Trung Quốc chinh phục Mỹ Latinh: Thêm “kênh đào Panama trên cạn”
Trung Quốc đã cùng Peru, Brazil kí bản ghi nhớ xây dựng một “ kênh đào Panama trên cạn”.
Peru và Trung Quốc ngày 12/11 đã ký bản ghi nhớ đánh dấu bước đi đầu tiên trong việc hợp tác xây dựng một tuyến đường sắt nối bờ Đại Tây Dương ở Brazil với bờ Thái Bình Dương ở Peru, nhằm tạo thuận lợi cho các nước Nam Mỹ này xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc.
Đây là một trong bảy văn kiện hợp tác được ký trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Peru Ollanta Humala sau khi dự hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 tại Bắc Kinh.
Bản ghi nhớ trên đã được các bộ giao thông của Peru, Brazil và Ủy ban phát triển và cải cách Trung Quốc thỏa thuận, theo đó ba bên sẽ thành lập một nhóm công tác nhằm nghiên cứu tính khả thi và những vấn đề tài chính của dự án.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Peru Humala chứng kiến ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Đây là kết quả của chuyến công du 10 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại quốc gia Argentina, Brazil, Venezuela và Cuba từ ngày 23/7. Trung Quốc, Brazil và Peru đã cùng nhau tuyên bố rằng ba nước này sẽ tiến hành một dự án đường sắt kết nối giữa Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Tuyến đường sắt này dài hơn 3.000 km, bắt đầu từ các thành phố ven biển của Peru và kết thúc là bờ biển của Brazil.
Tuyến đường sắt sẽ chạy qua các tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất thế giới, bao gồm Pakistan, Myanmar, vành đai kinh tế “Con đường tơ lụa”, cảng Piraeus của Hy Lạp, Want China Times dẫn bản tin của tuần báo Nam Phương cho hay.
Theo số liệu chính thức của Brazil, năm ngoái kim ngạch mậu dịch giữa Brazil và Trung Quốc đạt kỷ lục 83,3 tỷ USD. Từ năm 2009, Trung Quốc là đối tác thương mại số một của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này.
Trung Quốc nhập của Brazil chủ yếu là đậu tương, quặng sắt và các nguyên liệu khác.
Thông qua tuyến đường sắt trên, Brazil có thể xuất hàng sang Trung Quốc qua Thái Bình Dương mà không phải đi qua kênh đào Panama, nhằm giảm chi phí vận chuyển.
Theo các nhà phân tích, dự án trên cũng tạo thuận lợi cho Peru xuất khẩu sang Trung Quốc. Quốc gia châu Á này là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Peru, với kim ngạch trên 7,3 tỷ USD trong năm 2013.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài mục đích kinh tế rất có thể mục đích của dự án này là nhằm phá vỡ thế độc quyền của kênh đào Panama hiện do Mỹ quản lý.
Việc xây dựng tuyến đường sắt “Panama trên cạn” sẽ giúp Trung Quốc xác lập vị trí tích cực hơn trong việc kết nối với châu Phi, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương.
Hiện tại, vận tải đường biển là con đường giao thông xuyên quốc gia quan trọng nhất thế giới, trong khi ba “yết hầu” vận tải biển chính (gồm eo biển Malacca tại châu Á, kênh đào Suez giữa châu Á và châu Phi, kênh đào Panama chia tách khu vực Nam Mỹ và Bắc Mỹ) đều đang chịu sự kiểm soát bởi những hệ thống chính trị và kinh tế quốc tế do Mỹ đứng đầu.
Vị trí 2 kênh đào ở Panama và Nicaragua.
Đáng chú ý, đây cũng không phải là lần đầu Trung Quốc cố gắng phá vỡ thế độc quyền này của Mỹ. Trước đó, Trung Quốc và Nga đã đạt được thỏa thuận khung với Nicaragua xây dựng kênh đào đi qua lãnh thổ nước này.
Về lâu dài, kênh đào Nicaragua được xem là một sự chọn lựa thay thế cho kênh đào Panama. Truyền thông phương Tây đã đưa tin về khả năng hợp tác giữa Trung Quốc và Nicaragua xây dựng kênh đào Nicaragua.
Dự án kênh đào xuyên Nicaragua trị giá 40 tỉ USD, nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, sẽ chính thức bắt đầu vào cuối năm nay. Dự án bao gồm cả việc xây dựng đường sắt, đường ống dẫn dầu, cảng và sân bay bên bờ hai đại dương. Nicaragua sẽ được nhận 1% lợi nhuận trong năm đầu tiên kênh đào đi vào hoạt động, và tỷ lệ lợi nhuận được hưởng sẽ tăng 10% sau mỗi thập kỷ và đạt 100% sau 100 năm.
Dự kiến, kênh đào thứ 2 nằm ở Nicaragua sẽ dài khoảng 200 km, gần gấp 3 lần so với chiều dài 82 km của kênh đào Panama.
Theo kế hoạch, kênh đào xuyên Nicaragua sẽ được hoàn thành vào năm 2019 và bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 2020.
Như vậy, việc Trung Quốc cùng Brazil và Peru xây dựng tuyến đường sắt nối bờ Đại Tây Dương và bờ Thái Bình Dương bên cảnh những lợi ích kinh tế cho nước này nó còn có cố gắng phá thế độc quyền và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh.
Theo Đất Việt
Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu?
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Tuy nhiên, nó cũng khiến không ít người lo ngại nếu cả đoàn tàu chệch bánh.
Tung hứng ăn ý
Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev hôm 20/9 đưa ra lời cảnh cáo với Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, các nhà sản xuất của EU sẽ mất hết vị thế từng có tại thị trường Nga sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ.
Theo tờ RT, lý do được Thủ tướng Nga đưa ra là thị trường sẽ được các DN trong và ngoài nước khác chiếm hết. Nga và phương Tây sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết các khúc mắc bởi không thể mãi trừng phạt nhau. Nhưng khi quan hệ bình thường trở lại thì các DN châu Âu sẽ không thể quay trở lại thị trường Nga như cũ và đây là cái giá mà EU phải trả.
Theo ông Medvedev, cấm vận sẽ làm EU sẽ mất sạch thị phần tại Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo này cho biết, Moscow sẽ ưu tiên đối với các đối tác Mỹ Latinh và châu Á giúp đỡ Nga trong lúc khó khăn, ngầm hứa hẹn các cam kết dài hạn trong hợp tác thương mại với Nga.
Trước đó, hôm 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã vi phạm các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cho biết Nga không có ý định trả đũa và khẳng định các lệnh trừng phạt đó sẽ khiến Nga tự vực dậy nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây.
Trả lời Reuters, ông Putin cho biết Nga sẽ nghĩ tới những lợi ích của nền kinh tế với trọng tâm là phát triển và bảo vệ các nhà sản xuất và thị trường trong nước trước những sự cạnh tranh không công bằng.
Có thể thấy, tuyên bố của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev trong vài ngày qua tiếp tục rất "ăn ý" với Tổng thống Putin. Gần đây, các tuyên bố này dường như không còn gắn với hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà các nhà lãnh đạo Nga liên tục đưa ra trước đó, mà thay vào đó là các cảnh báo về hậu quả của các đòn trừng phạt đáng tiếc này.
Trước đó, ngay sau khi đón nhận thông tin phương Tây chính tiếp tục ấp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, cùng với những cảnh báo trả đũa, ông Putin cho biết, nước Nga sẽ hướng theo con đường kinh tế tự chủ. Lệnh trừng phạt của phương Tây thậm chí còn giúp Nga tăng khả năng tự cung tự cấp.
Trợ lý Tổng thống Nga Andrei Belousov bên lề hành lang một hội thảo kinh tế khi đó cho biết, có rất nhiều lĩnh vực phi nông sản thực phẩm mà mức độ lệ thuộc của phương Tây vào nó lớn hơn phía Liên bang Nga rất nhiều. Các mặt hàng được nêu ra như ôtô nhập khẩu, nhất là ô tô đã qua sử dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như quần áo...
Putin và Medvedev đưa nước Nga về đâu?
Phản ứng cũng gần như tức thời trước gói trừng phạt số 2 mà phương Tây đưa ra, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev khi đó đã đề cập tới các biện pháp trả đũa trong đó có tuyên bố cho rằng: nếu cấm vận nhắm vào ngành năng lượng và tài chính, Nga sẽ phản ứng tương xứng và nhấn mạnh sẽ chỉ có hãng bay của "các nước bạn bè với Nga" được bay qua không phận nước này.
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU.
Trong khoảng thời gian EU đang cân nhắc thời điểm áp dụng gói trừng phạt mới, Tổng thống Vladimir Putin hôm 10/9 cho biết, Nga phải duy trì răn đe hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa an ninh đang gia tăng. Ông Putin cũng đã nhắc nhở các đối tác phương Tây rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân.
Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng không ngần ngại cảnh báo cho rằng, Mỹ và EU cần tính tới những lợi ích của một cường quốc hạt nhân như Nga.
Theo trang Channel News Asia, ông Medvedev nhấn mạnh, Nga sở hữu phần lãnh thổ rộng lớn nhất. Họ có năng lực hạt nhân, có gần 150 triệu dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào...
Hàng loạt các biện pháp trả đũa đã được các nhà lãnh đạo Nga đề cập dồn dập trong khoảng 2 tuần qua, từ cấm nhập khẩu ôtô, quần áo, ngừng sử dụng USD, thậm chí là cấm sử dụng không phận Nga... Những lời đe dọa liên quan tới dầu khí, tới mùa đông lạnh giá và thậm chí là những lời bóng gió về năng lực hạt nhân... đều đã được nhắc tới.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trừng phạt là điều mà không chỉ châu Âu mà Nga cũng không hề mong muốn.
Những tín hiệu phát đi từ ông Putin và ông Medvedev gần đây đều cho thấy, Nga đang rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp trả đũa. Nền kinh tế Nga đã phát triển khá mạnh mẽ trong thập kỷ qua, thị trường rộng lớn, tài nguyên dồi dào... Tuy nhiên, trong một thế giới hiện nay khi mà các nền kinh tế quan hệ mật thiết với nhau để phát triển thì Nga rõ ràng không muốn tự tách mình ra.
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU. Ông Putin cũng tính tới các biện pháp trả đũa nhưng khẳng định những biện pháp này sẽ có lợi cho Nga, không hủy hoại Nga.
Thủ tướng Medvedev cuối tuần qua cho biết, Nga luôn nhìn về cả phương Tây và phương Đông. Theo đó, trong những năm tới, Nga sẽ thiết lập hợp tác với chặt chẽ với khu vực châu Á, nhưng đồng thời Nga không định rời bỏ truyền thống và tiếp tục nhìn cả về phương Tây lẫn phương Đông.
Theo vị thủ tướng này, Nga thúc đẩy ngành công nghiệp và nông nghiệp nội địa và hướng về châu Á nhưng không muốn tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đồng thời cảnh báo mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và phớt lờ Moscow là không thể.
Theo Văn Minh
Vietnamnet
"Kỳ quan hiện đại" vẫn gây kinh ngạc sau cả thế kỷ Kênh đào Panama đã chính thức khai trương cách đây đúng một thế kỷ, vào ngày 15/8/1914. Bất chấp việc phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại mới, sự kỳ vĩ của nó vẫn khiến người ta không khỏi kinh ngạc. Một số người gọi kênh đào Panama là "kỳ tích vĩ kỹ thuật vĩ đại nhất" của nhân loại....