Trồng quả “lăn lóc như lợn con” kiếm 700 triệu ngon ơ chỉ sau 70 ngày
“ Musk Melon” (có nơi gọi là dưa vàng, có nơi gọi là dưa lưới) từng được nhập từ Nhật Bản về Việt Nam để bán. Giá bán của một quả dưa này dao động từ 600.000 đồng – 700.000 đồng.
Khetaji Solanki, 41 tuổi ở Bắc Gujarat, Ấn Độ đã chuyển từ trồng khoai tây sang trồng dưa lưới trên 1,6ha đồng ruộng.
Sau 70 ngày, Khetaji đã thu được 140 tấn dưa khiến ai cũng kinh ngạc.
Toàn bộ dưa sau khi thu hoạch được chở bằng xe ô tô đến thẳng đại lý. Người nông dân này thu về 2,1 triệu Rupee (~709 triệu đồng).
Video đang HOT
Tổng vốn đầu tư khoảng 160000 Rupee (~54 triệu đồng), do đó có lợi nhuận khoảng 1,95 triệu Rupee (~658 triệu đồng).
Khetaji Solanki chỉ học đén lớp 7 nhưng trong khi trồng dưa đã biết cách để có thể cắt giảm chi phí. Anh cắt giảm thuốc trừ sâu bằng cách dùng một hỗn hợp hữu cơ được làm từ các nguyên liệu đơn giản học từ Internet.
Người nông dân này dùng kỹ thuật tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.
Anh cũng không tốn tiền điện cho máy bơm mà dùng máy bơm năng lượng mặt trời.
Máy bơm năng lượng mặt trời giúp anh không lo hóa đơn tiền điện “đội lên”, còn hệ thống tưới nhỏ giọt giúp giảm sức lao động chỉ cần mở van là hệ thống tưới cho toàn bộ cây dưa.
Nói về chi phí làm nên ruộng dưa, Ketaji cho hay, chi phí hạt giống 3.6000 Rupee (~12 triệu đồng), chi phí phân bón hòa tan trong nước 45.000 Rupee (~15,2 triệu đồng), lớp mùn và tưới nhỏ giọt khoảng 40.000 Rupee (~13,5 triệu đồng).
Khetaji Solanki gieo hạt dưa từ tháng 2 và đến tháng 4 có thể thu hoạch.
Theo Khetaji Solanki, hạt giống dưa nên được gieo ở nhiệt độ không quá 32 -34 độ C và thu hoạch khi nhiệt độ ở mức 40 độ C.
Khi đã có quả, điều quan trọng là phải đảm bảo dưa không tiếp xúc với nước.
Cây cần nước tưới chứ quả không cần nước vì có thể khiến quả thối.
Theo 24h
Dịch tả lợn châu Phi phủ kín toàn địa bàn Thanh Hóa
Sau hơn 5 tháng xuất hiện, đến thời điểm này dịch tả lợn châu Phi đã phủ kín 27/27 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hóa.
Với việc dịch tả lợn châu Phi vừa xảy ra tại hộ chăn nuôi của ông Đỗ Văn Duy, Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc khiến gia đình ông Duy phải tiêu hủy 68 con lợn có tổng trọng lượng 5.598 kg, Vĩnh Lộc là huyện cuối cùng của tỉnh Thanh Hóa đã điền tên vào bản đồ địa phương có dịch tả lợn châu Phi.
Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu xuất hiện từ ngày 23/2 đến thời điểm này, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 6.272 hộ thuộc 375/635 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố; buộc phải tiêu hủy 61.404 con lợn, trọng lượng trên 4.273 tấn.
Cán bộ thú y tỉnh Thanh Hóa phun tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch Tĩnh Gia.
Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dịch tả lợn châu phi đang có dấu hiệu chững lại và theo các chuyên gia, khoảng 6 tháng dịch sẽ đi xuống.
"Tính đến nay đã là 5 tháng dịch lợn tả châu Phi xuất hiện tại Thanh Hóa và dịch đã lên đến đỉnh điểm. Thời gian tới, Thanh Hóa hạn chế vận chuyển và nhập lợn con. Dù biết nếu không tái đàn sẽ không còn lợn, nhưng trong suốt 5 tháng qua, lợn đẻ và vẫn được nuôi, các công ty vẫn chuyển giống lợn nuôi ở các trang trại nên đàn lợn theo điều tra vẫn còn trên 1 triệu con", ông Giang cho biết./.
Theo Sỹ Đức/VOV1
Độc đáo: Trồng dưa lưới giàn, trái treo dây, 450m2 đất lời 17 triệu Anh Lê Văn Đẳng, ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (Bến Tre) thực hiện thí điểm thành công mô hình làm giàn trồng dưa lưới. Hiện mô hình đang được nhân rộng và có hướng thành lập tổ hợp tác trồng dưa lưới ngay tại địa phương. Sau khi tìm hiểu nhiều thông tin trên báo, đài cũng như hướng...