Trụ trì chùa Bồ Đề: ‘Trang bị bắt là tin bão tố với nhà chùa’
“Khi Trang bị bắt thực sự là bão tố đối với tất cả tăng, ni, phật tử nhà chùa, mọi người không ai ngờ tới lại có việc đó xảy ra, sư Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề cho biết, sau khi bảo mẫu Trang bị bắt vì hành vi mua bán trẻ em.
Như tin tức đã đưa, ngày 3/8, Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người giúp nhà chùa chăm sóc trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 4/8, Công an Hà Nội thức khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Trụ trì chùa Bồ Đề – Ni sư Thích Đàm Lan.
“Khi Trang bị bắt thực sự là bão tố đối với tất cả tăng, ni, phật tử nhà chùa; mọi người không ai ngờ tới lại có việc đó xảy ra. Việc của Trang gây ra khiến thầy hết sức đau lòng. Không ngờ là sự cấu kết của mẹ đứa bé, các đối tượng khác và cô Trang quá tinh vi khiến mọi người không thể biết được. Mẹ đứa bé đã tin tưởng vào chị Trang, chị Trang lại nhận cháu bé là cháu mình, hai người này đã ngầm có sự nhất trí cho, nhận cháu bé”, sư trụ trì Thích Đàm Lan cho biết.
Trước các thông tin mà dư luận xôn xao như: chùa Bồ Đề là kênh trung gian buôn bán trẻ em; bữa ăn chỉ đáng giá 1000 đồng/trẻ; nhà chùa có 3 mối thâm thù; sư Đàm Lan đi xe SH không đội mũ bảo hiểm; thông tin về 11 đứa trẻ trong chùa bị “biến mất”…, Ni sư Đàm Lan đều phủ nhận và cho rằng: “Đó là những điều không có, mọi người đang quá bất ngờ trước thông tin của Trang là người tạm trú ở chùa Bồ Đề bị bắt nên có suy nghĩ như vậy. Tất cả những thông tin trên không có mà lại như giông tố đến với chùa Bồ Đề. Bản thân nhà chùa không trong việc đó, nên mới có cảm nhận là giông tố và hoang mang vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chùa Bồ Đề”.
“Trong lúc đó, nhà chùa đã đưa đơn lên cho các cơ quan liên quan để làm rõ việc này vì trong giới tu hành, rất nhiều người hỏi thăm. Công an vào việc nhanh, xác minh làm rõ mọi việc để chùa Bồ Đề giải tỏa được.
Những tin đồn liên tục ập đến làm thầy rất buồn, Giáo hội buồn. Thời điểm vừa rồi là trường hạ nên mọi người không biết thông tin gọi điện, có những người đến tận nơi để hỏi thăm chùa Bồ Đề. Có phật tử, người tu hành thực sự thấy hoang mang tưởng rằng chùa Bồ Đề đóng cửa”, sư Đàm Lan nói.
Video đang HOT
Trụ trì chùa Bồ Đề cũng cho hay, chính những hoạt động điều tra của công an, và thanh tra của quận Long Biên gần đây làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các thành viên sống trong chùa. Nhiều người vẫn còn ngơ ngác, hoang mang trước hàng loạt tin đồn.
“Sinh hoạt nhà chùa đảo lộn, bà già và người cô đơn ở đây cũng hoang mang, nhiều người định chạy trốn. Các cụ già lên xin tiền thầy đòi rời chùa, nhiều người khóc lóc, kêu than. Giải quyết việc này thực sự thấy mệt mỏi, với Nhà chùa (Ni sư Đàm Lan) đã tụ tập lâu, đến nay 60 tuổi rồi, nên kiên nhẫn, cố gắng vững vàng động viên mọi người trong chùa để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhà chùa cũng tự trách bản thân chỉ biết làm từ thiện mà không quan tâm đến quy định pháp luật, không quản lý sát sao để xảy ra sự việc đáng tiếc”, sư Đàm Lan.
Sơn Hùng
Theo_Người Đưa Tin
Vụ chùa Bồ Đề: Người phụ nữ uy quyền ngăn PV tác nghiệp
Khi các phóng viên tác nghiệp tại chùa Bồ Đề thì có một người phụ nữ cản lại. Người này nói rằng sẽ thay mặt sư trụ trì trả lời báo chí.
Tại cuộc họp Thành ủy Hà Nội chiều ngày 12/8, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan cảnh sát điều tra, vụ mua bán trẻ con ở chùa Bồ Đề không liên quan đến ni sư Thích Đàm Lan. Tuy nhiên, với vai trò trụ trì, ni sư Đàm Lan cũng có một phần trách nhiệm.
Về tin tức 11 trẻ em tại chùa Bồ Đề bị mất tích, ông Long cho hay cơ quan điều tra đã làm sáng tỏ thân phận của 11 cháu bé trên, trong đó 10 cháu đã về gia đình với bố mẹ đẻ, 1 cháu đã được nhận làm con nuôi, nên không hề có chuyện 11 trẻ bị mất tích.
Sau khi nhận được thông tin, đại diện nhóm thiện nguyện (những người đứng đơn đề nghị điều tra) cho biết, thông tin này vẫn chưa đầy đủ.
Đại diện nhóm thiện nguyện cho biết, trong đơn gửi Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - Công an TP. Hà Nội), nhóm đã đề nghị xác minh về 11 cháu bé. Trong kết quả mới đây của công an quận Long Biên cũng có 11 cháu. Nhưng 3 cháu không trùng với đơn đề nghị.
Về 3 trường hợp trên. Sư trụ trì Thích Đàm Lan cho biết, cháu Việt Anh được mẹ đẻ nhận về. Sau đó, bà mẹ đẻ đã đồng ý cho một gia đình nhận cháu về làm con nuôi.
Khi PV muốn hỏi thông tin thì có một người phụ nữ cản lại. Người này nói rằng sẽ thay mặt sư trụ trì trả lời báo chí.
Khi sư Đàm Lan đi vào trong chùa, người phụ nữ này cũng quay mặt và không trả lời. Đặc biệt, khi hỏi danh tính, chức vụ công tác thì người này âm thầm đi vào khu nuôi dưỡng trẻ và "sai" nhà chùa khóa trái cửa.
Người phụ nữ ngăn cản PV tác nghiệp. (Ảnh: Khám phá)
Không biết, người phụ nữ này là ai, có chức vụ gì mà ni sư Thích Đàm Lan cũng phải nghe lời răm rắp. Khi chúng tôi nhờ nhà chùa tạo điều kiện tác nghiệp thì người phụ nữ này yêu cầu ni sư Thích Đàm Lan đi chỗ khác và không được bắt chuyện với báo chí.
Trước sự lớn tiếng của người phụ nữ này, rất nhiều người dân có mặt chùa bày tỏ sự bức xúc. Một phần họ lo cho nhà chùa sẽ bị thế lực bên ngoài bủa vây, điều khiển. Phật giáo là chốn tâm tinh, không khéo trở thành "sân chơi" của một số người.
Mặt khác, người dân cũng bày tỏ sự lo ngại rằng: Báo chí còn không tiếp xúc được những đứa trẻ thì ai mới là đối tượng được gặp gỡ?
Ngay cả sư Đàm Lan cũng có vẻ "ngại" những đối tượng này. Uẩn khúc gì lại đang diễn ra trong chùa Bồ Đề vốn đã chịu sóng gió?
Trong một diễn biến khác, ngày 12/8, Viện KSND TP.Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Nguyễn Thị Thanh Trang, 36 tuổi, là quản lý khu nhà mở (trông nom trẻ) chùa Bồ Đề (tổ 2, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, quê quán xã Khánh Hòa, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) về hành vi "mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" theo điều 120 bộ luật Hình sự. Cùng ngày, cơ quan CSĐT cũng đã ký quyết định tạm giam 4 tháng đối với hai bị can Trang và Nguyệt.
Danh sách 11 đứa trẻ "biến mất" mà nhóm thiện nguyện đề nghị Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - Công an TP. Hà Nội) xác minh. Đại diện của nhóm thiện nguyện, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định có tài liệu, hình ảnh và nhân chứng chứng minh các cháu bé này từng sống tại chùa Bồ Đề.
Bé Tùng Anh (gọi là Khoai, vào chùa Bồ Đề năm 2007), Việt Anh (vào chùa năm 2007), Minh Anh (năm 2007 được gần 1 tuổi), Duy Anh (vào chùa năm 2009), Bảo Anh (vào chùa năm 2009), Mai Anh (vào chùa năm 2009), Vi Anh (vào chùa năm 2009), Huy Anh (vào chùa năm 2012), Cù Triều Anh (vào chùa năm 2010), Tuấn Anh (vào chùa năm 2007), Cù Hoàng Anh (vào chùa năm 2010).
Danh sách 11 cháu bé đã được Công an quận Long Biên xác minh nhân thân và nơi ở hiện nay:
Cù Duy Anh (SN 2008), Kiều Vi Anh (SN 2009), Cù Huy Anh (SN 2012), Cù Tuấn Anh (SN 2008), Tuấn Anh (SN 2006), Triều Anh (SN 2007), Cù Hoàng Anh (SN 2011), Nguyễn Hoàng Anh (SN 2010), Cù Duy Anh (SN 2007), Cù Bảo Anh (SN 2008), Tùng Anh (SN 2007).
Khi đối chiếu, có 3 cháu bé mà nhóm thiện nguyện đề nghị vẫn chưa có kết quả xác minh.
Theo_Người Đưa Tin
Sư Đàm Lan nói gì về 11 trẻ nghi mất tích ở chùa Bồ Đề? - "Hiện nay trong danh sách 11 bé thì có 4 bé vẫn ở lại chùa, số các cháu còn lại đã được mẹ đẻ cháu đón về ở cùng mẹ", sư Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề nói về 11 cháu bé nghi mất tích mà công an đang điều tra. Như tin tức đã đưa, ngay sau khi có thông...