Trung Quốc: 80% nhãn sữa ngoại là sữa nội “đội lốt”
Nắm bắt tâm lý sợ sữa nội, chuộng sữa ngoại của người dân Trung Quốc, nhiều công ty tại đây đã ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp sữa, lấy thương hiệu ngoại. Tuy nhiên sản phẩm của họ khi bán trong nước chỉ có mỗi cái tên là…ngoại.
(Ảnh minh họa)
Thông tin vừa được tờ First Financial Daily có trụ sở tại Thượng Hải đăng tải. Theo đó có tới khoảng 80% các loại sữa thương hiệu ngoại tại Trung Quốc là sữa nội “đeo” mác ngoại.
Từ sau scandal sữa nhiễm độc melamine năm 2008 khiến 6 trẻ em thiệt mạng đến nay, rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã mất lòng tin vào các thương hiệu trong nước và đổ xô mua sữa cho con tại nước ngoài hoặc chỉ mua hàng “xách tay”.
Chính làn sóng những người Trung Quốc đến Hong Kong “vơ vét” sữa bột công thức đã khiến chính quyền đặc khu hành chính này mới đây phải ban bố lệnh cấm mang sữa số lượng lớn rời khỏi đây. Biện pháp này được đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu sữa trầm trọng do nạn buôn lậu sang đại lục.
Theo một chỉ thị có hiệu lực từ 1/3, mỗi cá nhân rời Hong Kong chỉ được phép mang 2 lon, tương đương 1,8 kg sữa. Những ai vi phạm có thể bị phạt tới 64.000 USD, tương đương hơn 1 tỷ đồng, thậm chí còn phải đối mặt với mức án 2 năm tù giam.
Video đang HOT
Nắm bắt tâm lý trên của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh nhạy kiếm lời bằng cách tung ra nhiều thương hiệu sữa ngoại. Họ ra nước ngoài đăng ký thành lập công ty và cho ra đời những nhãn sữa nghe có vẻ “Tây”.
Nhưng theo Wang Dingmien, một chuyên gia ngành sữa, thực chất các công ty này vẫn mua sữa của các nhà cung cấp Trung Quốc, đóng gói rồi bán lại cho chính người Trung Quốc.
Hiện ở nước này có khoảng 100 nhãn sữa bột nhập khẩu nhưng tới khoảng 80% “đội lốt” như cách trên. Những nhãn hàng phổ biến như Boistime, Scient hay Ausnutria đều bị cho là đang kinh doanh theo mô hình này.
Khi đã mang mác ngoại, các loại sữa Trung Quốc này sẽ được bán với giá cao hơn các sản phẩm trong nước, thậm chí còn đắt hơn cả các loại sữa ngoại “xịn” giúp các nhà sản xuất trục lợi lớn. Hiện giá một lon sữa mang mác ngoại cho trẻ sơ sinh tại Trung Quốc khoảng hơn 300 nhân dân tệ (tương đương 48 USD) trong khi chi phí sản xuất chỉ từ 70 – 90 nhân dân tệ/lon. Còn giá của các loại sữa ngoại “xịn” trung bình chỉ khoảng 120 nhân dân tệ/lon.
Trong năm ngoái, doanh thu của Boistime đạt tới 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 482 triệu USD). Doanh số của Ausnutria cũng đạt 500 triệu nhân dân tệ trong khi con số này của Scient là 700 triệu nhân dân tệ.
Theo Dantri
Sữa đồng loạt tăng giá 10% từ tháng 3
Một số đại lý sữa tại TP.HCM cho biết đã nhận được thông báo tăng giá từ các nhà phân phối sữa Abbott, Dutch Lady áp dụng từ tháng 3.
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu tăng giá sữa từ đầu tháng 3/2013 (Ảnh minh họa)
Đồng loạt tăng
Cô Nguyễn Thị Hà, chủ một cửa hàng sữa (quận Tân Bình), kể hôm trước tết nhập sữa Physiolac loại 900 g giá công ty giao là 412.000 đồng/hộp, sau khi chiết khấu thì bán giá 345.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, mới mùng 8 vừa rồi, khi lấy hàng thì công ty giao giá 412.000 đồng/hộp mà không hề thông báo tăng giá, chỉ có nhân viên kinh doanh "nói trước" là sẽ tăng.
Ông Trần Hữu Đức, Giám đốc đối ngoại Nutifood, nói năm 2012 chi phí đầu vào tăng như nguyên liệu, nhân công tăng... mà công ty chưa tăng. Vì vậy, công ty đã gửi công văn đến hệ thống siêu thị sẽ tăng giá trung bình 10%, áp dụng là ngày 18-3. Riêng hàng bình ổn sẽ tăng giá từ ngày 1/4.
Tương tự ông Đỗ Thái Vương, Giám đốc đối ngoại Abbot Nutrition International Việt Nam, xác nhận công ty tăng giá từ 2% đến 9% tùy sản phẩm, áp dụng từ ngày 1/3.
Cụ thể, sản phẩm của Abbott tăng giá khoảng 2%-9% với Similac Mom 400 g tăng lên 205.000 đồng, Gain Plus IQ 900 g tăng lên 474.000 đồng/hộp, Pediasure 1,7 kg tăng lên 981.000 đồng/hộp. Sản phẩm của Dutch Lady như Gold Step 1 (400 g) lên 150.000 đồng/hộp, Friso 1 (900 g) lên 303.000 đồng/hộp, Friso Gold 2 (900 g) lên 492.000 đồng/hộp. NutiFood có Nuti IQ 123 (400 g) lên 81.200 đồng/hộp, Pedia Plus 400 g lên 193.000 đồng/hộp. Chỉ có Friseland Campina cho biết chưa có thông tin chính thức về việc tăng giá.
Khảo sát khu vực kinh doanh sữa tập trung trên đường Nguyễn Thông, Tôn Thất Đạm và nhiều đại lý sữa tại TPHCM, chúng tôi thấy nhiều mặt hàng sữa tăng giá trong dịp Tết vừa qua. Giữa tháng này, các đại lý sữa cũng nhận thêm thông báo từ một số hãng sữa khác điều chỉnh giá sữa tăng từ 5%-7%.
Ông Trần Thanh Phú, chủ một đại lý sữa ở quận 3, cho biết hiện có 4, 5 hãng sữa chính thức tăng giá nhưng các mặt hàng khác cũng đã nhanh chóng tăng giá theo.
Cuối năm 2012, nhãn hàng sữa XO của hãng Namyang (Hàn Quốc) đã điều chỉnh giá tăng gần 10%, với giá bán lên 433.000-547.000 đồng/hộp 800 g. Cùng thời điểm này, cửa hàng bán sữa Abbott cũng tăng giá bán với lý do cải tiến mẫu mới. Đến ngày 2-1, hãng sữa Dumex cũng điều chỉnh giá một số dòng sản phẩm tăng từ 8,5%-9%.
Đến ngày 14/1, nhà phân phối sữa Mead Johnson có công văn chính thức gửi khách hàng điều chỉnh giá tăng khoảng 10%. Cụ thể, sữa Enfamil A 1 loại 400 g tăng lên 245.000 đồng/hộp (giá gợi ý bán cho người tiêu dùng là 254.000 đồng/hộp), loại hộp 900 g tăng lên 499.000 đồng/hộp (giá gợi ý là 519.000 đồng/hộp)...
Tăng giá phi lý
Nhiều hãng sữa đã "né" sự kiểm soát giá của cơ quan chức năng đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em bằng cách không dùng từ sữa trên nhãn hàng hóa mà thay bằng sản phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung. Vì vậy, cơ quan quản lý giá khó có thể kiểm soát được.
Thông tin từ Cục Quản lý giá cho thấy giá sữa nguyên liệu nhập khẩu trong nhiều tháng qua không tăng. Do đó, doanh nghiệp không có lý do gì để điều chỉnh giá tăng trong thời điểm này. Ông Phạm Ngọc Châu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hanco (TPHCM), cho hay giá các sản phẩm sữa của Hanco cả năm qua vẫn ổn định không tăng. Cũng như từ nay cho đến giữa năm 2013, Hanco cũng chưa có kế hoạch điều chỉnh về giá. Cũng theo ông Châu, các chi phí đầu vào vẫn ổn định kể cả giá sữa nguyên liệu nhập khẩu.
Giới chuyên môn phân tích sở dĩ các hãng sữa ngoại đua nhau tăng giá bán trong thời điểm này là do trong năm qua, sức tiêu thụ của họ giảm đáng kể, doanh thu không đạt. Trong khi các chi phí khác không thể cắt giảm, nhất là chi phí quảng cáo, tiếp thị, việc tăng giá bán là nhằm mục đích tăng doanh thu để bù đắp vào khoảng thiếu hụt trên. Trường hợp doanh số bán hàng sắp tới vẫn không đạt thì đến giữa năm sẽ có thêm đợt tăng giá mới, thậm chí cuối năm tiếp tục đẩy giá lên tiếp.
Giá sữa nguyên liệu (loại sữa nguyên kem) hiện nay khi nhập khẩu vào Việt Nam chỉ khoảng 90.000 đồng/kg, sữa gầy (không béo) chỉ hơn 80.000 đồng/kg. Các chi phí khác như các chất bổ sung, vỏ hộp, nhân công, khấu hao thiết bị máy móc chiếm khoảng 30.000 đồng. Như vậy, một hộp sữa loại 900 g có giá thành từ 120.000-130.000 đồng/hộp, trong khi giá bán trên thị trường dao động từ 250.000-510.000 đồng/hộp.
Theo xahoi
Tạm giữ 6.000 hộp sữa Danlait để làm rõ Ngày 21/2, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra đột xuất kho hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm và niêm phong tạm giữ 6.000 hộp sữa để làm rõ. Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội tạm giữ gần 6.000 lon sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm chiều 21/2. Ảnh: Nguyễn Hoài. Theo ông Kiều...