Trời rét, nhiều trẻ em ở Hải Dương nhập viện
Những ngày gần đây, thời tiết thay đổi đột ngột, trời chuyển rét khiến nhiều trẻ em ở Hải Dương phải nhập viện điều trị các bệnh lý về hô hấp.
Những ngày gần đây, Bệnh viện Nhi Hải Dương tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhi mắc bệnh về hô hấp do thời tiết thay đổi đột ngột
Trẻ nhập viện điều trị chủ yếu trên 1 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu, chưa thích nghi khi trời chuyển rét
Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi dẫn đến suy hô hấp được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp
Video đang HOT
Nhiều trẻ có diễn biến bệnh nặng, phải tiêm truyền thuốc
Trẻ cũng được sử dụng máy khí dung để can thiệp hô hấp
Trong ngày 9/12, lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương đã vượt công suất sử dụng giường bệnh khoảng 10%. Các giường bệnh, phòng bệnh đều đông kín bệnh nhân
Bác sĩ tư vấn cách phòng chống bệnh về hô hấp và giữ ấm cho trẻ trong những ngày rét, nhiệt độ xuống thấp
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
Chiều 6-11, theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, tại đây vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (65 tuổi ở Hải Dương) mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp, không ngờ tới.
Nam bệnh nhân này có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng, không sốt.
Nam bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Bệnh nhân được đưa tới cơ sở y tế và chuyển tiếp xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương với chẩn đoán mắc uốn ván.
Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo nhưng chỉ há miệng được khoảng 1 cm. Bệnh nhân có hiện tượng tăng cơ co cứng vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, biểu hiện qua các cơn co cứng cơ và gồng cứng.
Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương hay phẫu thuật. Tuy nhiên, ở bệnh nhân trên không tìm thấy dấu vết nào.
"Khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài", bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng nói.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, có những báo cáo cho thấy, uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng như: Sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...
Ở trường hợp nam bệnh nhân nêu trên, các bác sĩ nghĩ nhiều đến nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miêng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột như từ các vết mổ trong nội soi hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn.
Vì vậy, khi nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ như cứng hàm tiến triển, co cứng cơ, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bổ sung vitamin A liều cao cho gần 80.000 trẻ ở Quảng Bình Khoảng 78.000 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi tại Quảng Bình được bổ sung vitamin A liều cao và cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Ngày 3/12, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, đang phối hợp với các đơn vị triển khai chiến dịch bổ...