Trump chọn người chỉ trích TQ làm đại diện thương mại Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 3.1 đã chọn Robert Lighthizer, người chỉ trích mạnh mẽ hoạt động thương mại của Trung Quốc, làm đại diện thương mại Mỹ.
Đội ngũ phụ trách kinh tế, thương mại Mỹ dưới thời Trump đều có xu hướng cứng rắn với Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), việc ông Trump chọn người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc trong đàm phán thương mại, có thể phủ bóng đen lên quan hệ song phương và đầu tư giữa hai nước.
Robert Lighthizer từng là phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980. Ông Trump cho rằng, Lighthizer sẽ giúp đảo ngược những chính sách thương mại thất bại đã khiến Washington đánh mất sự thịnh vượng.
Các nhà phân tích cho rằng, sự xuất hiện của Lighthizer là minh chứng rõ nhất cho thấy ông Trump lựa chọn đội ngũ kinh tế với những nhân vật giàu kinh nghiệm và thường chỉ trích Trung Quốc vì các rào cản thương mại.
Robert Lighthizer từng tố Trung Quốc không thực hiện theo cam kết năm 2001, khi Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Nhiều năm thụ động và buông thả trong giới hoạch định chính sách đã khiến thâm hụt thương mại Mỹ-Trung tăng đến mức trở thành mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế của chúng ta”, Lighthizer viết trong bản khai gửi quốc hội Mỹ năm 2010. “Giới hoạch định chính sách Mỹ cần nghiêm túc hơn và có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc”.
Đội ngũ Trump bao gồm Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro, chắc chắn sẽ khiến cho quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung gặp nhiều khó khăn, cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo nói.
Robert Lighthizer là người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Video đang HOT
Việc Donald Trump lựa chọn người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại là điều không quá bất ngờ, ông Wei, hiện là phó giám đốc Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế nói.
“Tôi không quá lạc quan về quan hệ thương mại song phương Mỹ-Trung dưới thời Trump vì hai bên sẽ chỉ có thêm những mâu thuẫn và bất đồng trong các lĩnh vực xuất, nhập khẩu”, ông Wei nhận định. “Nhưng khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là điều khó có thể xảy ra”.
Wamg Huiyao, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cố vấn của Hội đồng Nhà nước nhận định, trong khi Bắc Kinh nên sẵn sàng chuẩn cho khả năng hoạt động thương mại bị gián đoạn vì Trump, hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ chuyển những lời bình luận gây sốc về Trung Quốc thành chính sách như thế nào.
“Trump là nhà kinh doanh. Tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ cứng rắn để đạt thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc, ông Wang nói. Thương mại luôn là vấn đề trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
“Ông Trump phải cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại vì đó là lý do ông ấy đắc cử”, ông Wang nói thêm.
Theo Danviet
Quốc gia được lợi nhiều nhất khi Trump rút Mỹ khỏi TPP
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP là điều Trung Quốc luôn mong muốn và có tác động sâu rộng đến chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump luôn phản đối TPP.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã coi TPP như một cách để chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. TPP được coi là yếu tố cốt lõi trong chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á.
Bắc Kinh thậm chí còn cho rằng, TPP có thể khống chế một Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi, khi ông Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ hiệp định này ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền.
Chính quyền Obama đã phải mất nhiều năm hối thúc các đồng minh để các bên có thể tiến gần đến TPP. Bắc Kinh giờ đây sẽ thuyết phục các quốc gia châu Á đánh giá độ tin cậy giữa các cam kết của Trung Quốc và Mỹ.
TPP vô nghĩa nếu thiếu Mỹ
Chỉ vài giờ trước tuyên bố của ông Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) "sẽ vô nghĩa nếu thiếu Mỹ".
Hạ viện Nhật Bản đã thông qua TPP ngày 10.11, nhưng ông Abe cũng nói nếu TPP không còn Mỹ, Tokyo sẽ không đàm phán lại với các nước khác.
Nhật Bản thậm chí sẽ quay sang Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng.
Hiệp định RCEP đã được đàm phán từ năm 2013 đến nay giữa 10 nước thành viên ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Nhóm 12 quốc gia đã mất cả thập kỷ để đàm phán về TPP.
Hồi tháng 8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có chuyến thăm đến Washington. Tại đây, ông Lý cảnh báo TPP đã đặt nước Mỹ "vào ranh giới tầm ảnh hưởng" với các đối tác trong khu vực. "Mỗi quốc gia đã phải vượt ra qua rất nhiều khó khăn trong nước, trở ngại chính trị để đến được gần với hiệp định này", ông Lý nói.
Thủ tướng Singapore bày tỏ lo ngại: "Cuối cùng, mọi người chờ đợi còn cây cầu thì không hoàn thiện. Tôi nghĩ rằng mọi người đều bị tổn thương bởi quyết định này".
Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm Thương mại châu Á (trụ sở tại Singapore), gọi tuyên bố của Trump là "một thông tin rất buồn thảm". "Tuyên bố này báo hiệu sự cáo chung cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại và là sự khởi đầu cho việc nhường lại cây gậy chỉ huy ở châu Á".
Cơ hội của Trung Quốc
Ngày nay, các nhà ngoại giao Mỹ không thể vừa đặt lợi ích của Washington lên đầu nhưng vẫn đảm bảo vai trò lãnh đạo ở châu Á. Không có TPP, vị thế của Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và đó là cơ hội để Trung Quốc nắm lấy.
Tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại thủ đô Lima, Peru hồi tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các nhà lãnh đạo khu vực rằng, đây là lúc xây dựng mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ, đôi bên cùng có lợi với những sáng kiến chiến lược. Trung Quốc không đóng cửa với thế giới bên ngoài mà trái lại, còn muốn mở rộng hơn nữa.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi, đây là thời điểm xây dựng mối quan hệ vững chắc.
Các quan chức đi cùng ông Tập dành trọn thời gian có thể để thảo luận về những thảo thuận thương mại mà Trung Quốc đề xuất, bao gồm RCEP hay Hiệp định thương mại tự do châu Á-TBD (FTAAP).
Bước đi này nằm trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường", tạo ra ảnh hưởng Trung Quốc về thương mại, đầu tư khắp châu Á. Bắc Kinh đầu tư phát triển các tổ chức cho vay mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Tuyên bố ngừng ký TPP của Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đã chạm đến ranh rới bất định trong chính sách của chính quyền Mỹ. Liệu Mỹ có tiếp tục chiến đấu vì quy tắc công bằng và toàn diện hay ông Trump đơn giản là muốn "đặt lợi ích Mỹ" lên hàng đầu.
Nếu như vậy, các đồng minh của Mỹ ở châu Á giờ đây sẽ tỏ ra ngờ vực, chờ đợi những tuyên bố gây sốc hơn của Donald Trump trong vấn đề an ninh hay lớn hơn nữa.
Liệu Mỹ còn có thể đáng tin, để đóng vai trò là quốc gia lãnh đạo châu Á trước một Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy? Nhưng liệu câu trả lời thế nào, đây cũng là thông tin mà Bắc Kinh chờ đợi từ lâu, BBC nhận định.
Tuyên bố đưa Mỹ rời TPP, ông Trump lại không nhắc đến việc trừng phạt Bắc Kinh vì thao túng tiền tệ hay áp thuế với hàng hóa Trung Quốc.
Kết hợp những yếu tố này, Trung Quốc đang tràn trề cơ hội khỏa lấp khoảng trống ở châu Á mà Mỹ để lại, BBC kết luận.
Theo Đăng Nguyễn - BBC, AP (Dân Việt)
3 kịch bản quyết sách của Trump trên đấu trường thương mại Ông Trump có thể dùng các biện pháp từ quyết liệt đến cực đoan để giành ưu thế cho nước Mỹ trước các đối tác thương mại lớn trên thế giới. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Trong video công bố hôm thứ hai, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định Đối...