Trung Quốc có thể ngăn Microsoft thâu tóm Nokia
Thương vụ đình đám Microsoft thâu tóm bộ phận di động của Nokia có nguy cơ đổ vỡ do sự ngăn cản từ phía Trung Quốc, khi chính phủ nước này yêu cầu Microsoft và Nokia phải hạ giá bản quyền sáng chế mà hãng đang nắm giữ nếu muốn được thông qua thương vụ mua bán.
Tưởng chừng như Microsoft đã hoàn tất được thương vụ thâu tóm bộ phận thiết bị của Nokia tuy nhiên những diễn biến mới cho thấy thương vụ này chưa hẳn đã có thể hoàn thành.
Theo 2 quan chức giấu tên từ phía chính phủ Trung Quốc tiết lộ các hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc, bao gồm Huawei Technologies và ZTE Corp, đã yêu cầu Bộ Thương mại Trung Quốc thiết lập các điều kiện về thỏa thuận mới chấp thuận thương vụ thâu tóm của Microsoft và Nokia, nếu không chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành các điều tra về chống độc quyền nhắm vào Nokia và Microsoft để ngăn cản thương vụ này.
Thương vụ đình đám Microsoft – Nokia có thể gặp trở ngại từ Trung Quốc
Theo đó, điều kiện mà 2 hãng sản xuất smartphone và chính phủ Trung Quốc đưa ra là yêu cầu phía Nokia và Microsoft không được tăng lệ phí cấp phép các bằng sáng chế mà 2 hãng đang nắm giữ, đặc biệt là các bằng sáng chế về công nghệ không dây mà các hãng sản xuất điện thoại khác, trong đó có Huawei và ZTE đang sử dụng.
Trước đó, Microsoft đã bất ngờ công bố thương vụ đình đám khi bỏ ra đến 5,2 tỉ USD để thâu tóm bộ phận thiết bị của Nokia và 2 tỉ USD để mua lại các bằng sáng chế di động mà Nokia đang nắm giữ. Chính phủ Phần Lan, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận thương vụ mua bán này do vậy tưởng chừng như mọi chuyện đã ổn thỏa trước khi có những rắc rối từ phía chính phủ Trung Quốc.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc can thiệp vào các thương vụ thâu tóm đình đám giữa các hãng công nghệ. Hồi năm 2012, chính phủ Trung Quốc cũng ngăn cản việc phê duyệt thương vụ Google mua lại bộ phận di động của Motorola, cho đến khi “gã khổng lồ tìm kiếm” Google hứa hẹn vẫn sẽ giữ chính sách cấp phép miễn phí Android cho các hãng sản xuất smartphone.
Với thương vụ hiện tại giữa Microsoft và Nokia, chính phủ Trung Quốc một lần nữa lo ngại rằng sau khi thương vụ hoàn tất, Microsoft và Nokia sẽ sử dụng các bằng sáng chế mà cả 2 đang nắm giữ để kiếm được những khoản thu nhập bằng cách ép buộc các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc nộp thêm lệ phí sử dụng bản quyền.
Mặc dù Nokia đang gặp khó khăn trên thị trường di động và smartphone tuy nhiên hãng điện thoại của Phần Lan vẫn đang nắm giữ một số lượng lớn bản quyền công nghệ quan trọng và vẫn thu được những khoản tiền lớn bằng cách bán bản quyền công nghệ cũng như các vụ kiện cáo các hãng sản xuất điện thoại khác vi phạm bản quyền mình đang nắm giữ.
Hiện tại phát ngôn viên của Huawei, ZTE, Microsoft và Nokia đều chưa đưa ra bất kì lời bình luận nào về thông tin kể trên.
Theo Dân Trí
Những sáng chế công nghệ kỳ cục nhất năm 2013
Mỗi năm, các hãng công nghệ lại gửi đơn xin hoặc được cấp bằng sáng chế cho hàng trăm phát minh mới và nhiều trong số đó khá ngộ nghĩnh, lạ tai.
Năm nay, Motorola, Google, Microsoft, Sony đều đã đăng ký bản quyền cho những ý tưởng "không giống ai".
Xăm microphone lên cổ họng
Motorola, hiện thuộc Google, xin Ủy ban thương mại Mỹ cấp bản quyền cho sáng chế "hình xăm điện tử ở cổ" đóng vai trò như một chiếc microphone. Do được dán ngay trên cổ họng, microphone này sẽ nhận diện được các rung động âm thanh của người dùng khi nói chuyện, nhờ đó loại bỏ được các tạp âm gây nhiễu hoặc có khả năng phát hiện nói dối. Hình xăm sẽ tương tác với các thiết bị di động qua kết nối Bluetooth. Hiện chưa có thông tin gì về việc Motorola có đem áp dụng công nghệ này vào thực tế hay không.
Bộ tóc giả thông minh
Khi nói đến thiết bị di động đeo trên người, người ta thường nghĩ tới kính, đồng hồ, vòng tay thông minh, còn Sony lại nghĩ đến... bộ tóc giả. Smart Wig (tóc giả thông minh) là thiết bị bao gồm một hệ thống GPS, camera, cảm biến rung... để theo dõi chuyển động của đầu. Nó có thể kết nối với smartphone, máy tính và hỗ trợ người sử dụng khi thuyết trình, như chỉ cần nheo mắt là máy tính sẽ chuyển sang slide tiếp theo. Hoặc Smart Wig giúp phân tích sóng não, huyết áp, nhiệt độ... để thường xuyên cập nhật về sức khỏe.
Trả tiền quảng cáo theo số lần nhìn
Google cho rằng cách tính chi phí quảng cáo trực tuyến hiện nay chưa hiệu quả bởi nhà quảng cáo không thể biết người truy cập một website có liếc mắt nhìn banner của họ hay không, hoặc có thì nhìn bao nhiêu lần. Vào tháng 8/2013, Google được cấp bản quyền cho mô hình quảng cáo "pay-per-gaze" (trả theo số lần nhìn). Bằng sáng chế mô tả một thiết bị đeo trên đầu (như Google Glass) có khả năng nhận biết người dùng đang theo dõi quảng cáo nào, với thời gian bao lâu và hình ảnh nào thu hút họ nhất. Thậm chí, Google còn đề cập đến phương án "pay-per-emotion" (trả tiền theo cảm xúc), trong đó hệ thống tính toán liệu mắt người có mở to hơn khi xem quảng cáo bởi sự co giãn đồng tử có liên quan đến các trạng thái cảm xúc như quan tâm, ngạc nhiên, tò mò...
Áo ngực thông minh
Trong khi Sony quan tâm đến tóc giả thì Microsoft lại chú ý tới áo ngực của chị em. Một cảm biến được đặt trong áo để đo trạng thái cảm xúc cũng như xác định xem người mặc có đang ăn quá đà hay không vì phụ nữ có xu hướng ăn nhiều mỗi khi căng thẳng, buồn bã. Cảm biến sẽ phát tín hiệu cảnh báo để khuyến cáo người sử dụng tránh xa tủ lạnh, các cửa hàng đồ ăn nhanh... Microsoft cho hay họ sẽ tìm ra giải pháp để ý tưởng này phù hợp với cả nam và nữ.
Theo VNE
Apple tốn 60 triệu USD cho vụ kiện với Samsung Hãng công nghệ Mỹ đã trả hơn 60 triệu USD thuê luật sư và trả lệ phí tòa án trong vụ kiện diễn ra ở California (Mỹ) và đang đòi Samsung phải thanh toán một phần số tiền này. Apple bắt đầu khởi kiện Samsung vi phạm bản quyền công nghệ của họ từ cách đây 2 năm. Sau hai lần tranh tụng,...