Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Trump bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Esper, người từng có nhiều bất đồng với ông, khiến phe Dân chủ chỉ trích dữ dội.
“Mark Esper đã bị loại bỏ. Tôi cảm ơn sự phục vụ của ông ấy. Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Christopher Miller sẽ trở thành quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thông báo có hiệu lực ngay lập tức”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 9/11.
Bộ trưởng Esper trong một hội thảo trực tuyến ở Lầu Năm Góc hôm 21/10. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows thông báo quyết định sa thải cho Esper chỉ vài phút trước khi Tổng thống Trump đăng bài trên Twitter. Miller xuất hiện tại Lầu Năm Góc sau khoảng một tiếng, khi Bọ Quốc phòng Mỹ còn chưa kịp đăng thông cáo xác nhận Esper bị sa thải.
Phe Dân chủ chỉ trích hành động bất ngờ của Trump, cho rằng nó phát đi thông điệp nguy hiểm đến các đối thủ của Mỹ và làm suy yếu hy vọng về chuyển giao quyền lực trật tự khi Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nắm quyền. “Đây là bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump sẽ tận dụng những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng để gây rối loạn”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói.
Video đang HOT
Mark Esper được bổ nhiệm tháng 7/2019 và là Bộ trưởng Quốc phòng thứ tư dưới thời chính quyền Trump. Hồi tháng 8, Esper nói với những người thân cận của mình rằng ông có kế hoạch rời chức vụ, bất kể kết quả cuộc bầu cử tổng thống như thế nào.
Esper và Trump bất đồng về nhiều vấn đề, từ cờ Liên minh miền Nam được treo trên các căn cứ quân sự đến huy động quân đội để đối phó biểu tình bạo lực ở các thành phố Mỹ hồi giữa năm nay. Người đứng đầu Lầu Năm Góc dường như đang hỗ trợ các nghị sĩ quốc hội soạn dự luật cho phép xóa tên các tướng Liên minh miền Nam khỏi căn cứ quân sự của Mỹ.
Nguồn tin giấu tên hôm 6/11 cho biết Esper đã soạn sẵn đơn từ chức, nhưng phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman bác bỏ thông tin.
Đằng sau sáng kiến "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã công bố một sáng kiến mới mang tên "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" (GDAP). Theo ông Esper, vũ khí bí mật của Lầu Năm Góc chính là "những người bạn".
Vì thế, GDAP sẽ giúp Washington tăng cường quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng trong lĩnh vực quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển hiện đại hơn nữa ngành công nghiệp này cũng như duy trì trật tự tự do và cởi mở.
CNN ngày 21/10 (giờ Việt Nam) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, sáng kiến GDAP được Lầu Năm Góc công bố sẽ theo sát việc quản lý một cách có hệ thống mối quan hệ giữa Washington và các nước đối tác, nhằm tìm ra cách thức điều phối hợp lý các lực lượng quân sự, nâng cao năng lực quốc phòng cho các nước bạn, cũng như thúc đẩy các hoạt động trong ngành công nghiệp này của Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố sáng kiến GDAP về phát triển liên minh và đối tác quốc phòng. Nguồn: Reuters
Trong bài phát biểu của mình, ông Esper cho hay, Trung Quốc và Nga gộp lại có thể có chưa đến 10 đồng minh. Nhưng Mỹ không chỉ có một mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp, mà còn cả những mối quan hệ "bắt rễ sâu cùng các giá trị và lợi ích chung" với nhiều nước, từ nhỏ bé như Malta đến hùng hậu như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Những ví dụ như thế cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết với các quốc gia cùng chí hướng, dù lớn dù nhỏ, nhằm duy trì trật tự tự do và cởi mở", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định. Sáng kiến GDAP được đưa ra trong bối cảnh chỉ chưa đầy hai tuần nữa là cuộc tổng tuyển cử nước Mỹ sẽ diễn ra. Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng nỗ lực tái cơ cấu và thậm chí phá bỏ các liên minh, bao gồm cả việc dọa rút khỏi NATO.
Đánh giá về sáng kiến này, giới chuyên gia chính trị thế giới cho biết, trong bối cảnh các cường quốc như Nga và Trung Quốc đang ngày một gia tăng sức ảnh hưởng trên thế giới, thì sáng kiến này sẽ giúp Mỹ đối trọng lại một cách đầy chiến lược, bởi cạnh tranh giữa các cường quốc đòi hỏi một cách tiếp cận toàn cầu và toàn diện.
Ông Esper cũng thừa nhận rằng, các đối tác quốc tế thường bối rối về chính xác những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ muốn ở họ, vì các lãnh đạo đôi khi sẽ gửi đi những thông điệp mâu thuẫn. Song GDAP sẽ đảm bảo rằng mọi thứ sẽ được chuẩn hóa từ Bộ Quốc phòng trở đi và các đối tác sẽ nhận được thông tin liên lạc rõ ràng, nhất quán.
Ông Esper cùng các cộng sự đã đánh giá lại và điều chỉnh một số khung hợp tác để tái khẳng định sự hiệu quả của GDAP trong việc xuất khẩu vũ khí và bảo vệ thị trường Mỹ, như giảm hạn chế xuất khẩu các hệ thống vũ khí quan trọng và tăng tốc độ phê duyệt thương vụ. Ông nêu ra ví dụ về việc nới lỏng các hạn chế gần đây của Mỹ đối với việc xuất khẩu máy bay không người lái vũ trang mà Mỹ có thể bán cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hay việc mở rộng huấn luyện quân sự chuyên nghiệp cho quân đội của các nước đối tác.
Đặc biệt, khi đề cập trực tiếp đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc sử dụng chiến lược kinh tế "kẻ săn mồi" và "gây hấn" ở Biển Đông và Hoa Đông.
Ngoài ra, ông Esper nêu rõ rằng, quân đội Trung Quốc đã ngang bằng hoặc vượt trội hơn quân đội Mỹ trong nhiều lĩnh vực như đóng tàu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đặt trên mặt đất, cũng như các hệ thống phòng không. Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán, trong một thập niên tới, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi số lượng hơn 200 đầu đạn hạt nhân mà nước này hiện có.
Do vậy, ông Esper nhấn mạnh việc cần thiết phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với "các nền dân chủ cùng chí hướng như Ấn Độ và Indonesia", lưu ý rằng ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hôm 19-10 và sẽ thăm Ấn Độ vào tuần tới.
Trước đó, ông Esper tiết lộ đã chỉ đạo các học giả tại Đại học Quốc phòng Mỹ dành 50% chương trình đào tạo cho các nội dung liên quan tới Trung Quốc bắt đầu từ năm 2021, nhằm giúp quân nhân Mỹ hiểu rõ hơn về Trung Quốc để đối phó hiệu quả hơn với "sự gây hấn", nhất là về yêu sách chủ quyền phi lý Bắc Kinh tại Biển Đông. Tiến sĩ Lynn Kuok, một chuyên gia về an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trông đợi ông Esper sẽ sớm hiện thực hóa thêm các bước đi của GDAP, bởi nếu ứng viên Joe Biden đắc cử, ông Esper hoàn toàn có thể bị thay thế vào tháng 1-2021.
Được biết, ông Esper cùng ngày cũng kêu gọi các đồng minh tăng cường chia sẻ gánh nặng với Mỹ nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh chung. Ông Esper nhắc lại việc Mỹ đã đề nghị các đồng minh NATO cũng như các đối tác tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. "Chúng tôi cũng hy vọng họ có đủ năng lực và sẵn sàng triển khai khi có vấn đề xảy ra, nhằm đạt được mục tiêu chung là bảo vệ lợi ích chung, giữ gìn an ninh và các giá trị chung", ông Esper nói.
Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét cách Vệ binh Quốc gia ứng phó biểu tình Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vừa yêu cầu xem xét cách Vệ binh Quốc gia xử lý các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại nước này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Esper, các báo cáo sẽ phải đề cập một loạt các vấn đề, như đào tạo, trang bị, tổ chức, quản lý, triển khai và sử dụng...