Trong quả cherry có 1 bộ phận cực độc: Khi ăn phải cẩn thận lược bỏ, nếu không có thể gây ngộ độc nặng dẫn đến tử vong
Cherry đang vào mùa, tuy nhiên trước khi mua loại quả này bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây kẻo “tiền mất tật mang”.
Cứ vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, các chị em nội trợ lại rôm rả bàn tán, mách nhau những địa chỉ mua cherry căng mọng, ngọt nước và quan trọng là có giá “rẻ bèo” so với các thời điểm khác trong năm.
Cherry có thể được sử dụng như một bữa tráng miệng tuyệt vời hoặc trở thành món mứt, sinh tố dầm kem… đều vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.
Cherry có thể được sử dụng như một bữa tráng miệng tuyệt vời.
Theo y học hiện đại, trong quả cherry có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Ngoài ra, cherry còn chứa lượng vitamin A gấp 20 lần quả việt quất hoặc dâu tây. Chúng cũng chứa beta-carotene-vitamin rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và da.
Trong Đông y, cherry được sử dụng như một loại thuốc/món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, tiểu đường, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút… Dù vậy, cherry vẫn có thể gây tổn hại cho sức khỏe nếu bạn dùng sai cách.
Trong quả cherry có 1 bộ phận chứa độc tố
Đó chính là hạt cherry! Theo cơ quan môi trường tại Anh, hạt cherry nằm trong top 10 các thực phẩm độc hại nhất chúng ta hay ăn.
Theo các nhà nghiên cứu, trong hạt cherry có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin nếu chúng ta nhai chúng, đây là dấu vết của chất xyanua (một trong những loại hóa chất cực độc, sẽ trực tiếp làm tổn thương hệ hô hấp của tế bào và gây tử vong cho người ăn).
Hạt cherry nằm trong top 10 các thực phẩm độc hại nhất chúng ta hay ăn.
Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt cherry bao gồm cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn… Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong.
Đây là “2 loại nước – 2 món ăn” dễ khiến bộ não bị “tàn phá” nặng nề, không phòng ngừa sẽ tăng nguy cơ sa sút trí nhớ, tổn thương não
Video đang HOT
Tuy nhiên theo các chuyên gia, trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi hạt cherry đã bị dập nát. Nếu bạn vô tình nuốt phải loại hạt này mà không cắn vỡ thì cũng không cần phải quá lo lắng vì hạt cherry có vỏ dày và rất cứng, có tác dụng ngăn không cho độc tố phát tán, sau đó sẽ được đào thải ra cùng phân.
Một số lưu ý quan trọng khi ăn cherry
1. Không nên ăn quá nhiều cherry một lúc
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), bất cứ thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng sẽ phá vỡ sự mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể và gây khó chịu, cherry cũng là loại thực phẩm không ngoại lệ. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200- 400g cherry.
2. Không được ăn cherry kèm cà rốt
Trong khi cherry chứa rất nhiều vitamin C thì củ cà rốt lại chứa một chất ascorbate, nếu kết hợp với nhau sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.
3. Không được ăn cherry kèm quả dưa chuột
Quả cherry có chứa một lượng vitamin C cao, trong khi đó enzyme phân giải có trong dưa chuột sẽ làm giảm vitamin C, ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
4. Không ăn cherry kèm gan động vật
Các vitamin C có trong cherry sẽ bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt trong gan của động vật. Do đó, việc kết hợp này sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng quý báu của cherry.
5. Không nên để cherry quá lâu
Lương y Sáng khuyên nên nhớ thời gian bảo quản của quả cherry ngắn, không nên để dưới ánh nắng trực tiếp. Quả cherry chỉ nên ăn khoảng 3 ngày, bảo quản trong tủ lạnh và không nên rửa nước để tránh bị hỏng.
Bé gái 6 tuổi tử vong vì ăn sắn: Nguồn gốc độc tố và cách phòng tránh
Cyanogenic glycosides thường tập trung nhiều ở vỏ sắn và lõi rễ, nghĩa là lõi củ sắn.
Mới đây, một vụ ngộ độc sắn thương tâm đã xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk cướp đi tính mạng của một bé gái 6 tuổi. Theo đó, vào trưa ngày 21/6, bé H'Nguyệt Dung (9 tuổi), H'Uynh Dung (6 tuổi) và H'Lệ Hòa Dung (3 tuổi), cùng ngụ xã Bông Krang, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã rủ nhau luộc sắn ăn khi không có người lớn ở nhà.
Đến chiều cùng ngày, người thân đi làm về phát hiện 3 bé có dấu hiệu bị ngộ độc nên đưa đến Trung tâm y tế huyện Lắk cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định H'Nguyệt bị ngộ độc nhẹ nên cho ở lại trung tâm điều trị. Bé H'Lệ Hòa và H'Uynh bị ngộ độc nặng nên được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, bé H'Uynh đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Vụ việc nhắc lại một sự thật ít được quan tâm mà nhiều người vẫn chủ quan: Sắn là một loại thực phẩm có chứa độc tố tiềm tàng và nó có thể làm chết người.
1. Tại sao ăn sắn có thể chết người?
Độc tính của sắn đến từ một hợp chất có mặt tự nhiên trong loại củ này gọi là Cyanogenic glucoside. Bản thân Cyanogenic glucoside tự nó không độc. Tuy nhiên, khi được ăn vào cơ thể, hợp chất này sẽ bị thủy phân thành hydrogen cyanide (HCN), một axit rất độc còn được gọi với tên thông thường là chất độc xyanua.
Sắn và khoảng 2.600 loài thực vật khác chứa Cyanogenic glucoside như một cơ chế tự vệ của thực vật. Trong sắn, Cyanogenic glucoside tồn tại dưới hai dạng là linamarin (dạng chính chiếm khoảng 90-95%) và lotaustralin ( chiếm khoảng 5-10%). Cyanogenic glucoside được dự trữ bên trong tế bào thực vật tập trung ở lá sắn, nhưng cũng có trong thân và rễ (củ).
Khi một loài động vật ăn cỏ nhai lá sắn, thân hoặc củ của nó, linamarin trong tế bào thực vật được giải phóng ra bên ngoài, nơi nó gặp enzyme phân giải linamaraze ngoại bài cũng có mặt sẵn trong sắn. Enzym này trở thành xúc tác cho linamarin thủy phân thành đường glucose và acetone cyanohydrin.
Trong điều kiện trung tính, acetone cyanohydrin tiếp tục bị phân giải thành acetone và hydro cyanide (HCN). HCN được hấp thụ vào cơ thể sẽ bám lấy enzyme cytochrome c oxidase trong màng ty thể. Sự hiện diện của xyanua ở đây ngăn không cho tế bào hấp thụ oxy và phá vỡ hoạt động tạo ATP, hay còn gọi là đồng tiền năng lượng cho sự sống.
Mất oxy và mất năng lượng sẽ dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa, gây ảnh hưởng trước tiên và làm chết các mô phụ thuộc nhiều vào quá trình hô hấp hiếu khí như tế bào tim và hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, nhiễm độc xyanua thường khởi phát với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở và nôn. Các triệu chứng này sau đó có thể tiến triển tới co giật, hạ huyết áp, mất ý thức, chậm tim, ngừng tim và tử vong.
Bệnh nhân bị ngộ độc xyanua sẽ không bị tím tái, mà ngược lại, oxy dư thừa trong máu sẽ khiến da dẻ nạn nhân có màu anh đào.
Độc tính của Cyanogenic glycosides trong sắn phụ thuộc vào sự giải phóng HCN. Hàm lượng xyanua của sắn thay đổi trong khoảng 75-350 ppm, nhưng cũng có thể lên tới 1.000 ppm từ thuộc vào giống, tuổi cây, điều kiện đất, cách bón phân, thời tiết và một số yếu tố khác.
Nhưng về cơ bản, rễ hay củ sắn chứa ít xyanua hơn là và thân. Rễ sắn có hàm lượng xyanua khoảng 10-500 mg/kg khô. Lá sắn chứa 53-1.300 mg/kg khô.
Cyanogenic glycosides thường tập trung nhiều ở vỏ sắn và lõi rễ, nghĩa là lõi củ sắn.
Tùy vào liều lượng, chất độc xyanua có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính. Bắt đầu từ liều 0,5 - 3,5 mg/kg trọng lượng cơ thể, HCN đã có thể gây độc và làm chết người. Tính ra, đó là khoảng 30-120 mg cho một người trưởng thành nặng 60 kg.
Trẻ em có nguy cơ ngộ độc xyanua lớn hơn người trưởng thành do kích thức cơ thể của chúng nhỏ hơn.
2. Làm thế nào để ăn sắn an toàn?
May mắn là chúng ta có một số cách để làm giảm độc tính của sắn, bằng cách loại bỏ Cyanogenic glycosides và chất độc xyanua ra khỏi nó. Đầu tiên, có những giống sắn được gọi là "sắn ngọt" chứa ít Cyanogenic glycosides hơn so với "sắn đắng". Cảm quan vị giác có thể giúp bạn chọn được loại sắn an toàn hơn để ăn.
Thứ hai, Cyanogenic glycosides thường tập trung nhiều ở vỏ sắn và lõi rễ, nghĩa là lõi củ sắn. Bóc vỏ và bỏ lõi sắn là một phương pháp tốt để phòng tránh ngộ độc xyanua, ngay cả khi bạn ăn sắn đắng, hay giống sắn cao sản chứa nhiều Cyanogenic glycosides.
Tuy nhiên, không ăn sắn sống, sắn tươi, sắn chưa chín kỹ mới là nguyên tắc tối quan trọng. Đối với sắn, để giảm lượng độc tố xyanua bạn cần phải chế biến kỹ trước khi ăn. Luộc sắn có thể giúp giảm một nửa hàm lượng cyanua có trong củ. Càng luộc với nhiều nước và cắt lát mỏng sắn thì hàm lượng độc tố loại bỏ được càng nhiều.
Hấp, nướng và chiên tuy cũng có thể loại bỏ được xyanua, nhưng không hiệu quả bằng luộc. Và nhiều khi, nướng và chiên không kỹ có thể khiến lõi sắn còn sống và giữ lại hàm lượng Cyanogenic glycosides cao gây nguy hiểm.
Ngâm sắn có thể làm giảm hàm lượng xyanua xuống 52% sau 24 giờ, 73-75% sau 48 giờ và 90% sau 72 giờ.
Sấy trong lò hoặc phơi nắng là một cách loại bỏ Cyanogenic glycosides trong sắn hiệu quả trước khi chế biến thành các dạng thực phẩm như bột sắn. Tuy nhiên, dễ thực hiện nhất vẫn là ngâm sắn với nước. Bởi Cyanogenic glycosides rất dễ hòa tan trong nước, ngâm sắn có thể làm giảm hàm lượng xyanua xuống 52% sau 24 giờ, 73-75% sau 48 giờ và 90% sau 72 giờ.
Một lưu ý nữa là bạn không nên ăn sắn khi đói. Ăn sắn khi đó khiến Cyanogenic glycosides được hấp thụ nhanh và chuyển hóa nhanh hơn vào máu để giải phóng HCN. Thêm nữa, có những bằng chứng cho thấy axit amin chứa lưu huỳnh và vitamin B12 có trong protein thịt có thể ức chế và làm bất hoạt quá trình giải phóng HCN.
Do đó, ăn sắn cùng với các sản phẩm từ thịt có thể là một cách để giảm nguy cơ ngộ độc xyanua khi tiêu thụ loại thực phẩm này.
Phát hiện cách đơn giản làm giảm cơn say rượu bia hiệu quả Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chiết xuất từ thực vật có thể nắm giữ chìa khóa để chữa các cơn đau đầu và buồn nôn do uống quá nhiều rượu, theo Yahoo Style. Chất chiết xuất từ quả xương rồng, cherry và gừng có thể là phương pháp chữa say rượu hiệu quả - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Lâu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất

TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng
Có thể bạn quan tâm

Giá vàng giảm 8 triệu đồng sau một ngày, khách đổ xô đến tiệm, muốn bán ra
Tin nổi bật
18:50:50 19/04/2025
Xe hatchback hạng A máy xăng ngày càng giảm sức hút tại Việt Nam
Ôtô
18:48:38 19/04/2025
Những phim kinh điển không thể bỏ lỡ dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Phim việt
18:44:31 19/04/2025
Bé gái 9 tháng tuổi nhập viện vì thói quen hôn hít của người lớn
Netizen
18:33:18 19/04/2025
Tạm giữ hình sự 2 đối tượng trong vụ sập sàn bê tông làm 3 người tử vong
Pháp luật
18:30:13 19/04/2025
Klopp phản ứng trước cơ hội dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
17:49:01 19/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 1 tập đã phá kỷ lục rating 2025, nữ chính băng thanh ngọc khiết đẹp quá mức chịu đựng
Phim châu á
17:00:36 19/04/2025
Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio
Thế giới số
16:55:18 19/04/2025
Switch 2 có thể sẽ mất tính năng đồng bộ hình ảnh khi chơi trên TV
Thế giới
16:51:12 19/04/2025
Quốc tịch Mỹ khiến Lưu Diệc Phi lao đao khi hoạt động tại Trung Quốc
Hậu trường phim
16:39:36 19/04/2025