Trung Quốc cấm cha mẹ Tân Cương cho con theo tôn giáo
Bất kì ai vi phạm sẽ bị lực lượng công an xử lý, theo tờ Tân Cương Nhật báo.
Phụ nữ Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc
Phụ huynh và người giám hộ ở Tân Cương, khu vực nhiều người Hồi giáo của Trung Quốc, sẽ không được phép khuyến khích hoặc ép buộc con mình tham gia các hoạt động tôn giáo, chính phủ nước này tiết lộ quy định mới về giáo dục vào ngày 12.10.
Quy định mới về giáo dục sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11 tới. Tờ Tân Cương Nhật báo chính thức đưa tin về quy định. Theo đó, phụ huynh hoặc người giám hộ không được phép “tổ chức, lôi kéo hoặc ép buộc trẻ em tham gia các hoạt động tôn giáo”.
Họ cũng bị cấm thúc đẩy niềm tin cực đoan ở trẻ em, bắt ép các em ăn mặc quần áo cực đoan hoặc có biểu tượng khác, theo tờ báo. “Bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào cũng có quyền ngăn chặn những hành vi trên và báo cáo với cơ quan công an”.
Quy định mới cũng cấm mọi hình thức hoạt động tôn giáo trong trường học.
Video đang HOT
Bắt đầu từ tháng 11 tới, phụ huynh không được phép cho con tham gia các hoạt động tôn giáo
Nếu cha mẹ không thể hướng dẫn con đi đúng hướng, tránh xa các tư tưởng khủng bố hay cực đoan có hại, các em sẽ không được đi học ở trường đang theo học. Những vị phụ huynh này có để đưa con đến học ở những trường đặc biệt để được “cải chính”, chính phủ Trung Quốc quy định.
Cũng theo đó, các trường phải hướng dẫn học sinh tránh xa chủ nghĩa ly khai và cực đoan, để tạo nên một môi trường “ưa chuộng khoa học, tìm kiếm sự thật, chối bỏ sự thiếu hiểu biết và phản đối mê tín dị đoan”.
Trong tình trạng bất ổn mà Bắc Kinh cho rằng do các chiến binh Hồi giáo gây ra, hàng trăm người đã thiệt mạng trong những năm gần đây ở Tân Cương, nơi sinh sống của những người dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) theo Hồi giáo. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền nói rằng bạo lực phần lớn là phản ứng với các chính sách đàn áp của Trung Quốc.
Chính phủ nước này kiên quyết phủ nhận bất kỳ sự vi phạm nhân quyền nào ở Tân Cương và khẳng định các quyền lợi pháp lý, văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ vẫn bảo vệ đầy đủ.
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
Trung Quốc đề nghị Indonesia đổi 1 quan tham lấy 4 người Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc đề nghị với chính phủ Indonesia dẫn độ 4 người Duy Ngô Nhĩ đang thụ án ở quốc gia này để đổi lại việc Bắc Kinh sẽ làm tương tự với một quan chức mà Jakarta đang săn lùng.
Quân đội Trung Quốc ở Tân Cương - Ảnh: Reuters
Ông Samadikun Hartono, 68 tuổi, bị tòa án Indonesia kết án 4 năm tù về tội tham nhũng hồi năm 2003 và buộc phải nộp 169 tỉ rupiah tiền bồi thường. Nhưng ông này trốn khỏi Indonesia để tránh bị ngồi tù. Indonesia nhờ Trung Quốc can thiệp và bắt được ông Samadikun ở Thượng Hải hồi tuần qua.
Trang thông tin Kompas.com cho biết giới chức Indonesia yêu cầu Trung Quốc cho dẫn độ quan tham về nước và Bắc Kinh đồng ý đề nghị này của Jakarta. Tuy nhiên, theo Straits Times, Bắc Kinh đưa ra yêu cầu Indonesia làm tương tự với 4 người Duy Ngô Nhĩ đang thụ án ở quốc gia này.
Hồi tháng 7.2015, tòa án Indonesia đã tuyên phạt 4 người Duy Ngô Nhĩ 6 năm tù mỗi người vì tham gia vào Santoso, tổ chức bị Jakarta liệt vào danh sách khủng bố ở Trung Sulawesi, vì ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Người Duy Ngô Nhĩ là nhóm thiểu số Hồi giáo ở khu vực Tân Cương, cực tây Trung Quốc.
Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao của Trung Quốc ở nước ngoài đã từ chối bình luận về vụ này. theo Straits Times.
Cảnh sát Indonesia tăng cường tuần tra ở Jakarta Reuters
Giáo sư luật Hikmahanto Juwana thuộc Đại học Indonesia nói với Straits Timesrằng yêu cầu của Trung Quốc không thể đáp ứng, bởi những người Duy Ngô Nhĩ này phạm tội trên lãnh thổ Indonesia và đang thụ án.
"Chịu thua áp lực của Trung Quốc sẽ làm cho công chúng nghĩ rằng chính phủ Indonesia yếu kém, tạo điều kiện cho Bắc Kinh can thiệp và gây rối hệ thống pháp luật của Indonesia", ông Hikmahanto nhận định.
Các nhóm hoạt động nhân quyền quốc tế phản đối việc trục xuất hoặc dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo về Trung Quốc. Năm 2015, dưới sức ép của Bắc Kinh, Thái Lan trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc, khiến Bangkok bị chỉ trích gay gắt.
Năm 2009, Indonesia và Trung Quốc đã ký hiệp ước dẫn độ song phương. Indonesia cũng ký hiệp ước dẫn độ với Malaysia, Philippines, Thái Lan, Úc, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Ramadi Việc quân đội Iraq giành chiến thắng Ramadi trước phiến quân IS chỉ có thể đạt được, sau khi có sự hòa giải giữa cộng đồng Hồi giáo Sunni và Shiite. Các lực lượng Iraq tái chiếm thành phố Ramadi là một chiến thắng quan trọng và có ý nghĩa biểu tượng. Quân đội Iraq phất cờ chiến thắng tại Tòa thị chính...