Trump nói giám đốc CDC ’sai lầm’
Trump chỉ trích giám đốc CDC Robert Redfield sau khi chuyên gia này lên tiếng về thời hạn phân phối rộng rãi vaccine Covid-19 và hiệu quả của khẩu trang.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Redfield, thành viên lực lượng đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, nói tại phiên điều trần trước quốc hội hôm 16/9 rằng Mỹ có thể có vaccine vào tháng 11 hoặc 12 nhưng nguồn cung sẽ rất hạn chế. Ông đánh giá ít nhất tới quý hai hoặc quý ba năm 2021, vaccine Covid-19 mới được phân phối rộng rãi đến công chúng Mỹ.
“Tôi nghĩ ông ấy đã sai lầm khi nói vậy. Đó là thông tin không chính xác”, Tổng thống Mỹ Trump sau đó nói với các phóng viên tại họp báo cùng ngày. Ông cho rằng ít nhất 100 triệu liều vaccine có thể được phân phối vào cuối năm nay.
Tổng thống Mỹ tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 16/9. Ảnh: AP.
Ông chủ Nhà Trắng cũng không đồng ý với nhận định của Redfield rằng khẩu trang có thể hiệu quả hơn vaccine trong việc bảo vệ các cá nhân khỏi virus, tiếp tục khẳng định đây là sự nhầm lẫn của chuyên gia y tế hàng đầu. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh khẩu trang có cả mặt lợi và hại, vì sẽ có vấn đề nếu mọi người chạm vào chúng rồi chạm vào các bề mặt khác.
Video đang HOT
Trump nói ông đã gọi cho Redfield để bày tỏ các bất đồng trên . “Khẩu trang không hiệu quả hơn vaccine và tôi đã gọi cho ông ây vì điều này, đó là hai điều tôi đã thảo luận với ông ấy. Tôi tin rằng nếu các bạn phỏng vấn Redfield, ông ấy có thể sẽ nói rằng ông ấy không hiểu câu hỏi”.
Giám đốc CDC Robert Redfield trong một phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ, thủ đô Washington, ngày 2/7. Ảnh: Reuters.
Các đại diện của CDC không bình luận về tuyên bố mới nhất của Trump. Đây là nhận xét mới nhất cho thấy Trump bất đồng với một trong những quan chức y tế hàng đầu của ông về ứng phó đại dịch Covid-19. Hồi đầu tháng 8, Trump cũng chỉ trích cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, cho rằng ông “sai lầm” khi giải thích lý do các ca nhiễm nCoV tăng ở Mỹ trước một ủy ban Hạ viện.
Trump tháng trước cũng tuyên bố ông không đồng ý với một nhận định của Redfield rằng Mỹ có thể phải đối mặt với “mùa thu tồi tệ nhất” từ góc độ y tế cộng đồng, nếu không tuân thủ các hướng dẫn để hạn chế sự lây lan của nCoV trong “mùa cúm”.
213 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 30 triệu người nhiễm, hơn 944.000 người chết. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 6,8 triệu ca nhiễm, hơn 201.000 ca tử vong
Công chiếu phim về Vũ Hán những ngày đầu bùng phát Covid-19
Hồi tháng hai, khi chỉ vài người Mỹ nghe tới nCoV, hai nhà quay phim Trung Quốc đã mặc đồ bảo hộ và lăn xả trong các bệnh viện Vũ Hán.
Tại đó, họ đã quay lại cảnh những người dân đấm vào các cửa bệnh viện, các nhân viên y tế ngất xỉu vì kiệt sức và thân nhân than khóc trong vô vọng khi vĩnh biệt những người thân yêu.
Bây giờ, những hình ảnh này đã được đạo diễn ở New York Hao Wu biên tập. Được công chiếu tại Liên hoan Phim Toronto hôm 14/9, "76 ngày", cái tên được đặt theo khoảng thời gian Vũ Hán bị phong tỏa, là bộ phim tài liệu quy mô lớn đầu tiên ra rạp về tâm dịch Covid-19 những ngày đầu.
Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại phòng điều trị tích cực ở bệnh viện Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hồi tháng hai. Ảnh: AP.
Được quay theo phong cách điện ảnh không lời thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp trước máy quay, bộ phim hoàn toàn dựa vào sự chân thực của những cảnh quay bác sĩ và bệnh nhân vật lộn với một thực tế mới đáng sợ.
Đạo diễn Wu đã liên lạc với hai nhà làm phim, một trong số họ yêu cầu ẩn danh, sau khi họ về ăn Tết với gia đình và chứng kiến đợt phong tỏa đầu tiên của Trung Quốc. Thước phim mà họ gửi cho ông cho thấy trong sự hỗn loạn của những tuần đầu khi dịch bệnh bùng phát, hai người có thể tiếp cận đáng kể các bệnh viện, nhưng phải chịu những rủi ro và khó khăn cá nhân đáng kể.
"Đó là trải nghiệm quay phim khủng khiếp đối với họ", ông Wu nói. "Họ ngất xỉu, thực sự rất nóng. Có những lúc nhà làm phim Weixi Chen muốn ném kính bảo hộ đi nhưng không thể vì một khi đã cởi đồ bảo hộ, bạn phải ra ngoài và không thể quay lại. Giống như quay phim ở một vùng chiến sự".
Wu cũng có những lý do cá nhân để theo đuổi dự án này. Ông của đạo diễn qua đời vì ung thư ngay sau đại dịch, không được nằm viện vì mọi nguồn lực đã cạn kiệt dưới áp lực của Covid-19. Ông nói ban đầu "rất tức giận" và "muốn tìm ra ai là người có lỗi".
Nhưng khi đại dịch lan rộng đến những nước khác như Mỹ, mong muốn đổ lỗi được thay thế bằng khao khát ghi lại con người đã sống như thế nào qua cơn hoạn nạn và chúng ta có thể chia sẻ trải nghiệm này như thế nào.
Wu cho rằng ở một góc độ nào đó, việc tiếp cận ở Vũ Hán lại dễ dàng hơn. Wu nhận thấy rằng những lo ngại về quyền riêng tư và kiện tụng đã trở thành rào cản lớn đối với việc quay phim tại các bệnh viện ở New York.
Trong khi đó, các bệnh viện ở Vũ Hán đang rất thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân và ban đầu họ rất hoan nghênh việc đưa tin để kêu gọi các khoản đóng góp và tình nguyện viên hỗ trợ.
Bộ phim tránh đề cập đến chính trị và đổ lỗi mà tập trung vào những câu chuyện cá nhân về bi kịch và lòng dũng cảm, hy vọng và tuyệt vọng. Các nhân viên y tế dịu dàng nắm lấy bàn tay của những bệnh nhân bị cách ly với gia đình họ và người xem chỉ có thể phân biệt họ qua những nét nguệch ngoạc đầy màu sắc trên bộ quần áo bảo hộ kín mít từ đầu đến chân.
"Tôi rất muốn trình chiếu phim ở Trung Quốc,", ông Wu nói, người hy vọng phim có thể giúp quê hương mình nhìn lại những mất mát. "Rõ ràng ngay lúc này, hầu hết người Trung Quốc đều cảm thấy tự hào vì đất nước đã kiểm soát được đại dịch. Nhưng đó là một vết thương".
Trung Quốc phản bác tiến sĩ nói nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Giới chức Trung Quốc phủ nhận thông tin của nhà virus học, tiến sĩ từng làm việc ở Hong Kong Li-Meng Yan rằng nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Loose Women" của Anh hôm 11/9, tiến sĩ Li-Meng Yan, từng làm việc tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong, cho biết cô đã...