Trồng thứ trước rụng khắp vườn rồi cho “xuất ngoại”, nông dân Việt “hốt” trăm triệu
Hiện nay, lá này không chỉ được dùng trong nước mà còn “ xuất ngoại” mang về nhiều tiền.
Loại cây này được trồng để lấy lá, từ xa xưa chúng đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Hiện nay, lá cây này lại có cơ hội xuất ngoại mang tới lợi ích kinh tế cao.
Đó chính là trầu không. Chúng là một phần quan trọng trong nét văn hóa ăn trầu ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á.
Mấy năm trở lại đây, đã có người trồng trầu không rồi đem bán, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng. Cụ thể có hộ gia đình ở Nghi Ân, Nghi Lộc, Nghệ An trồng trầu trên diện tích 1.500 m2, mỗi ngày hái 80-100 mớ trầu và giá bán 8.000 đồng – 10.000 đồng thì mỗi tháng có thể thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Hoặc giá bán theo kg cho thương lái khoảng 70.000 đồng, có hộ gia đình thu nhập trên 300 triệu đồng/năm
Trầu không không dễ trồng như nhiều người nghĩ, khả năng chống chịu thời tiết kém, hay bị sâu bệnh…
Video đang HOT
Cây hay bị nhiễm dịch nấm. Nếu cây bị nhiễm dịch nấm thì phải bỏ đất vài ba năm mới có thể trồng lại.
Trong khoảng thời gian bỏ đất đó, người trồng phải cày bừa, bón vôi, bỏ thuốc diệt nấm thì mới sạch bệnh.
Chăm bón cũng phải biết cách để lá trầu phát triển đồng đều, không to quá hay nhỏ quá. Lá trầu bán để thắp hương, cưới hỏi hay xuất khẩu phải lành lặn, không bị thủng lỗ.
Trầu không được xuất sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc), vì nơi đây cũng có phong tục ăn trầu.
Lá trầu không có thể thu hái quanh năm, song những ngày Rằm, mùng 1, lễ Tết thì nhu cầu cao nên số lượng bán được nhiều hơn.
Người dân thường thu hoạch trầu vào lúc sáng sớm. Người hái sẽ chọn những lá trầu bóng mượt, vừa chín tới vàng óng, nằm ở vị trí thứ 2 của đọt trầu.
Ở Việt Nam, lá trầu không được rao bán trên mạng khoảng 25.000 đồng/500g
Nuôi con "da trâu", sợ tiếng ồn, nông dân Việt kiếm tiền tỷ/năm
Trứng của chúng cũng có kích thước khổng lồ giúp mang về nhiều tiền.
Với đôi chân dài và khả năng chạy nhanh đặc biệt, da dày như da trâu, những con chim "siêu to khổng lồ" này đang đưa về nguồn thu cho nhiều người.
Đà điểu có thể chạy với tốc độ lên đến 40-69km/h, nhảy được các bước nhảy dài 5m.
Giá bán 1kg thịt đà điểu trung bình 100.000 đồng, sản lượng thu hoạch được là 1 tạ thịt sau 10 tháng. Mỗi con có thể bán 10 triệu đồng.
Bên cạnh thịt, trứng đà điểu cũng được khách tìm mua. Trứng có giá 150.000 đồng/quả. Mỗi năm có thể thu 35-40 quả/năm.
Có người nuôi đà điểu sau khi trừ chi phí thu về hơn 700 triệu đồng. Giá thịt cao nhất có thời điểm lên đến 240.000 đồng - 250.000 đồng/kg.
Bên cạnh đà điểu thương phẩm hay trứng thì bán đà điểu giống cũng có thể đưa về nguồn thu lớn. Giá giống đà điểu 1 triệu - 1,3 triệu đồng/con (15 ngày tuổi). Với hàng ngàn con xuất ra có thể thu về hàng tỷ đồng.
Để đà điểu phát triển tốt, chuồng nuôi phải cao ráo, có ánh sáng mặt trời, thoát nước tốt, nơi nuôi yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
Đà điểu là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt
Sở dĩ phải tránh tiếng ồn vì thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt
Đây là loài dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò.
Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc...
Môi trường nuôi cần không gian rộng để đà điểu chạy nhảy. Người nuôi cần rải cát trên nền tránh trơn trượt.
Nông dân Việt kiếm cả trăm triệu nhờ trồng loại cây "lớn như thổi" Nhiều người đã nắm bắt được cách trồng và có thu nhập cao nhờ loại cây phát triển nhanh này. Ở Việt Nam có nhiều loại cây mọc hoang bỗng được người tiêu dùng "để ý" và một bước biến thành "hàng hot" được nhiều người tìm mua. Cây rau rút được xem là hướng đi giúp kiếm tiền với nhiều nông dân....