Trong nhà có 7 loại “rác”: Người giàu dứt khoát buông bỏ, người nghèo vẫn kẹt trong “chấp niệm”
Hãy dọn dẹp đống đồ này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều!
1. Túi nilon
Nhiều người có thói quen tích trữ túi nilon, đặc biệt là những chiếc túi trắng dùng để đựng rau quả ở chợ. Thay vì vứt đi, họ sẽ thu gom lại rồi cất vào một góc trong nhà.
Có người để túi nilon ở ngay cạnh tủ bếp, với mục đích dễ lấy khi cần dùng. Có người thì đầu tư hẳn túi đựng để đựng túi nilon cho gọn gàng, ngăn nắp. Dù là thực hiện theo cách nào đi chăng nữa, tất cả những chiếc túi đó đều đang vô tình làm cho không gian sống trở nên chật chội và bừa bộn.
Cần phải hiểu rõ, việc giữ lại túi nilon là một chuyện, nhưng dùng nó lại là chuyện khác. Không phải lúc nào cũng cần đến túi nilon, và việc tích trữ quá lâu chỉ khiến chúng từ túi sạch bỗng thành túi bẩn, bám dính đầy bụi bặm. Chưa kể 1 số nhà còn có thói quen cất túi nilon gần khu vực bếp gas. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, bởi thứ tưởng chừng vô hại như túi nilon rất có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng sự an toàn của cả gia đình.
Nếu bạn có thói quen tích trữ túi nilon, lời khuyên chân thành là nên giảm thiểu thói quen này. Hãy cố gắng từ bỏ cảm giác “tiếc của” và mạnh dạn vứt bỏ túi nilon thừa, cùng lắm là chỉ giữ vài chiếc túi sạch để phòng khi cần dùng.
2. Giẻ lau cũ
Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc giẻ lau đến mấy tháng, thậm chí cả năm trời mà không chịu thay mới.
Dù tích cực ngâm giẻ lau trong nước nóng hay giặt sạch bằng xà phòng thì cũng không thể khử trùng hoàn toàn. Trên thực tế, một chiếc giẻ lau sử dụng lâu ngày không chỉ bẩn mà còn có mùi hôi thối, và đó chính là dấu hiệu của nấm mốc đang sinh sôi trong đó.
Vậy nên, đừng bao giờ nghĩ rằng giữ lại giẻ lau cũ để tiết kiệm vài đồng, hãy thường xuyên thay mới chúng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho gia đình
3. Thiết bị tập thể dục
Những món đồ được gọi là “phụ kiện cho cuộc sống khỏe mạnh” chính là vô vàn các loại thiết bị như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục… Mọi người thường đổ xô mua những món này với niềm tin chúng sẽ giúp mình giảm cân và có vóc dáng hoàn hảo. Nhưng thực tế là gì? Sau vài ngày hào hứng sử dụng, chẳng mấy chốc những vật dụng này sẽ được nằm im trong góc phòng, phủ đầy bụi bẩn vì không còn được “trọng dụng”.
Đặc biệt nhất phải kể đến máy chạy bộ – món đồ huyền thoại với lời nguyền: 10 nhà mua về thì 9 nhà dùng để làm đồ trang trí!
Nếu đã vô tình mua và đang bỏ xó những món này, bạn đừng ngần ngại bán chúng đi như một món đồ cũ. Ít nhất, bạn có thể thu lại chút vốn, vừa giải phóng không gian sống chật chội, vừa giúp tinh thần nhẹ nhõm hơn. Biết đâu những món đồ “vô dụng” với bạn lại thực sự có giá trị với người khác?
Video đang HOT
4. Chậu hoa
Trồng hoa được xem là cách hay để làm mới không gian sống. Nhưng với một số người mới bắt đầu với thú chơi hoa, thường thì kết quả lại là mua hoa về rồi sau hai ba tháng, hoa tươi tốt biến thành hoa héo tàn. Và cuối cùng chỉ còn lại 1 đống chậu cây rỗng không.
Tuy nhiên, thay vì dọn dẹp và vứt chậu đi, nhiều người lại để chúng chất đống ở ban công, hy vọng một ngày nào đó sẽ tái sử dụng.
Kết quả là, ban công của họ biến thành “bãi chiến trường” vì chậu cây chồng chất như núi.
Thực tế, việc giữ lại những chậu cây “bỏ hoang” không chỉ chiếm diện tích vô ích mà còn làm không gian nhà cửa trở nên lộn xộn, thiếu thẩm mỹ. Và nếu trong nhà có trẻ nhỏ, những chậu cây này có thể gây ra sự cố không đáng có nếu bị sứt mẻ, rơi vỡ. Vậy nên, thay vì ôm giữ những món đồ vô dụng, hãy mạnh dạn chia tay khi không còn nhu cầu, để không gian sống được thoáng đãng và an toàn hơn!
5. Hộp nhựa dùng 1 lần
Khi đặt đồ ăn cầm về, thực phẩm thường được lưu trữ trong những hộp nhựa dùng 1 lần. Đáng ra sau khi ăn xong phải vứt ngay, nhưng nhiều người lại thấy phí của nên thường chọn cách rửa sạch và cất những chiếc hộp này trên kệp bếp.
Nhiều người tin rằng hành động này là đang tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế, những hộp nhựa tưởng chừng thân thiện với môi trường này chẳng hề đạt tiêu chuẩn như mọi người vẫn nghĩ. Chẳng những chật nhà, chúng còn không đảm bảo an toàn sức khoẻ, hà cớ gì phải giữ lại cho tốn diện tích?
6. Dây cáp thừa thãi
Từ khi các thiết bị điện tử trở thành vật bất ly thân, nhà nào cũng có ít nhất một ngăn kéo đầy ắp các loại dây cáp. Những loại cáp sạc điện thoại, tai nghe, hay thậm chí là những loại dây không biết để làm gì, cứ thế chồng chất lên nhau, như một “kho” rác công nghệ.
Giữ chúng lại chẳng có tác dụng gì, nhưng nhiều người thường không nỡ vứt bỏ vì sợ sẽ vứt nhầm những loại cáp sạc vẫn sử dụng được. Vậy nên, hãy dành thời gian để kiểm tra kỹ lưỡng và “thanh lý đống đồ này, đừng để chúng có cơ hội chiếm không gian sống và làm bạn thêm đau đầu mỗi khi dọn dẹp.
7. Thực phẩm để lâu trong tủ lạnh
Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh, vì nghĩ rằng làm như thế thì bản thân sẽ an toàn khỏi cảnh không có gì ăn trong những ngày bận rộn. Nhưng kết quả là gì? Tủ lạnh sẽ vô tình trở thành “nghĩa địa” của những món đồ bị lãng quên: thịt đông lạnh, gia vị hết hạn, rau củ héo… cứ thế nằm ở trong tủ cả năm trời.
Và khi thực phẩm hết hạn hoặc bị biến đổi dinh dưỡng, nhiều người chẳng hay biết mà vẫn vô tư sử dụng, thành ra “tự làm hại” bản thân lúc nào không hay.
Vậy nên, hãy sớm từ bỏ thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh một cách bừa phứa, lộn xộn. Thay vào đó nên xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, mua vừa đủ thực phẩm để ăn hết trong 1 thời gian ngắn.
Tôi nhận ra lâu nay tiết kiệm sai cách, cứ tích những món đồ này trong bếp kiểu gì cũng khổ vì bệnh tật
Mấy món kiểu này, tôi thấy bếp nhà nào cũng có.
Dù nhà có điều kiện hay không thì tôi vẫn luôn cố gắng sống tiết kiệm, bố mẹ tôi rất ghét sự lãng phí. Có nhiều thói quen mà hầu như ai cũng làm tưởng chừng vô hại nhưng dần dần, càng tìm hiểu thì tôi nhận ra chẳng những không tiết kiệm được bao nhiêu mà còn gây hại cho sức khỏe, tích bệnh tật trong người.
1. Dùng đũa dùng 1 lần
Ngày trước, mỗi khi nhà có khách tôi thường lấy đũa dùng 1 lần ra dùng để đỡ mất công rửa nhiều. Khi mua đồ ăn ngoài được cho kèm đũa dùng 1 lần tôi cũng cất để sau này dùng.
Thực tế, ít ai biết là đũa dùng 1 lần cũng có hạn sử dụng, thường chỉ bảo quản được 4 tháng sau khi tiệt trùng.
Biểu hiện trực quan nhất là đũa sẽ bị mốc, đen khi hết hạn sử dụng, thế nhưng cũng sẽ có những loại bị nấm mốc nhưng không thể nhìn thấy, càng độc cho cơ thể. Vậy nên nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng cũng như đừng tích trữ loại đũa này.
2. Dùng chảo chống dính mất lớp phủ
Tôi cứ nghĩ chảo cho lên nấu được là dùng được, có cái nhiều năm tôi vẫn dùng, mất lớp chống dính thì dùng để nấu canh. Sau này tôi mới biết, khi lớp phủ chống dính bị trầy xước hoặc mất đi, chảo có thể giải phóng các chất hóa học từ lớp phủ vào thực phẩm, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
Một số lớp phủ chống dính có thể chứa PTFE (Polytetrafluoroethylene) - thường được gọi là "vua nhựa". Trong điều kiện bình thường, chất này không gây hại cho con người nhưng khi bị bong ra, hủy ở nhiệt độ cao có thể giải phóng các hợp chất độc hại như PFOA (Perfluorooctanoic acid) vào không khí và thực phẩm, gây ảnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Hầu hết các loại chảo chống dính được tráng phủ đều không bền, lớp phủ sẽ bong ra và bị trầy xước sau 1 đến 2 năm. Nhận ra điều này dù không sớm nhưng tôi đã bỏ luôn hành vi tiết kiệm không đúng này, thay chảo định kỳ hoặc dùng chảo đá cho an toàn.
3. Dùng túi nilon trắng trong siêu thị
Đi siêu thị, nhất là ở những gian hàng thực phẩm tôi thường phải đựng đồ ăn vào túi nilon trắng. Sau khi mua về nhiều khi cũng lười nên cứ thế cho vào tủ lạnh.
Điều mà tôi không biết là loại túi nilon này có tính chất tích điện, nghĩa là khi cân, trọng lượng của túi cũng sẽ được tính vào thực phẩm, làm tăng giá trị đơn hàng mà tôi không hề hay biết.
Chưa kể, những chiếc túi này không thích hợp để sử dụng lâu dài. Tôi được cảnh báo là không nên để thức ăn vào túi rồi cất trong tủ lạnh vì sau vài ngày, túi sẽ dần trở thành dạng bột, không những khiến thực phẩm hư hỏng mà còn gây độc hại.
4. Tái sử dụng hộp nhựa dùng 1 lần
Nhiều hàng quán cũng dùng hộp nhựa dùng 1 lần để đựng đồ ăn cho khách, sau khi sử dụng tôi thấy vẫn còn mới nên tại rửa sạch để lần sau dùng. Thói quen này đã được tôi "cho ra chuồng gà" khi tôi biết rằng những hộp cơm này chỉ khi có nhãn PP5 và QS mới đạt chất lượng, còn nhưng hộp rẻ tiề.n không có logo, làm bằng PS thì có hại vô cùng.
Những hộp nhựa như thế về cơ bản được làm từ nhựa thải và có chất làm dẻo, chỉ có thể sử dụng tạm thời và không thể sử dụng nhiều lần chứ đừng nói đến việc đun nóng hoặc làm lạnh. Vì vậy, bạn cũng thế, khi sử dụng hộp nhựa dùng một lần hãy chú ý đến chất liệu và không nên tiết kiệm một cách mù quáng.
5. Dùng giẻ lau lâu ngày
Vật dụng được tôi tái sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp là giẻ lau, tôi không có thói quen thay chúng thường xuyên vì nghĩ rằng sau khi giặt vẫn có thể sử dụng được.
Thế nhưng giẻ lau dùng lâu ngày còn được coi là bẩn hơn cả bồn cầu. Do tiếp xúc lâu dài với cặn thức ăn, dầu mỡ, nước thải nên đây trở thành nơi sinh sản của các vi sinh vật, vi khuẩn... Đừng nghĩ rằng chỉ cần giặt sạch là có thể sử dụng được, vì một số vi khuẩn chịu nhiệt có thể không bị diệt ngay cả khi bạn luộc chúng trong nước sôi.
Vì vậy, cách an toàn nhất là thay giẻ lau thường xuyên. Nếu không thì khi chất độc hại tích tụ vào người, tiề.n chữa bệnh còn cao hơn gấp trăm nghìn lần việc mua 1 cái khăn mới.
Mẹ Trung Quốc thích tích trữ 6 thứ này, tưởng chừng có ích nhưng lại vô dụng, hãy loại bỏ chúng càng sớm càng tốt Càng tích trữ nhiều đồ trong nhà, bạn sẽ chỉ thấy nhà cửa bừa bộn hơn chứ hiếm có lợi ích gì khác. Những người phụ nữ Trung Quốc có nhiều điểm chung, ví như: Sống đạm bạc, thích tích trữ mọi thứ và nghĩ rằng sau này có thể dùng đến. Điều này cũng có lối tương đồng với đại bộ phận...