Trung Quốc bất ngờ cắt giảm hơn một triệu binh sĩ
Đây là lần đầu tiên quân số thường trực của Trung Quốc giảm xuống dưới mức một triệu binh sĩ, chưa bằng một nửa nếu so với mức 2,3 triệu binh sĩ hiện có.
Quân đội Trung Quốc sẽ cắt giảm hơn một nửa, chỉ còn một triệu binh sĩ. Ảnh: AP.
“Cấu trúc quân đội cũ, với thành phần chủ yếu là lục quân, sẽ được thay thế sau đợt cải tổ này”, PLA Daily, kênh ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc, đưa tin hôm 12.7. Bài viết cho biết sự thay đổi này nhằm giúp cân bằng tỷ lệ quân số giữa lục quân và các binh chủng khác thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Đây là lần đầu tiên quân số thường trực của Trung Quốc giảm xuống dưới mức một triệu binh sĩ, chưa bằng một nửa nếu so với mức 2,3 triệu binh sĩ hiện có. Quân đội Trung Quốc sẽ không còn là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới tính theo quân số.
“Cải cách dựa trên các mục tiêu chiến lược cũng như nhu cầu an ninh của Trung Quốc. Trong quá khứ, PLA tập trung vào việc chiến đấu trên bộ và bảo vệ lãnh thổ. Những điều này sẽ thay đổi về cơ bản”, bài viết nêu.
Video đang HOT
PLA Daily cho biết quân số của hải quân, lực lượng hỗ trợ đặc biệt và lực lượng tên lửa của PLA sẽ gia tăng, còn lực lượng sẵn sàng chiến đấu của không quân sẽ giữ nguyên.
“PLA sẽ được củng cố khả năng tiến hành các nhiệm vụ ở hải ngoại”, chuyên gia Xu Guangyu, cố vấn cấp cao của Hội Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc, nhận định trên Global Times. “Lợi ích chiến lược của Trung Quốc rải đều khắp thế giới và cần được bảo vệ. Việc này vượt quá năng lực hiện tại của quân đội”.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lực lượng lục quân của nước này có khoảng 850.000 binh sĩ chiến đấu vào năm 2013. Tuy nhiên, tổng quân số của lực lượng này không được công bố.
Đây là động thái mới nhất trong việc cải tổ quân đội của Trung Quốc. Tháng 3 năm nay, SCMP dẫn nguồn tin quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết sẽ giải tán 5 trong số 18 quân đoàn bộ binh chủ lực, một phần trong chương trình cải tổ mô hình quân đội lớn nhất thế giới thành lực lượng chiến đấu linh hoạt và hiện đại của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Việc cắt giảm các quân đoàn sẽ ảnh hưởng tới khoảng 200.000 binh sĩ. Một số lượng chưa xác định có thể được chuyển cho các đơn vị khác như lực lượng tên lửa chiến lược, hải quân, không quân, nguồn tin cho biết.
Các quân đoàn bị giải thể gồm quân đoàn 20 và 27, thuộc Bộ chỉ huy Trung tâm, quân đoàn 14 thuộc Đại chiến khu phía Nam, quân đoàn 16, Đại chiến khu phía Bắc và quân đoàn 47, Đại chiến khu phía Tây, nguồn tin nói với SCMP.
Theo Đông Phong (Zing News)
Trung Quốc triển khai binh sĩ tới căn cứ đầu tiên ở nước ngoài
Các tàu chở quân nhân Trung Quốc tới căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti ở vùng Sừng châu Phi đã rời cảng, Tân Hoa xã cho biết.
Tàu chở quân nhân Trung Quốc tới căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở nước ngoài đã rời cảng.
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một căn cứ hậu cần ở Djibouti năm ngoái nhằm cũng cấp nơi tái tiếp tế cho các tàu hải quân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình và nhân đạo ngoài khơi Yemen và Somalia.
Đây là căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh chính thức tuyên bố nó chỉ là căn cứ hậu cần.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa xã hôm 11.7 cho biết, các tàu chở nhân viên quân sự nước này đã rời cảng Zhanjiang ở miền Nam Trung Quốc để tới Djibouti thực hiện nhiệm vụ thành lập căn cứ hậu cần tại đây.
Tư lệnh Hải quân Shen Jinlong đã "nhận được lệnh xây dựng căn cứ ở Djibouti". Tuy nhiên, trong thông báo ngắn hôm 11.7, Tân Hoa xã không tiết lộ thời điểm căn cứ hải quân ở Djibouti đi vào hoạt động.
Theo Tân Hoa xã, việc thành lập căn cứ trên là quyết định của cả 2 nước sau các "cuộc đàm phán hữu nghị và phù hợp với lợi ích chung của 2 nước".
"Căn cứ này sẽ đảm bảo cho việc thực thi các nhiệm vụ của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình, viện trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á. Căn cứ này cũng sẽ hữu ích cho các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm hợp tác quân sự, tập trận chung, di tản và bảo vệ cứu hộ người Hoa ở nước ngoài đồng thời duy trì an ninh cho các chuyển hàng hải chiến lược quốc tế", Tân Hoa xã viết.
Trong khi đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc trong bài xã luận đăng ngày 12.7 khẳng định, việc xem căn cứ ở Djibouti là một căn cứ quân sự không có gì sai dù nó được mô tả chính thức là một cơ sở hậu cần.
"Đây chắc chắn là căn cứ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc và chúng tôi sẽ triển khai quân đội ở đây. Đây không phải là một điểm tiếp tế thương mại", bài xã luận viết, nhưng nhấn mạnh thêm rằng, sự phát triển quân sự của Trung Quốc là nhằm bảo vệ an ninh của nước này, chứ không phải là nỗ lực "tìm cách kiểm soát thế giới".
Tuy nhiên, vị trí căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti ở rìa tây bắc Ấn Độ Dương đã gây quan ngại cho Ấn Độ. New Delhi quan ngại căn cứ này sẽ trở thành "chuỗi ngọc trai" khác của Trung Quốc, với các đồng minh quân sự bao gồm Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka, đe dọa Ấn Độ.
Theo Danviet
Ông Tập nói chính sách 'một đất nước' gặp thách thức ở Hong Kong Chủ tịch Trung Quốc cho rằng có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách "một đất nước, hai chế độ" ở Hong Kong. Ông Tập thị sát lễ duyệt binh ở Hong Kong. Ảnh: Reuters. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay nói rằng công thức "một đất nước, hai chế độ" ở Hong Kong đang...