Trung – Nhật tố nhau là “chúa tể hắc ám”
Những tranh cãi ngoại giao qua lại giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan đến chủ quyền biển đảo hôm nay (6/1) vừa xuất hiện một diễn biến mới, khi một nhân vật nổi tiếng hắc ám trong bộ truyện Harry Porter được nhà ngoại giao Nhật dùng để gán cho Trung Quốc.
Căng thẳng ngoại giao giữa Nhật và Trung Quốc thời gian qua liên tục lên cao
Theo tờ Telegraph của Anh, đại sứ Nhật tại London Keiichi Hayashi đã cáo buộc Trung Quốc liên tục có những hành động “nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc áp đặt”, và tuyên bố một vụ việc gần đây có liên quan đến một tàu khu trục Trung Quốc trên biển Hoa Đông “có thể được xem như hành động chiến tranh”.
Trong một bài viết trên tờ Telegraph số ra hôm nay, ông Hayashi đã có một đòn phản công trước những cáo buộc mà ông Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại London đưa ra. Trước đó ông Liu tuyên bố thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang “gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình tòan cầu”, bằng cách “khơi dậy” tinh thần quân phiệt, từng là nguyên nhân gây ra Thế chiến II.
“Là một nền dân chủ tự do và hoàn toàn tôn trọng nhân quyền, Nhật Bản đã thể hiện sự hối hận sâu sắc và lời xin lỗi thành tâm về những tổn thất to lớn mà người dân nhiều nước phải hứng chịu do những việc mà mình gây ra”, ông Hayashi viết. Nhưng Nhật cũng có một lịch sử hậu chiến tranh lâu dài ủng hộ các nỗ lực hòa bình khắp thế giới, và đã “thể hiện sự kiềm chế cao nhất” trước những đe dọa từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật hồi năm ngoái, “tàu của Nhật đã chuyển hướng rời đi thay vì mạo hiểm làm nguy hiểm thêm tình hình”, vị đại sứ Nhật tuyên bố.
Trong bài viết hồi tuần trước cũng trên tờ Telegraph, ông Liu đã so sánh nước Nhật hiện đại với Chúa tể hắc ám Voldemort – một kẻ hung bạo mà cuối cùng đã “chết thảm” trong bộ truyện nổi tiếng Harry Potter, và kêu gọi người Anh đứng về phía Trung Quốc để chống lại kẻ thù chung thời chiến tranh xưa.
Nhưng ông Hayashi trong bài viết hôm nay đã đáp trả sự sỉ nhục này, khi so sánh Trung Quốc với “phù thủy bóng đêm” – một phản ứng có thể sẽ gây ra những bất đồng sâu sắc không mong đợi mới.
“Có hai con đường trước mặt Trung Quốc”, Hayashi viết. “Một đó là tìm kiếm đối thoại và tuân thủ quy định của pháp luật. Cách còn lại đó là trở thành một Voldemort trong khu vực bằng cách tạo đà cho chạy đua vũ trang và leo thang căng thẳng”.
Ông Hayashi cũng công kích tham vọng quân sự của Trung Quốc. “Thật lố bịch khi một quốc gia đã liên tục tăng chi tiêu quân sự hơn 10% mỗi năm trong suốt 20 năm qua lại có thể gọi một nước láng giềng là “quân phiệt”, vị đại sứ viết. “Trung Quốc muốn làm cho người dân nước mình mất lòng tin vào Nhật bằng cách đưa ra những cáo buộc vô căn cứ”.
Theo Dantri
Tin đồn lãnh đạo Triều Tiên cho 120 con chó xé xác chú là thất thiệt?
Nhiều nhà phân tích nhận định tin đồn gây xôn xao thời gian qua, rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh lột trần chú dượng Jang Song-thaek và 5 phụ tá của ông rồi đưa họ vào lồng chó, để 120 con chó đói xé xác, là thất thiệt.
Ông Jang Song-thaek đã bị xử tử hôm 12/12
Thông tin đã gây bão từ khoảng một tuần qua sau khi được tờ Straits Timesdẫn lại một "câu chuyện ngày 12/12" trên tờ báo do chính phủ Trung Quốc quản lý Wen Wei Po. Chú dượng nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông Jang Song-thaek, nhân vật từng được xem là quyền lực số 2 của Triều Tiên, và các phụ tá bị xử tử vào ngày 12/12 vì tội phản quốc và nhiều tội danh khác.
Cây bút Ching Cheong viết trên tờ Straits Times rằng: "Thông tin kinh hoàng trên rõ ràng cho thấy sự tàn bạo của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên...Sự thật có vẻ như cho thấy môt tờ báo của Bắc Kinh đã chứng minh Trung Quốc không còn quan tâm đến mối quan hệ với chính quyền ông Kim".
Tuy nhiên Tim Stanley của tờ Telegraph, Anh quốc, nghi ngờ câu chuyện "giật gân" này và theo ông thì nó khó có thể là sự thực.
"Câu chuyện về Triều Tiên quá điên rồ, quá tàn bạo đến khó tin", Tim Stanley đánh giá. "Ông Kim Jong-un là một đứa trẻ chăng? Quân đội dùng ông như con mèo cho một mục đích nào đó chăng? Tất cả đều có vẻ như không thể xảy ra."
Ngược lại Tim Stanley cảnh báo cần phải nhìn vào mục đích của những người tung câu chuyện đáng sợ trên ra. Ông cho rằng tờ Straits Timesthường được xem là cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền Singapore nên có thể câu chuyện mang động cơ chính trị. Và "chúng ta không thể phủ nhận khả năng bản thân Trung Quốc thêu dệt hoặc ít ra cũng khuyến khích cho câu chuyện, để gửi thông điệp tới Bình Nhưỡng. Chú của ông Kim là kiến trúc sư cho mối quan hệ kinh tế thân thiết giữa Trung-Triều và người ta cho rằng đã có rất nhiều giận dữ trước cái chết của ông Jang".
Trong khi đó, cây bút Fax Fisher của tờ Washington Post đã vạch ra 6 điểm chứng tỏ câu chuyện có thể là thất thiệt. Thứ nhất là tờ Wen Wei Po của Hồng Kông thường đăng những tin đồn thất thiệt, được xếp thứ 19 trên tổng số 21 tờ báo ở Hồng Kông về mức độ tin cậy. Thứ hai, không có tờ báo chính thống nào khác của Trung Quốc đăng tải câu chuyện sau khi nó xuất hiện được gần 1 tháng. Thứ ba, báo chí Hàn Quốc, vốn rất quan tâm đến vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cũng có động thái tương tự. "Câu chuyện này gần như không được báo chí Hàn Quốc đăng tải, vì nó rất đáng ngờ", Chad O'Carroll, biên tập viên trang tinNKNews.org cho hay. Thứ tư, câu chuyện đã trôi qua được gần một tháng, nhưng không có nguồn nào xác nhận thông tin. Ngoài ra, nhiều nhà phân tích tin rằng ông Jang Song-thaek và các phụ tá bị xử tử bằng cách xử bắn. Cuối cùng, tác giả Fax Fisher dẫn lời nhà châm biếm Karl Sharro, cho rằng chi tiết 120 con chó rất khó tin, bởi ông Kim Jong-un chắc chắn không có thời gian mà ngồi đếm chừng đó con chó được dùng để xé xác chú dượng của mình.
Nhưng vì sao báo chí phương Tây lại đăng tải rầm rộ lại câu chuyện? Theo Fax Fisher, báo chí phương Tây quá "khát" chuyện về Triều Tiên nên họ chấp nhận mọi câu chuyện dù nó có bị hiểu sai. Và theo tác giả, báo chí phương Tây có xu hướng thích đưa những câu chuyện giật gân để thu hút sự chú ý. Tác giả dẫn lời biên tập viên Chad O'Carroll: "Như bạn biết đó, các câu chuyện về Triều Tiên thường thu hút được rất nhiều người đọc, dễ thấy vì sao các biên tập viên muốn theo đuổi câu chuyện".
Theo Dantri
Bác sĩ "ký tên" trên gan bệnh nhân Một bác sĩ phẫu thuật dày dạn kinh nghiệm ở Anh đã bị đình chỉ công tác vì bị cáo buộc "ký tên" lên gan bệnh nhân. Truyền thông địa phương đưa tin, ông Simon Bramhall (ảnh), 48 tuổi đã phải đối mặt với cuộc điều tra sau khi một đồng nghiệp phát hiện các chữ cái đầu tên của ông là "S"...