Trump- Bolton: Cặp bài trùng đã hết trùng và sự thật phía sau
Khác với người tiền nhiệm, ông Bolton từng được coi là cặp bài trùng với ông Trump. Ông Bolton và ông Trump nghĩ cùng tần sóng và phát ngôn cùng tông điệu về “Nước Mỹ trước hết”.
Về việc thực hiện lợi ích quốc gia của Mỹ bằng mọi cách và với mọi giá, cũng có thể coi là bất chấp thủ đoạn, về quan điểm không coi trọng các thoả thuận và khuôn khổ diễn đàn đa phương quốc tế.
Tổng thống Trump và ông John Bolton.
Chưa qua hết một nhiệm kỳ cầm quyền mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã “tiêu tốn” tới 3 cố vấn an ninh quốc gia: Michael Flynn, Herbert R. McMaster và bây giờ John Bolton. Michael Flynn phải từ chức vì liên quan trực tiếp đến vụ tai tiếng về Nga can thiệp vào cuộc bầu cử giúp ông Trump đắc cử tổng thống ở Mỹ năm 2016 trong khi hai người sau đấy bị sa thải hay bị phải từ chức vì bất đồng quan điểm với ông Trump trong chính sách đối ngoại và an ninh. Hai người này ở hai thái cực khác nhau trong quan điểm chính sách và chịu chung số phận chính trị khi không còn cùng hội cùng thuyền với ông Trump nữa.
Khác với người tiền nhiệm, ông Bolton từng được coi là cặp bài trùng với ông Trump. Ông Bolton và ông Trump nghĩ cùng tần sóng và phát ngôn cùng tông điệu về “Nước Mỹ trước hết”, về việc thực hiện lợi ích quốc gia của Mỹ bằng mọi cách và với mọi giá, cũng có thể coi là bất chấp thủ đoạn, về quan điểm không coi trọng các thoả thuận và khuôn khổ diễn đàn đa phương quốc tế. Sự khác biệt quan điểm cơ bản giữa hai người này là ông Trump không muốn trong khi ông Bolton chủ trương Mỹ tăng cường can thiệp bằng chính trị và quân sự ở bên ngoài nước Mỹ, chẳng hạn như cùng dụng chiêu gia tăng áp lực tối đa nhưng ông Trump không chủ ý thay đổi thể chế nhà nước chính trị hiện tại ở Triều Tiên và Iran trong khi ông Bolton thì ngược lại.
Video đang HOT
Càng về sau, bất đồng quan điểm giữa hai người này bộc lộ càng thêm rõ nét và sâu sắc. Cứ nhìn vào tính cách cá nhân của ông Trump thì có thể trù liệu được là cặp bài trùng này không thể bền vững và việc cặp bài hết trùng chỉ là vấn đề thời gian. Vì những nguyên do sau.
Thứ nhất, ông Trump là người không chấp nhận cộng sự vượt mặt hoặc dẫn dắt, luôn muốn kẻ khác nghe mình chứ ít sẵn sàng nghe kẻ khác và hay dùng quyền để chứng tỏ đúng. Ông Trump chỉ chấp nhận những cộng sự theo người có quyền chứ không nghe kẻ có lý. Ông Bolton đã khôn khôn khéo và thức thời như bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo trên phương diện này.
Thứ hai, ông Bolton đi xa trong việc cản trở ông Trump thực hiện những chủ ý và cách thức xử lý những hồ sơ chính trị an ninh thời sự và quan trọng nhất hiện tại đối với nước Mỹ đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến uy tín và uy quyền của ông Trump. Ông Trump dùng việc chia tay với ông Bolton, dù là ông Bolton tự nguyện ra đi hay bị sa thải, để xác lập uy quyền tuyệt đối và để cảnh báo, răn đe những cộng sự khác trong bộ máy chính quyền hiện tại của mình.
Thứ ba, ông Trump ý thức được rằng sự bất đồng quan điểm giữa mình với ông Bolton và giữa ông Bolton với ông Pompeo bắt đầu trở nên cơ bản và sâu sắc đến mức có thể bị các đối tác, đồng minh hay đối thủ trong nước Mỹ cũng như trên thế giới lợi dụng gây bất lợi cho cả việc cầm quyền hiện tại lẫn vận động tranh cử để được tái đắc cử tổng thống Mỹ trong năm tới.
Dẫu ai rồi đây được ông Trump đề cử làm người kế nhiệm ông Bolton thì chắc chắn cũng sẽ phải suy tính và cân nhắc rất kỹ càng trước khi nhận lời mời chào của ông Trump. Chắc chắn người này sẽ không giống ông Bolton về quan điểm chính sách mà sẽ giống ông Pompeo nhiều hơn về tính cách. Vì thế, chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ trong thời gian tới sẽ mang dấu ấn gần như tuyệt đối của cá nhân ông Trump và nhiều lắm chỉ cũng chỉ có chút thoáng qua ảnh hưởng của cộng sự. Từ đó mà suy xét thì mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên, với Iran và với Taliban sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp trước nhất và nhiều nhất theo hướng như đã được ông Trump thực hiện cho tới nay là vừa gia tăng áp lực tối đa vừa tranh thủ, vừa mời chào tiếp xúc cấp cao vừa bất ngờ có thể trở lại đối đầu căng thẳng. Nato và EU có thêm lý do chính đáng để lo ngại về khả năng bị ông Trump coi nhẹ và bất chấp nhiều hơn nữa.
Công bằng và khách quan mà nói thì chính ông Bolton đã đóng vai trò quyết định trong việc làm cho cặp bài trùng không còn được trùng nữa. Người này quá giáo điều và sơ cứng trong quan điểm chính sách nên không thể thích ứng được một tổng thống Mỹ đầy cá tính và hay quyết định theo ngẫu hứng như ông Trump và không nhận thức ra được rằng nội tình nước Mỹ cũng như thế giới bên ngoài nước Mỹ đã thay đổi rất cơ bản và sâu sắc kể từ thời điểm ông Bolton theo tổng thống Mỹ George W. Bush phát động cuộc chiến tranh ở Iraq năm 2003. Cho nên trong chừng mực ấy, sự ra đi của ông Bolton không phải chỉ bất lợi cho nước Mỹ.
Theo Danviet
Đây là nhân vật khiến Triều Tiên "sôi máu" nhất trong chính quyền Trump
Triều Tiên vừa lên án gọi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton là "kẻ cuồng chiến tranh" sau khi ông này cáo buộc hững vụ thử tên lửa vừa qua của Triều Tiên vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton (giữa ảnh)
"Ông Bolton đang gặp vấn đề với các cuộc tập trận quân sự thông thường do các lực lượng vũ trang của chúng tôi thực hiện và cho rằng (các cuộc tập trận này) vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này vô cùng thiếu hiểu biết", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) hôm nay dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết và cáo buộc thêm rằng, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đang nỗ lực hơn nữa để phá hủy hòa bình hơn là duy trì an ninh.
KCNA cũng dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh việc Bình Nhưỡng "từ bỏ các vụ thử tên lửa" có nghĩa là "từ bỏ quyền tự vệ", chỉ trích Bolton là "người cuồng chiến tranh, luôn thì thầm ngôn ngữ chiến tranh vào tai Tổng thống (Trump)".
Bình Nhưỡng cũng tái khẳng định chưa bao giờ công nhận tính hợp pháp của các nghị quyết cấm phát triển và thử nghiệm tên lửa đạn đạo, gọi các lệnh cấm này là "những điều xấu xa" và xem đây là động thái phủ nhận hoàn toàn quyền sống còn và phát triển của một quốc gia có chủ quyền.
Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hôm 25/5 cho rằng Triều Tiên đã sử dụng tên lửa đạn đạo trong các vụ thử gần đây, vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/5 nói trên Twitter rằng các động thái của Triều Tiên chọc giận "một vài người" nhưng không khiến cá nhân ông phiền lòng. Ông Trump nhấn mạnh vẫn tin tưởng nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ giữ lời hứa giữa hai người.
Trả lời phỏng vấn trên NBC, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết phía Mỹ cảm thấy những vụ phóng tên lửa vừa qua không đe dọa Mỹ hoặc các đồng minh. Bà khẳng định Tổng thống Trump "cảm thấy thoải mái và tự tin về mối quan hệ với Chủ tịch Kim".
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng này cũng cho rằng Bình Nhưỡng đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn hôm 4/5 và 9/5, còn Triều Tiên khẳng định đây chỉ là một phần của đợt diễn tập thông thường, không nhắm vào ai và cũng không làm tình hình khu vực thêm nghiêm trọng. Các tên lửa bay trên quỹ đạo phẳng và thấp hơn khiến một số quan chức Hàn Quốc đặt câu hỏi, liệu vũ khí này có được coi là tên lửa đạn đạo và có khả năng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay không.
Theo Danviet
Nga nói gì sau tin ông Trump sa thải cố vấn 'diều hâu' John Bolton? Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói rằng việc Tổng thống Trump cho Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton thôi việc không liên quan đến Nga và không giúp cải thiện quan hệ Nga- Mỹ. Ông Bolton trong chuyến thăm tới Nga và gặp mặt Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: RT "Chúng tôi theo dõi không ít lần trước đây và...