Trứng cút sốt chua ngọt dễ làm lại vô cùng đưa cơm
Hôm nay iVIVU sẽ hướng dẫn cho bạn làm món trứng cút sốt chua ngọt đơn giản nhưng rất đưa cơm. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai từ vỏ và mềm thơm bên trong, trứng ngấm gia vị chua ngọt.
Trứng cút sốt chua ngọt dễ làm lại vô cùng đưa cơm
Nguyên liệu:
- Trứng cút 14 quả
- Cà chua 50gr
- Tỏi, hành
- Hành lá
- Gia vị: đường, hạt nêm, tiêu, giấm, dầu ăn…
Ảnh: sưu tầm
Video đang HOT
Sơ chế nguyên liệu món trứng cút sốt chua ngọt
- Trứng cút rửa sạch sau đó đem luộc chín, vớt ra thả vào tô nước lạnh ngâm 5-7 phút sau đó bạn bóc sạch vỏ trứng.
- Hành lá thái nhỏ, hành khô tỏi đập dập băm nhỏ. Pha hỗn hợp nước sốt chua ngọt gồm: tương ớt, đường, nước mắm, tiêu, tương cà, giấm, hạt nêm, 2 thìa nước lọc và khuấy đều cho hòa tan.
Các bước thực hiện món trứng cút sốt chua ngọt
Bước 1: Chiên trứng cút
Đặt chảo lên bếp với nhiều dầu ăn, tiếp theo cho trứng cút vào chiên tới khi trứng se lại thì vớt ra để ráo dầu.
Bước 2:
- Bắt chảo sạch lên bếp cho khoảng 1 thìa dầu ăn rồi cho hành khô tỏi băm và phi cho thơm sau đó cho bát nước sốt chua ngọt vào cùng và nấu cho sôi lên.
Ảnh: sưu tầm
- Sau đó thêm trứng cút vào cùng và đảo đều, rim khoảng 1 phút cho trứng cút ngấm đều gia vị thì cho hành lá lên trên và tắt bếp.
Bước 3: Trình bày món trứng cút sốt chua ngọt
Cho món ăn ra đĩa rồi rắc vừng trắng lên trên ăn cùng cơm nóng rất hấp dẫn.
Ảnh: sưu tầm
Bánh tráng trộn miền Nam hút khách Hà Nội
Nguyên liệu gần như tương đồng nhưng món bánh tráng trộn khi đến đất Bắc lại có hương vị riêng.
Xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng trộn là món ăn vặt ưa chuộng của học sinh, sinh viên địa phương và dần phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Những năm gần đây, bánh tráng trộn trở thành một món ăn không thể thiếu trong danh sách ăn vặt của giới trẻ Hà Nội.
Một suất bánh tráng trộn đầy đủ gồm bánh tráng cắt sợi, xoài, đậu phộng, rau răm, bò khô, mực khô, trứng cút, tép khô, muối tôm... cùng một số thành phần khác tùy theo người bán.
Món ăn là "bản hòa tấu" của nhiều hương vị. Vị ngọt tự nhiên từ bánh tráng, chua chua của xoài, cay cay của thịt bò khô và rau răm, bùi bùi của lạc rang, beo béo của trứng cút. Ảnh: Ngân Dương.
Yếu tố quan trọng làm nên món bánh tráng trộn chính là gia vị nước sốt. Hầu như cửa hàng nào cũng có các nguyên liệu giống nhau, song quan trọng là nước sốt có ngon hay không. Nước sốt bánh tráng trộn ở Hà Nội thường bao gồm sa tế, muối tôm Tây Ninh cùng một ít quất hoặc me.
Thông thường, các cửa hàng sẽ trộn sẵn một mẻ bánh tráng với xoài, rau răm, gia vị... trong một âu inox lớn. Khi khách gọi món, họ lấy một suất bánh đã trộn sẵn cho vào bát hoặc hộp nhựa, rải thêm đậu phộng, mực khô, bò khô, tép khô. Sau đó rưới sốt me hoặc quất, tương ớt, có nơi còn thêm sốt mayonnaise. Một số quán đông khách, họ chuẩn bị sẵn một suất bánh tráng trộn đầy đủ trong hộp nhựa, khách đến không phải chờ đợi mà có thể ăn ngay. Tuy nhiên, cách làm này khiến bánh tráng bị mềm, dễ bết dính và rất khó trộn.
Người bán vừa trộn vừa rưới nước sốt để bánh tráng thấm đều gia vị. Ảnh: Minh Anh.
"Khách Hà Nội sành ăn và kỹ tính. Bán hàng ở đây chị luôn phải mua đồ ngon và tươi hơn", chị Ngọc Trâm, chủ một quán bánh tráng trộn, chia sẻ. Chị là người Tiền Giang, chuyển ra Hà Nội theo chồng và bắt đầu bán bánh tráng trộn từ năm 2013. Mỗi ngày, chị dậy từ 7 giờ sáng để chuẩn bị. Vì món ăn có nhiều nguyên liệu tươi nên phải dậy sớm để chế biến cho kịp như trứng cút, xoài, sốt.
"Bánh tráng trộn ở miền Nam ngọt hơn một chút. Những nguyên liệu trong bánh tráng trộn như thịt bò khô, tép khô, nước sốt đều có đường. Còn ở đây chị không bỏ thìa đường nào", chị Trâm vừa giải thích, vừa thoăn thoắt trộn bánh. Cửa hàng của chị bán khoảng hơn 100 suất mỗi ngày, có cả khách ăn tại chỗ và mua mang về.
Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rẻ, phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên. Thậm chí nhiều nhân viên văn phòng cũng rất mê món ăn vặt này. Mỗi suất bánh tráng trộn có giá từ 20.000 - 25.000 đồng.
Huyền My, một thực khách ở Hà Nội, cho biết: "Cá nhân mình thấy bánh tráng trộn ở Hà Nội vừa miệng hơn. Ở TP. HCM, mình mua ở gánh hàng rong nên món ăn khá đơn giản. Bánh tráng được cho vào túi nilon, trộn cùng muối Tây Ninh, rau răm, trứng cút. Còn ở Hà Nội thì có nhiều nguyên liệu ăn kèm hơn, bánh tráng cũng được bỏ vào bát, đĩa hoặc hộp nhựa".
Bên cạnh bánh tráng trộn, các quán cũng kết hợp bán thêm các món khác như bánh tráng cuộn bơ, bánh tránh cuộn me hay bánh tráng nướng để phục vụ thực khách. Dù một số gia vị đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền, món ăn này vẫn là một thức quà bình dân "gây nghiện" biết bao người.
4 món chế biến tại nhà thơm ngon, hợp khẩu vị, thích hợp đãi tiệc 4 món dưới đây vừa dễ chế biến lại thơm ngon, giúp các thành viên trong gia đình có bữa ăn hợp khẩu vị. Bánh bao lá sen kẹp thịt lợn sốt Nguyên liệu: 500 gram thịt lợn ba chỉ, 12 bánh bao lá sen không nhân (bánh bao thường không nhân), đường phèn đã thắng màu, gia vị (hoa hồi, cỏ nhọ...