc công nghệ không phải lĩnh vực trung lập về đạo đức, mà thay vào đó, có nhiều giá trị chủ quan chống đỡ phía sau chúng.
Video đang HOT
Đây sẽ thực sự là vấn đề khi Trung Quốc có thể kiểm soát công nghệ. Chính quyền Bắc Kinh muốn định ra các tiêu chuẩn dành cho những công nghệ trọng điểm trong tương lai, như AI và các giá trị dựa trên chúng – một động thái giúp toàn thế giới thoát khỏi chướng ảnh hưởng của Mỹ về mặt thương mại và chính trị.
Nhu cầu kết nối của thế giới ngày càng mãnh liệt hơn và Trung Quốc đang đáp ứng nhu cầu đó. Mỹ cũng cần có kế sách tương tự “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”của riêng mình nếu còn muốn duy trì sức ảnh hưởng lâu dài trên phạm vi rộng lớn hơn so với đối thủ Huawei.
Mỹ đã cắt Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng thế giới như thế nào?
Từng tự hào là công xưởng vĩ đại của thế giới, Trung Quốc dần đánh mất vị thế của mình trong cuộc chiến công nghệ đối đầu Mỹ.
Zing lược dịch bài viết dựa trên quan điểm từ tác giả Lauly Li và Cheng Ting-Fang, Nikkei Asian Review.
"Tại sao các anh không chuyển bớt năng lực sản xuất của mình ra ngoài Trung Quốc?"
"Tại sao các anh không đẩy nhanh tiến độ?"
Câu hỏi cắt ngang cuộc trò chuyện.
Không giống như những chuyến thăm xã giao trước đây, một số quan chức từ Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan và Đại sứ quán Mỹ đi thẳng vào vấn đề trong cuộc gặp với ban lãnh đạo một công ty công nghệ lớn, đối tác chính của Apple.
Đó là một buổi sáng mùa hè nóng nực ở Đài Bắc, cuộc gặp này được những người tham gia mô tả là "nghiêm trọng và đáng lo ngại".
"Chúng tôi cảm thấy khó chịu. Họ hỏi nhiều câu mà chúng tôi chưa chắc có khả năng trả lời. Các câu trả lời đều liên quan đến chiến lược chưa được báo cáo của cả công ty và khách hàng", một người cho biết.
Thông điệp vào buổi sáng hôm đấy rất rõ ràng, chính phủ Mỹ đang trực tiếp kêu gọi doanh nghiệp cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc.
Chính quyền ông Trump đang thể hiện rõ lập trường của mình đối với các công ty đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc
Theo một số nguồn tin chia sẻ với Nikkei Asian Review, giới chức Mỹ cũng đã gặp gỡ một số nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan, đối tác cung cấp thiết bị cho gã khổng lồ công nghệ Huawei Technologies. Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ vẫn còn đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, những cuộc gặp này ngày càng thể hiện tham vọng, mong muốn lôi kéo sự ủng hộ từ những doanh nghiệp hàng đầu về phía Mỹ.
"Họ ở đây để đảm bảo rằng chúng tôi hiểu các quy tắc kiểm soát xuất khẩu và cho chúng tôi biết lập trường của chính phủ Mỹ với Huawei. Mặc dù vậy, chúng tôi tin rằng đây là một lời cảnh báo", nguồn tin trong ngành chip tiết lộ.
Chọn bên hoặc bị trừng phạt
Đối với đội ngũ điều hành ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến tranh công nghệ giành vị trí tối cao giữa hai siêu cường thế giới đã bước lên một tầm cao mới. Mọi thứ bắt đầu vào năm 2016 với lệnh trừng phạt công ty thiết bị viễn thông ZTE và ngày càng nghiêm trọng hơn khi Washington gia tăng sức ép lên nhiều công ty Trung Quốc vì liên quan đến an ninh quốc gia.
Chỉ trong một năm, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã 3 lần sửa đổi các quy tắc kiểm soát xuất khẩu trừng phạt Huawei. Không những thế, chính phủ Mỹ liên tục bổ sung thêm các công ty Trung Quốc mới vào danh sách đen của mình. Theo thống kê, 70 công ty, tổ chức liên quan đến Trung Quốc đã bị đưa vào bản danh sách này.
"Washington đã biến công nghệ bán dẫn trở thành vũ khí của mình, làm chậm lại giấc mộng vươn lên của Trung Quốc", Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich có trụ sở tại Singapore, nhận xét.
Không công ty nào muốn nhận lại kết cục giống Huawei. Ảnh: AP.
Chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giảm bớt quan hệ với khách hàng Trung Quốc, sát cánh với Mỹ hoặc đối mặt với tình huống xấu nhất khi trở thành mục tiêu tiếp theo của Washington. Đó là những gì chính phủ Mỹ đang cố gắng truyền tải.
Với một hệ sinh thái cung ứng không thua kém bất kỳ môi trường nào, những ý tưởng về việc rời bỏ Trung Quốc tưởng như sẽ không bao giờ thành hiện thực. Không thể thành có thể, lần lượt các ông lớn như Apple, Google rút lui khỏi đất nước tỷ dân để đặt chân đến Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia... trong suốt 36 tháng qua.
Tuy nhiên, liệu chuỗi cung ứng thay thế có thể phù hợp và hiệu quả bằng chuỗi cung ứng có năng lực sản xuất hơn 200 triệu chiếc iPhone mỗi năm ở Trung Quốc hay không?
Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng tại Đài Loan như TSMC, Foxconn,... đang bị đẩy vào giữa cuộc chiến, bị buộc phải chọn bên ngay cả khi không muốn. Hiện nay, các công ty Đài Loan đang là đối tác quan trọng với những ông trùm lớn như Apple, Microsoft, Google, Amazon, Qualcomm, nhưng đồng thời cũng bắt tay với Huawei, Xiaomi hay Alibaba.
"Đây là thời kỳ rất khó hiểu. Ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ qua chưa bao giờ phải chú ý đến các vấn đề chính trị quốc tế nhiều như bây giờ", Tung Tzu-hsien, Chủ tịch Pegatron, phát biểu.
Ngày 4/9, Giám đốc Viện công nghệ châu Á (AIT), Brent Christensen, đã công khai ủng hộ việc rời khỏi Trung Quốc thông qua một diễn đàn về tái cấu trúc, nơi xuất hiện nhiều đối tác của EU, Canada và Nhật Bản. Ông cho rằng các công ty quốc tế đang nhận ra sự nguy hiểm khi phó mặc tương lai vào Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm các trung tâm sản xuất và chế tạo thay thế bên ngoài lãnh thổ quốc gia này.
Tuy vậy, Trung Quốc không chỉ được coi là công xưởng của thế giới, với 1,4 tỷ dân, thị trường của quốc gia này là "miếng bánh béo bở" với bất cứ nhà đầu tư nào.
20% tổng doanh thu của Apple, hơn 20% doanh thu của Intel và 60% doanh thu của Qualcomm đều xuất phát từ Trung Quốc, mặc dù trong nhiều trường hợp, các mặt hàng sau đó được tái xuất sang những thị trường khác.
Một số công ty có tiếng, như Apple, đang cố gắng vượt qua quá trình chọn bên giữa Washington và Bắc Kinh. Công ty này là một ví dụ điển hình khi áp dụng "chiến lược hai mặt" để tự cân bằng trong cuộc chiến công nghệ. Vừa thúc đẩy các nhà cung cấp chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc từ cuối năm 2018, họ đồng thời "nuôi dưỡng" các công ty cây nhà lá vườn của đất nước tỷ dân để đảm bảo quyền tiếp cận thị trường nội địa.
Apple đã cho phép Wistron Đài Loan bán nhà máy lắp ráp iPhone của mình ở Côn Sơn cho đối thủ đến từ Trung Quốc, Luxshare Precision. Đây được coi là cơ hội vàng giúp công ty này có nền móng để trở thành một "Foxconn mới" trong tương lai. Vào tháng 8, Lens Technology của Trung Quốc cũng đã mua các nhà máy sản xuất vỏ iPhone ở Thái Châu từ Catcher Technology của Đài Loan, một nhà cung cấp vỏ kim loại lâu năm cho Apple.
"Apple luôn thúc đẩy các nhà cung cấp Trung Quốc. Chiến lược này trước đây đã giúp công ty có nhiều quyền thương lượng giá, nhưng hiện tại nó đang giúp Apple đa dạng hóa các rủi ro địa chính trị", một nguồn tin quen thuộc cho biết.
"Xu hướng toàn cầu G2 (nhóm 2 quốc gia lớn) là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi luôn lên kế hoạch để phục vụ cả hai thị trường", Young Liu, Chủ tịch Foxconn Technology phát biểu tại hội nghị nhà đầu tư ở Đài Bắc vào tháng 8. Ông cho biết công ty sẽ không chọn bên.
Không phải công ty nào cũng có đủ nguồn lực để thu hẹp khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc. Kể từ khi chính phủ Mỹ ban hành lệnh trừng phạt lên Huawei, các công ty chip rơi vào thế bị động. Họ phải chọn bên nếu không muốn trở thành mục tiêu tiếp theo hứng chịu sự tức giận của một trong hai chính phủ.
Cuộc chiến bán dẫn là vũ khí mà chính phủ Mỹ nhắm vào giới chức Bắc Kinh.
Trung Quốc vẫn chọn cách "im hơi lặng tiếng".
Tuy nhiên, một nguồn tin chia sẻ với Nikkei cho biết họ đang nhận được nhiều cuộc hẹn gặp gỡ các quan chức địa phương Trung Quốc "để uống trà", và trong cuộc họp đó, giới chức nước này sẽ tìm kiếm sự đảm bảo để không có bất cứ kế hoạch rút lui hay cắt giảm việc làm xảy ra.
Mặc dù sở hữu danh sách đen dành riêng cho các công ty nước ngoài đối xử không công bằng với công ty Trung Quốc, chính phủ nước này vẫn chưa đưa bất kỳ cái tên nào vào diện mục tiêu trừng phạt. Theo Global Times, những thương hiệu như Apple, Qualcomm, Cisco Systems và Boeing có khả năng sẽ bị thêm vào danh sách của Trung Quốc.
"Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương trong cuộc chiến giữa hai người khổng lồ. Chúng tôi lo lắng tài sản của mình tại Trung Quốc ngày nào đó sẽ trở thành con tin nếu căng thẳng giữa hai nước tiếp tục xấu đi", một người điều hành chuỗi cung ứng cho biết. Người này đồng thời chia sẻ thêm công ty đang âm thầm chuyển dòng tiền tại đây sang đầu tư vào Đông Nam Á.
Cuộc đại di cư lịch sử
Ngành công nghiệp đã bắt đầu một cuộc di cư lớn chưa từng thấy trong 2-3 thập kỷ. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 2.000 công ty Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong tất cả lĩnh vực đã lên kế hoạch đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.
Các công ty công nghệ, đặc biệt là các nhãn hiệu Mỹ như Apple, đang xem xét chuyển từ 15% đến 30% tổng sản lượng của họ ra khỏi Trung Quốc, con số tương đương với các lô hàng xuất khẩu đến Mỹ. Họ đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp châu Á hỗ trợ quá trình chuyển dịch trong vài năm.
Nhật Bản đã khởi động chương trình trợ cấp 2,08 tỷ USD nhằm khuyến khích các công ty đưa dây chuyền sản xuất về nước. Ngoài ra phân bổ thêm hơn 200 triệu USD tài trợ quá trình di cư sang Đông Nam Á. Tính đến tháng 7/2020, gần 90 công ty Nhật Bản đã được chấp thuận trợ cấp, trong khi hơn 1.600 công ty đã nộp đơn xin trợ cấp. Đài Loan cũng đã bắt đầu chiến dịch "chuyển sản xuất trở lại Đài Loan" bằng cách giảm thuế và lãi suất cho vay đặc biệt kể từ cuối năm 2018.
"Suy nghĩ của khách hàng đã thay đổi. Căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh buộc họ phải suy nghĩ về chiến lược sản xuất của mình, giống như mua bảo hiểm cho chính họ. Trong 2-3 năm tới, nhiều nhà lắp ráp, cung cấp linh kiện lớn sẽ chuyển năng lực sản xuất ra khỏi đây", người điều hành nhà cung cấp iPhone cho biết.
Sự bùng phát bất ngờ của đại dịch Covid-19 càng tạo ra nhiều lý do khiến những nhà cung cấp phải đa dạng hóa rủi ro thay vì dồn toàn bộ nguồn lực vào một khu vực duy nhất. Xu hướng bài Trung Quốc do lo ngại gián điệp nước ngoài cũng gia tăng.
Rời Trung Quốc không phải con đường đơn giản
Trung Quốc vẫn là quốc gia có cơ sở hạ tầng, nguồn lao động tay nghề cao không nơi nào sánh kịp. Chỉ với một cuộc điện thoại, hàng trăm nghìn công nhân có thể được huy động và giao sản phẩm trong vài giờ. Theo Bank of America Securities, thời gian để sản phẩm lên kệ tại các cửa hàng ở Mỹ có thể mất tới 40 ngày từ Thái Lan, gần gấp đôi so với Trung Quốc.
"Có ít nhất từ 30-40 quy trình sản xuất bảng mạch PCB. Ở Trung Quốc, chúng tôi có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và rất gần với tất cả nhà cung cấp. Chuyển đến bất kỳ nơi nào khác đồng nghĩa việc tất cả quy trình, công tác hậu cần cần phải được thiết kế lại, và điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi phải đào tạo lại toàn bộ công nhân. Điều đó sẽ gia tăng chi phí", Maurice Lee, người điều hành tại công ty sản xuất bảng mạch in Unimicron Technologies chỉ ra điểm bất lợi.
Dù vị tổng thống Mỹ tiếp theo là ông Trump hay ông Biden, rất khó để mối quan hệ Mỹ-Trung trở lại những ngày tháng tốt đẹp.
Nhờ các chính sách của chính phủ, từ một thành phố nông nghiệp hoang vắng ít được biết đến, Trịnh Châu đã trở thành một trung tâm sản xuất, cho ra lò 50% sản lượng iPhone trên thế giới mỗi năm. Chính quyền thành phố Trùng Khánh, phía tây Trung Quốc, cũng hỗ trợ HP và các nhà cung cấp của họ thành lập một trong những trung tâm sản xuất máy tính xách tay lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ngay cả trước chiến tranh thương mại, một số nhà cung cấp đã tìm cách chuyển dịch hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á trong bối cảnh chi phí gia tăng và tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc. Trong 4-5 năm qua, các nhà sản xuất gặp khó khăn khi thu hút công nhân làm việc vào mùa cao điểm. Thiếu công nhân, giá đất và tiền lương tăng cao đã trở thành vấn đề đau đầu chung của các nhà cung cấp trong những năm gần đây, và đã thúc đẩy các công ty tìm kiếm giải pháp thay thế bên ngoài Trung Quốc.
Những nỗ lực chuyển dịch hoạt động ra ngoài Trung Quốc đã đem lại nhiều kết quả trái chiều. Một chuỗi cung ứng mới đang xuất hiện ở Đông Nam Á và Ấn Độ.
Các nhà cung cấp công nghệ lớn đã có vị trí Malaysia, Philippines và nhiều nước Đông Nam Á. Tuy nhiên những nhà máy này thường có quy mô nhỏ, nằm rải rác khắp khu vực và không hoạt động hết công suất.
Các chuyên gia ngành công nghiệp và những người theo dõi thị trường đang hướng sự chú ý đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Tuy nhiên, không nhiều người trong số họ tin rằng sự căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh sẽ giảm xuống, cho dù bất kể ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo.
Những chiêu thu thập công nghệ quân sự nước ngoài của Trung Quốc Suốt hai thập niên qua, Trung Quốc đã thành công trong việc "đi tắt đón đầu" trong lĩnh vực công nghệ nhằm đuổi kịp phương Tây. Tháng 3.1999, khi NATO can dự vào cuộc chiến Kosovo một chiếc máy bay tàng hình F-117 của Mỹ (trên) đã bị lực lượng phòng không Serbia bắn hạ. Trung Quốc đã đề nghị phía Serbia "nhượng"...