Trồng thứ đầy gai trước mọc hoang mà thu nhập tiền tỷ/năm, ai nghe cũng choáng
Loại cây dại trước kia mọc đầy vệ đường nay trở thành cây trồng mới tại nhiều địa phương. Theo lời những người làm vườn, giá trị kinh tế của cây dại này cao gấp 3 lần so với trồng ngô, khoai, lạc…
Từ loại cây mọc hoang ven đường
Cà gai leo là loại cây dại thường mọc vệ đường hoặc các bờ bụi, thân cây có nhiều gai, cành xòe rộng, lá hình trứng hoặc thuôn dài, phần thân dài từ 60-100cm hoặc cao hơn.
Cây cà gai hiện được trồng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước
Cây cà gai leo trước kia mọc hoang đầy vệ đường nay trở thành cây dược liệu có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. Tại nhiều địa phương, trồng cà gai leo đã mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng ngô, khoai, lạc…
Anh Bùi Quý Hợi, Giám đốc HTX Nông – Lâm nghiệp Bảo Hiệu (xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, Hòa Bình) cho biết, cà gai leo là cây dược liệu rất phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở địa phương mình. Nhờ đầu ra khá ổn định nên sau thời gian tìm hiểu, từ năm 2016 anh Hợi quyết định khởi nghiệp với cây cà gai leo.
Cây cà gai leo ưa sáng, sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng, thích hợp với trồng ở đất pha cát giàu dinh dưỡng.
Hoa cây cà gai leo có màu phớt tím, thường ra hoa vào tháng 4-9, tạo quả vào tháng 9-12. Quả cà gai leo màu đỏ, dạng mọng bóng, quả có vị hơi the, tính ấm. Cây được nhân giống bằng hạt, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3-4 năm.
Qua nhiều năm trồng tại một số địa phương như Hòa Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên,… cho thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây làm dược liệu này cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác trên một đơn vị diện tích.
Mỗi năm, cà gai leo có thể thu hoạch được 3 vụ, mỗi ha cho năng suất khoảng 2 tấn/vụ, mang lại thu nhập khoảng 80-100 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2-3 lần so với ngô, lạc ….
Tuy nhiên, thân cành cà gai leo có rất nhiều gai răm sắc nhọn, cản trở các thao tác kỹ thuật (làm cỏ, bón phân, thu hoạch, sơ chế). Đây chính là điểm làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới quá trình canh tác cà gai leo theo hướng hữu cơ.
Theo anh Hợi, đây là một loại cây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. “Cà gai leo là một loại cây khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển quanh năm. Trung bình trồng khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch được, với 10ha thì mỗi lần thu hoạch được khoảng trên dưới 10 tấn cà gai leo khô” anh Hợi chia sẻ.
Video đang HOT
Mang về lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm
Đến nay, bình quân mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường hơn 20.000 hộp sản phẩm cao cà gai leo, gần 10.000 hộp trà cà gai leo và hơn 50 tấn cà gai khô cho các công ty dược trong và ngoài nước.
Trồng cây cà gai leo làm dược liệu, mang lại giá trị kinh tế cao
Gần 3 năm phát triển sản xuất, hiện HTX có 12 hộ thành viên, thu hút 20 lao động, liên kết với 2 tổ hợp tác (THT) và 200 hộ tham gia, bảo đảm thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt gần 10 triệu đồng/tháng, thu nhập của thành viên THT và các hộ tham gia liên kết đạt 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Hệ thống phân phối sản phẩm của HTX đã xuất bán trên phạm vi cả nước, đặc biệt, sản phẩm cao cà gai leo của HTX đã đạt chứng nhận OCOP của tỉnh.
Tương tự, ông Nguyễn Duy Quý, Giám đốc HTX Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), tuy đã ở tuổi 70 nhưng mỗi năm vẫn làm ra lợi nhuận hơn 500 triệu đồng, từ trồng và chế biến cây thuốc nam cà gai leo.
Nhờ lợi nhuận từ cây này, hiện HTX của ông Quý không ngừng thuê thêm ruộng, mở rộng diện tích trồng, tạo thêm dòng sản phẩm mới. Ngoài các sản phẩm cao cà gai leo, trà túi cà gai leo, HTX đang phát triển để sản xuất viên nang cà gai leo, và mở rộng thị trường cung ứng ra toàn quốc, kết hợp chào hàng xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU.
Cây cà gai sấy khô
Không chỉ Hòa Bình và Hưng Yên, tại Thanh Hóa cũng có nhiều hộ đã làm giàu từ giống cây này.
Nhận thấy Cà gai leo là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và là giống cây tái sinh sau khi thu hoạch, cho hiệu qủa kinh tế cao, nhiều hộ dân tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát triển mở rộng diện tích trồng cây cà gai leo. Một số hộ dân trong thôn đã mạnh dạn thuê đất, phát triển trồng cà gai leo với diện tích lớn, đồng thời là đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.
Cây Cà gai leo của xã Hà Tiến sau khi thu hoạch, ngoài tiêu thụ tại hệ thống chợ trong tỉnh, sản phẩm cà gai leo phơi khô còn được tiêu thụ qua các công ty dược phẩm. Theo tính toán của các hộ dân, thu nhập từ trồng cà gai leo đạt khoảng 400 triệu đồng/ha/năm. Sau khi trừ chi phí, mô hình mang lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha/năm.
Theo Đông y Việt Nam, tác dụng chính của cà gai leo là hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, u gan). Uống trà hoặc cao cà gai leo mỗi ngày, sẽ giúp thải độc cơ thể, ngăn ngừa mụn nhọt, dị ứng, trứng cá, cảm cúm, ho gà, giã riệu, bia và chống say tàu xe.
9X có thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con ai gặp cũng xua đuổi
Chia sẻ về câu chuyện làm giàu từ nông nghiệp của mình, Nguyễn Thành Vinh cho biết: "Nhìn vào trang trại của tôi, người đời cứ bảo rằng tôi giàu rồi mới là nông nghiệp. Chứ ít ai biết, tôi làm giàu từ nông nghiệp".
Sau những thất bại trong kinh doanh khách sạn chờ bay, vé máy bay, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hoa quả sạch và môi giới bất động sản, Nguyễn Thành Vinh đang là một nông dân chính hiệu và mang trong mình giấc mơ làm giàu từ nông nghiệp.
Ông bố 1 con chia sẻ trong thời gian làm ăn được từ công việc kinh doanh trên Sài Gòn, anh có gửi tiền về cho bố mẹ để mua 2ha đất vườn, ao ở quê nhà. Để giúp bố mẹ có thêm thu nhập, tháng 4/2018 anh đầu tư một số tiền lớn để xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi và thả cá.
Mỗi ngày Thành Vinh có khoảng 300kg ấu trùng ruồi lính đen để phục vụ mô hình chăn nuôi của mình
Cũng trong thời gian này, anh biết đến hội nuôi ruồi lính đen trên internet. Qua tìm hiểu, anh thấy rằng đây là loài côn trùng có ích mà dễ nuôi. Ruồi lính đen vừa giúp xử lý rác thải, vừa tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi và chất thải từ nuôi ruồi có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Trước khi bắt tay vào thử nghiệm nuôi ruồi lính đen phục vụ cho mô hình vườn, ao chuồng của gia đình mình, Vinh đã theo học kinh nghiệm từ một người đàn anh ở Cần Thơ. Theo chàng trai sinh năm 1994, ruồi lính đen có vòng đời từ 45 đến 50 ngày tuổi. Quá trình sinh trưởng qua 4 chu kỳ: trứng - ấu trùng - kén - ruồi, sau khi đẻ trứng thì ruồi chết. Nuôi ruồi lính đen là một công việc rất nhà hạ, chi phí thấp, thức ăn rất dễ kiếm và rẻ, thậm chí là "0 đồng".
Trứng ruồi được ấp bằng cách cho khoảng 100g trứng lên tấm lưới inox rồi bỏ vào chiếc khay đựng bã đậu nành, cám công nghiệp, cám gạo có độ ẩm khoảng 80%, mục đích là không để trứng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn gây hỏng trứng. Sau 2 - 3 ngày thì trứng sẽ nở hết, ấu trùng sẽ tự chui xuống ăn bã đậu hoặc cám có sẵn trong khay. Nở xong 3-4 ngày thì đưa ra chuồng nuôi. Chuồng nuôi ấu trùng rất đơn giản, có thể dùng nền gạch, nền xi măng, hoặc lót bạt, không phải xây dựng cầu kỳ hay đầu tư tốn kém.
Chàng trai trẻ đang gặt hái những thành công lớn khi chuyển sang làm nông nghiệp
Nuôi ấu trùng 10 ngày tiếp theo thì có thể dùng làm thức ăn cho gà, vịt, cá, chim,... Cứ 100g trứng ruồi lính đen có thể cho 3 đến 5 tạ ấu trùng. "Thức ăn cho ấu trùng là các phụ phẩm, phế thải từ sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả hỏng, bã đậu nành, bã bia, bã sắn, các loại xác động vật, các loại phân gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen được xem là chuyên gia dọn dẹp vệ sinh, không gây hại cho người, súc vật", chàng trai trẻ cho biết.
Sau khi ấu trùng trưởng thành, khoảng 15 ngày sau sẽ chuyển sang màu đen rồi hóa kén. Khoảng 1 tuần sau thì nở thành ruồi. Giai đoạn này ruồi không ăn bất kỳ thứ gì, chỉ uống nước từ vòi phun sương và đẻ trứng rồi chết.
Thời gian đầu anh nuôi ruồi lính đen, giá mỗi kg trứng lên tới 20 triệu đồng nên chỉ trong 2 tháng đầu nuôi và bỏ mối trứng ruồi lính đen cho các trang trại anh có được khoản thu nhập 300 triệu đồng. Nhưng giờ nhiều người nuôi nên giá trứng chỉ dao động từ 7 đến 8 triệu đồng/kg.
Sau thời gian đầu áp dụng thử nghiệm với quy mô nhỏ trong trang trại của mình. Với những kinh nghiệm được rút ra, tháng 3/2019 anh vay thêm tiền từ ngân hàng để đầu tư và áp dụng kỹ thuật sử dụng ấu trùng ruồi lính đen vào hệ thống chuồng trại của gia đình với 1 trại nuôi ruồi lính đen, 1 trại cá và 1 trại chim cút trứng.
Do đó, sau khi trải qua những thất bại trong các lĩnh vực kinh doanh trên Sài Gòn, trở về với gia đình vào tháng 6/2019 với chỉ 50.000đ trong túi, anh dồn tâm sức cùng cha mẹ mình tập trung vào phát triển trang trại của gia đình. Với số trứng ruồi lính đen thu được mỗi ngày, Vinh để ấp tái đàn phục vụ mô hình chăn nuôi khép kín của mình.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến Vinh bị thiệt hại nặng nề với đàn gà và cút trứng khi không tìm được đầu ra
Sau những vụ chăn nuôi liên tiếp thắng lớn, đến đầu năm 2020, Vinh mua thêm 64.000m2 đất vườn và mặt nước để mở rộng quy mô trang trại của mình. Hiện số tiền được chàng trai trẻ đầu tư vào trang trại của gia đình đến nay khoảng 3,5 tỷ đồng. Riêng diện tích ao khoảng 5ha, trong đó có gần 6.000m2 ao nuôi cá trê vàng áp dụng 100% thức ăn bằng ấu trùng và thức ăn thừa từ trại nuôi ruồi lính đen. Mỗi vụ cá kéo dài khoảng 4-5 tháng cho năng suất khoảng 40 tấn, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Số diện tích còn lại được Vinh thả các loại cá tạp cũng như nuôi tôm. Thu nhập mỗi vụ từ các ao nuôi này cũng lên tới vài trăm triệu đồng nữa.
Với phần diện tích đất vườn được chàng trai trẻ trồng các loại cây lâu năm như sầu riêng, dừa, xoài, bưởi,... Trên đất vườn anh cũng thả thêm gà, vịt... Theo đó, chỉ tính riêng đàn vịt trứng 1000 con thả vườn áp dụng kỹ thuật 40% thức ăn là ấu trùng ruồi lính đen, mỗi ngày thu được 1,3 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đàn cút trứng hàng vạn con cũng được Vinh cho ăn 100% bằng ấu trùng ruồi lính đen kết hợp việc tiêm vắc xin đầy đủ.
Theo chàng trai trẻ, ấu trùng từ ruồi lính đen không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng giúp đàn gia cầm tăng kháng thể, khả năng chống bệnh rất tốt. Từ khi dùng loại thức ăn này, đàn gà, vịt, cút của anh không hề bị chết hay còi cọc mà phát triển rất nhanh.
Cũng như nhiều người nông dân khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua khiến Vinh thiệt hại nặng nề trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm do gặp khó về đầu ra. Thiệt hại kinh tế lên tới cả trăm triệu đồng.
Dù gặp những rủi ro trong chăn nuôi thời gian qua nhưng, chàng trai sinh năm 1994 cũng cho biết đến nay, mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp vườn ao chuồng đã giúp anh có được nguồn thu ổn định. Bởi ấu trùng ruồi lính đen không chỉ được anh áp dụng trong mô hình vườn - ao - chuồng nuôi cá, gà, vịt hay chim cút, hiện Vinh cùng nhóm bạn của mình đang thử nghiệm sử dụng ấu trùng ruồi lính đen vào mục đích nuôi chim yến trong nhà. Sau một thời gian thử nghiệm, mô hình này đã bắt đầu mang lại những thành công nhất định khi một số nhà yến được nhóm của Vinh thiết kế, xây dựng và sửa chữa lại đã có yến về ở, sinh sôi thêm.
Chàng trai 9X cho biết thử nghiệm thành công khi lấy ấu trùng ruồi lính đen để làm thức ăn dụ và nuôi chim yến
Những nguồn thu nhập này, không chỉ giúp Vinh chăm sóc cho cuộc sống gia đình tốt hơn mà anh cũng đã trả được 1,6 tỷ đồng tiền vay mượn để đầu tư vào trang trại. Với quy mô truồng trại chăn nuôi hiện nay, ông bố trẻ tự tin hoàn toàn có thể trả hết phần tiền vay nợ trong năm 2020 này.
Nói về dự định sắp tới, Thành Vinh cho biết "mong muốn của tôi là chia sẻ cách làm cho mọi người để hướng đến một môi trường chăn nuôi theo hướng an toàn không có chất cấm. Thời gian qua đã có nhiều người liên hệ với tôi để xin trao đổi kinh nghiệm nuôi và chăm sóc ruồi lính đen để tự tạo nguồn thức ăn cho trang trại của mình".
Ngọn su su chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân xót xa vì bán không ai mua Khoảng một tuần trở lại đây, ngọn su su rớt giá chưa từng thấy, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, tệ hơn nữa,khi không thấy bóng dáng thương lái đến mua rau khiến hàng trăm hộ dân trồng su su tại Tam Đảo không khỏi xót xa. Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Tam Đảo được thiên nhiên ban tặng cho khí...