Trưa nay ăn gì: nạp năng lượng đầu tuần với bún cá Châu Đốc “ngon khó cưỡng”
Bên cạnh những món bún nức tiếng gần xa như bún mắm, bún nước lèo… miền Tây sông nước còn nổi tiếng với bún cá Châu Đốc. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Bữa trưa đầu tuần thú vị cùng bún cá Châu Đốc. Ảnh: Dương Thủy
Bún cá Châu Đốc được biết đến là đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang), được nhiều du khách phương xa yêu thích. Xét về nguồn gốc, món ăn này được du nhập từ Campuchia chứ không phải do người Việt sáng tạo ra. Tuy nhiên, với sự biến tấu trong thành phần cũng như hương vị, bún cá Châu Đốc mang hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Tây và trở nên nổi tiếng.
Nguyên liệu của món bún này rất thân thuộc, gần gũi nhưng khâu lựa chọn nguyên liệu cũng như lúc chế biến đòi hỏi phải thật tỉ mẩn. Một số nguyên liệu không thể thiếu khi nấu món bún cá trứ danh bao gồm cá lóc, ngải bún, mắm ruốc (hoặc mắm cá), nghệ tươi. Theo đó, nên chọn mua cá lóc đồng tươi sống, khỏe mạnh, đuôi và thân dài, sờ vào thấy chắc tay vì lúc chế biến, thịt cá ngọt, bùi, không bị bở.
Củ ngải bún là nguyên liệu không thể thiếu trong món bún cá Châu Đốc An Giang nói riêng và nhiều món bún cá miền Tây khác nói chung. Loại gia vị này mùi không quá nồng nhưng thơm thoang thoảng, giúp khử mùi tanh từ cá cũng như tạo hương vị độc đáo cho món ăn. Ngoài ra, mắm ruốc cũng là thành phần quan trọng để có tô bún cá Châu Đốc chuẩn vị, đậm đà.
Bún cá Châu Đốc hấp dẫn nhiều người bởi phần nước lèo có màu vàng bắt mắt của nghệ, vị ngọt từ xương heo, cá lóc cùng mùi thơm đặc trưng của mắm ruốc và củ ngải bún. Đầu tiên, ninh xương heo cùng nước luộc cá khoảng 45 phút, vớt bọt thường xuyên để nước ngọt, trong hơn. Tiếp đó, cẩn thận gỡ bỏ xương và ướp thịt cá đã luộc vừa tới cùng gia vị rồi xào chín. Miếng cá đạt tiêu chuẩn thì lúc chín có màu vàng ươm đặc trưng của nghệ, thấm gia vị mà không bị bở và tanh. Cuối cùng, đun sôi lại nước dùng rồi thêm cá xào, mắm ruốc, nghệ tươi, nước cốt ngải bún và nghệ, nêm nếm cho vừa miệng là hoàn thành.
Video đang HOT
Khi thưởng thức, trụng bún tươi rồi xếp vào tô, bỏ thịt cá lên trên, sau đó chan nước lèo, ăn khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn mùi vị hấp dẫn của món ăn. Bí quyết để bún cá Châu Đốc thêm thơm ngon, dậy vị là ăn kèm với rau thơm và bông điên điển cùng chén nước chấm chanh, tỏi, ớt đậm đà.
Bún cá Châu Đốc với sự hòa quyện giữa nước dùng đậm đà, thịt cá lóc mềm ngọt, rau sống thanh mát cùng chút mùi thơm nhẹ của mắm ruốc, ngải bún, nghệ khiến những ai khi ghé thăm vùng núi Sam sẽ nhớ mãi không quên.
Cá lóc hay cá quả là loại cá nước ngọt, xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn của hầu hết gia đình Việt Nam. Cá lóc được ưa chuộng nhờ hàm lượng dinh dưỡng gồm protein, canxi, sắt và các vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Bún cá Châu Đốc với nguyên liệu không khó tìm mà lại có vị ngon đặc biệt là gợi ý thú vị cho những bữa cơm mùa dịch. Trên các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến, cá lóc làm sẵn có giá bán khoảng 120.000 đồng/con/kg. Tùy trọng lượng nhỏ hoặc lớn hơn mà giá bán có thay đổi.
Tiệm bún cá Châu Đốc 20 năm nườm nượp khách
Bún cá cô Lệ giá bình dân, nước lèo thanh ngọt, thịt cá săn chắc, mỗi ngày chỉ bán vài tiếng là hết hàng.
Có dịp ghé Châu Đốc, chắc chắn du khách sẽ nghe danh bún cá, đặc sản xứ thốt nốt khiến bao người say mê. Và quán bún cá cô Lệ là một trong những địa chỉ nổi bật trên bản đồ ẩm thực nơi đây. Quán nằm bên lề đường, không nhiều du khách biết đên, nhưng được người địa phương ưa chuộng hàng chục năm nay.
Ban đầu cô Lệ bán gánh. Sau này mới ngồi cố định một chỗ gần chợ Châu Đốc. Mỗi ngày cô mở hàng lúc 6h, chỉ bán vài tiếng đồng hồ là hết sạch. Ngót nghét 20 năm, thực đơn của cô chỉ món bún cá Châu Đốc. Tấm biển hiệu sơ sài treo phía trước, bàn ghế đơn giản nhưng sáng nào cũng nườm nượp khách ghé ăn điểm tâm.
Bún cá Châu Đốc nguồn gốc từ Campuchia. Sau khi du nhập, dân địa phương biến tấu cho hợp khẩu vị người Việt rồi trở nên phổ biến ở miền Tây. Bát bún không hành ngò, thoạt nhìn không mấy đẹp mắt nhưng để lại ấn tượng cho thực khách ngay khi nếm thử. Thành phần chính gồm: cá lóc, nước lèo và bún tươi.
Linh hồn của bát bún nằm ở nước lèo ngọt thanh, thơm lừng. Để nấu nồi nước lèo ngon, cô Lệ tốn khá nhiều thời gian. Đầu tiên là hầm xương ống trong nhiều giờ, đồng thời vớt bọt liên tục cho nước trong veo. Cá lóc làm sạch, luộc chín, gỡ hết xương, lấy thịt ướp gia vị rồi xào với nghệ tới khi thịt săn lại. Đầu bếp vớt xương ra, cho cá đã xào sơ vào nồi nước hầm, nêm nếm gia vị gồm mắm cá linh, mắm ruốc đã lược bỏ xác. Ngoài ra, ngải bún và củ nghệ giã nát cho vào nồi nước lèo mang đến hương vị đặc trưng hiếm nơi nào có.
Khi có khách gọi món, cô Lệ trụng sơ bún rồi chan đầy nước bún và cá lóc lên trên. Rau điên điển là điểm nhấn giúp món ăn thêm ngon, kèm chút giá tươi, chén mắm me ngọt ngọt, chua chua. Khi ăn, bạn vớt thịt cá lóc màu vàng chấm với mắm me mới đúng điệu.
Bên cạnh đó, thực khách có thể gọi thêm thịt heo quay da giòn rụm, mỡ béo ngậy, thịt nạc mằn mặn hay chả lụa ăn kèm. Cánh đàn ông thường thích mê đầu cá béo ngậy. Toàn nguyên liệu dân dã, quen thuộc kết hợp lại tạo nên món bún cá đậm chất miền Tây. Tô bình thường giá 15.000 đồng, chưa kể đồ ăn kèm.
Vài lần thưởng thức bún ở quán cô Lệ, Quang Thiện chia sẻ: "Trước giờ ăn bún cá nhiều nơi, nhưng vẫn thấy bún cá Châu Đốc đặc biệt nhất. Thịt cá ở quán cô Lệ không có xương, dai dai, rất chắc. Thịt heo quay giòn rụm ăn chung với bún hay chấm mắm me ăn riêng đều rất sướng miệng". Đây cũng là gợi ý không tồi dành cho bạn khi du lịch Châu Đốc, An Giang mùa nước nổi năm nay.
Địa chỉ: Trục đường chính Thủ Khoa Nghĩa, đối diện nhà xe khách Hùng Cường, xéo Bồ Đề Đạo Tràng.
Đặc sản Miền Tây Văn hóa ẩm thực của Miền Tây Đặc sản Miền Tây khá đa dạng và phổ biến. Sự độc đáo của ẩm thực miền Tây rất gần gủi, đơn giản và bình dị . Đó có thể là các kiểu côn trùng, hoặc các loài động vật nhỏ sống hoang dại như: Ếch, cua đồng, rắn, ốc, chuột đồng.... Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ giới thiệu sơ...