Trồng thứ bán đầy chợ, nhiều người mua, người đàn ông thu về hơn nửa tỷ vụ này
Loại cây trồng này phổ biến ở các vùng quê nhưng không ngờ đưa về nguồn thu lớn.
Nhờ một loại cây rất quen thuộc và được các gia đình mua về để ăn mà người đàn ông này lãi hàng trăm triệu vụ thu hoạch này.
Anh Zhang ( Liêu Ninh, Trung Quốc) trồng súp lơ trên mảnh đất rộng ở quê và đang vào vụ thu hoạch.
Từ ngày 13/6/2020, anh thuê nhân công thu hoạch súp lơ xanh để đem bán. Những người nhận thu hoạch làm việc trên cánh đồng từ 6h sáng đến 12h trưa. Sau khi công nhân thu hoạch xong, họ sẽ đưa đến xe tải và mẹ của anh Zhang sẽ sắp xếp lên xe.
Việc sắp xếp này quan trọng để tránh bề mặt ngoài của súp lơ xanh bị hỏng, ảnh hưởng đến giá bán. Thậm chí, anh Zhang còn phải sắp thêm cả đá lên xe để giữ cho nông sản được tươi.
Năm ngoái, giá bán khoảng 1 nhân dân tệ/0,5kg, năm nay giá khoảng 2-3 nhân dân tệ/0,5kg.
Video đang HOT
Mặc dù vất vả nhưng anh Zhang và gia đình cảm thấy niềm vui với vụ thu hoạch súp lơ xanh năm nay. Hồi mùa xuân, thời tiết lạnh, anh Zhang lo các cây súp lơ xanh chết. Tuy nhiên, may mắn các cây vẫn phát triển tốt.
Tổng doanh thu từ bán súp lơ xanh năm nay của nhà anh Zhang là 200.000 nhân dân tệ (~650 triệu đồng) và lãi ròng (trừ chi phí) hơn 70.000 nhân dân tệ (~230 triệu đồng).
Cây súp lơ xanh ở Việt Nam có giá bán khoảng 35.000 đồng – 45.000 đồng/kg.
Cây súp lơ xanh ưa ẩm, không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ.
Sau khi trồng khoảng 2,5-3 tháng, súp lơ xanh sẽ cho thu hoạch.
Phất lên nhờ... "Tý"
Từ khi chuột núi (con dúi) trở thành "đặc sản rừng", nhiều người đã thuần hóa cho sinh sản để cung cấp ra thị trường thu lợi nhuận cao. Với giá bán 500.000 đồng/1kg, dúi mang nguồn thu nhập cả trăm triệu mỗi năm cho người dân vùng quê.
Anh Bí thư Huyện đoàn mê... dúi
Dúi là loài động vật dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, chu kỳ chăn nuôi ngắn, nhanh thu hồi vốn và ít nhân công. Thức ăn của dúi chủ yếu từ các phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi dúi không mất nhiều chi phí song cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Nhận thấy nhu cầu thị trường dúi lớn, giữa năm 2018, anh Huỳnh Thế Toàn (31 tuổi, Phó Bí thư Huyện đoàn Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã mua 10 cặp con giống về nuôi. Đến nay, anh đã nhân giống được 120 con, trong đó có 30 giống cái.
Anh Toàn chia sẻ, chỉ cần khoảng 1 giờ đi tìm tre, mía, cỏ voi... là đủ thức ăn cho dúi cả tuần. "Nuôi dúi ít tốn công chăm sóc, nếu bận chỉ cần bỏ thức ăn đủ trong ngày vào buổi sáng. Ước tính 30 dúi mẹ đẻ một năm 3 lứa thì trung bình được 7 con.
Với giá dúi thịt hiện nay khoảng 500.000 đồng/1kg, mỗi năm thu về khoảng 100 triệu đồng. Còn nếu bán dúi giống có khi được nhiều hơn, khoảng 150 triệu đồng", anh Toàn bộc bạch.
Anh Toàn cùng với trang trại dúi của mình.
Để liên kết các hộ nuôi dúi hỗ trợ nhau về kỹ thuật, cung cấp con giống và đầu ra, cuối tháng 11 năm ngoái, anh Toàn cùng 8 thành viên trong huyện thành lập mô hình tổ hợp tác (THT).
"Trong THT có nhiều người mới nuôi nên cần trao đổi kinh nghiệm để chăn nuôi hiệu quả hơn. Hiện THT có khoảng 1.000 con, song nguồn cung vẫn không đủ cầu. Chúng tôi đang nhân rộng mô hình này đến nhiều thanh niên, nông dân...
Với mục đích thành lập chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường nếu khách cần số lượng lớn. Xa hơn, việc phát triển nuôi dúi sẽ tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cao cho người dân", anh Toàn tâm sự.
Ngã rẽ của cô cử nhân kinh tế
Cũng có niềm đam mê nuôi dúi như anh Toàn, sau khi tốt nghiệp trường đại học kinh tế, thay vì tìm một công việc phù hợp với chuyên ngành thì chị Nguyễn Thị Phượng (33 tuổi, thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) quyết định về quê lập nghiệp.
Sau 10 năm tự học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, đến nay chị đã gầy dựng nên trại dúi gần 600 con để cung cấp thịt và giống ra thị trường. Mỗi năm, chị thu lãi về hơn 200 triệu.
Dúi là động vât dễ nuôi nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao
"Năm 3 đại học, tôi lên mạng tìm đề tài nghiên cứu về mảng kinh tế thì thấy mô hình nuôi dúi rất hay, thức ăn lại dễ tìm nên muốn thử sức. Lúc đó, Quảng Nam chưa có người nuôi loại động vật này nên tôi phải ra Thái Nguyên mua 15 cặp dúi giống.
Song, do vận chuyển đường xa nên dúi chết chỉ còn 1 cặp. 5 tháng sau cặp dúi đẻ được 3 con. Đến năm 2011, tôi mua thêm 30 cặp dúi giống nữa về nuôi để nhân đàn", chị Phượng nhớ lại.
Chị nói, tuy dúi rất dễ nuôi song nếu không biết cách chăm sóc rất dễ mắc bệnh chết. Lúc mới mua thêm 30 cặp dúi đúng vào mùa mưa nên mía, cỏ voi...bị ngập nước, thức ăn dính đất rửa không sạch dúi ăn bị đau bụng rồi chết.
Tuy nhiên, chị chưa bao giờ bỏ cuộc và luôn cố gắng với ngã rẽ mới của mình. Thế rồi, công sức của cô cử nhân đại học cũng được đền đáp xứng đáng khi 3 năm sau, số lượng đàn đạt 120 con, chị bắt đầu xuất bán.
Tốt nghiệp đại học, chị Phượng rẽ sang hướng đi mới và thành công ngoài mong đợi.
Không những thế, khi đã thành công, chị còn chia sẻ, truyền kinh nghiệm nuôi cho các hộ dân trong xã và nhiều địa phương khác trong tỉnh để cùng nhau phát triển. Ngoài ra, mô hình nuôi dúi của chị cũng được nhiều người có cùng đam mê ở Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định... tìm đến học hỏi.
"Hiện tổng đàn dúi của tôi đạt gần 600 con dúi, trong đó có 200 con đẻ, mỗi năm lãi hơn 200 triệu đồng. Hiện nhu cầu thị trường thịt dúi rất lớn, tôi đang mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân đàn để cung cấp ra thị trường", chị Phượng chia sẻ về kế hoạch của mình trong năm Canh Tý 2020.
Theo info net
Thổi hồn cho sọ dừa, người đàn ông "đút túi" tiền triệu mỗi ngày Qua bàn tay khéo léo của mình, anh Bảo (TP Bến Tre) đã biến phế phẩm thành các sản phẩm có giá trị nghệ thuật và cho thu nhập mỗi ngày. Nhiều người coi gáo dừa là thứ phế phẩm, không có tác dụng gì. Tuy nhiên, với anh Bảo (TP Bến Tre), đây lại là thứ giúp anh kiếm tiền, trang trải...