Trở lại câu hỏi ‘Học văn để làm gì?’
Đặt mục tiêu cho mỗi môn học là khởi đầu và cũng là định hướng cho cả chuỗi hoạt động giáo dục sau đó.
Tuy nhiên, mục tiêu môn Văn trong Chương trình 2018 còn có nhiều điểm chưa thỏa đáng, cần tiếp tục làm rõ, cụ thể hoá.
LTS: Tiếp tục chủ đề Đổi mới giáo dục, VietTimes trân trọng giới thiệu bài viết mới của nhà giáo Minh Tuấn từng có 10 năm đứng lớp môn Văn trường chuyên cấp III, bàn luận về những mục tiêu cụ thể cần đặt ra cho dạy và học môn Văn trong nhà trường phổ thông.
1. Mục tiêu môn ngữ văn: quá nhiều và quá rối
Chương trình Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam cả trước đây và bây giờ (2018) đều mang tham vọng rất lớn, điều đó được thể hiện trong “mục tiêu” của môn học.
Mục tiêu sẽ được phân cấp, bắt đầu là từ mục tiêu chung, trong mỗi mục tiêu ấy lại được cụ thể ra bằng những phẩm chất và năng lực. Ví dụ, mục tiêu chung của môn Ngữ văn được trình bày trong Chương trình 2018 như sau:
1. Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Qua những văn bản ngôn từ, đặc biệt là các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; giúp học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống con người, có thói quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàn cầu.
2. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt, để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Đó là chưa kể tới mục tiêu của từng cấp học (Tiểu học, THCS, THPT), mục tiêu của từng khối lớp, đến mục tiêu của từng phân môn, mục tiêu của từng bài học cụ thể. Bây giờ chúng ta thử hình dung bằng cách đặt mình vào vị trí một giáo viên ngữ văn hoặc một học sinh (THPT chẳng hạn) để xem mình sẽ nhớ và thực hiện những mục tiêu vừa to tát, vừa phức tạp và khó khăn ấy như thế nào? Tôi tin rằng nếu bây giờ (hoặc 5 năm nữa) mà kiểm tra tức thời đội ngũ giáo viên văn về việc thuộc lòng những mục tiêu trên, e rằng chúng sẽ phải thất vọng! Nói như thế để thấy sự bất cập, rối, và quá đao to búa lớn trong việc xác định mục tiêu môn học mà chương trình mới đang yêu cầu.
2. Học văn để làm gì
Phải nói ngay rằng nếu kể ra cho hết thì e quá khó. Vì sao? Vì tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh, từng bối cảnh, từng bài học, từng “tầm đón nhận”… mà môn Văn (và văn học nói chung) sẽ mang đến những giá trị không giống nhau. Kể làm sao cho xiết!
Chính vì thế, ở đây, với tư cách là một môn học , tức một khoa học thì mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, và nhất là phải có cách nào đó để đánh giá được, “đo đếm” được, dù là đo đếm một cách tương đối, có nhiều phần ước định. Bởi nếu không thể đánh giá được, lượng hoá được, đo đếm được một cách khách quan thì đồng nghĩa cái mục tiêu đặt ra không khả thi hoặc thiếu tính khoa học. Trừu tượng đến như giá trị của hàng hoá, tức lao động của con người kết tinh trong nó, con người còn có cách lượng hoá và đo lường được đấy thôi.
Đo đếm làm sao cái gọi là “thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú” ? Mà đó mới chỉ là nhắc tới một góc bé trong mục tiêu của chương trình 2018 để làm ví dụ thôi.
Môn Ngữ văn, theo chúng tôi, một cách cơ bản, chỉ cần thực hiện được mục tiêu giao tiếp là đủ, học văn là để biết giao tiếp, giao tiếp một cách có hiệu quả và có văn hóa. Cụ thể hóa 2 chữ “giao tiếp” này là năng lực Nói và năng lực Viết (việc nghe và đọc đã được tiền giả định trong 2 năng lực này rồi) . Học văn là để “biết nói” và “biết viết” – hiểu theo nghĩa sâu sắc và khoa học của hai năng lực này. Đó là những thứ nghe thấy được, nhìn thấy được, kiểm chứng được bằng những cộng cụ và phương pháp khách quan.
Tại sao chúng tôi quan niệm như thế? Vì Ngữ văn là môn học về ngôn ngữ (cả ngôn ngữ hình tượng và ngôn ngữ logic), mà ngôn ngữ lại là công cụ của tư duy và giao tiếp. Học ngôn ngữ không phải để giao tiếp thì là gì?
Không những chỉ có thế, mặc dù đã đặt ra những mục tiêu rất đẹp đẽ và đầy tham vọng nhưng một cách cơ bản môn văn đã chưa làm được những gì căn bản nhất mà đáng ra nó dứt khoát phải làm được, đó là năng lực nói và năng lực viết của học sinh. Học sinh bây giờ nhiều em “không biết nói”, và càng “không biết viết”. Việc một học sinh có thể tham gia vào một quá trình giao tiếp với sự trôi chảy, mạch lạc, lôi cuốn và hiệu quả là một điều xa xỉ; năng lực tạo lập văn bản (viết) thì càng quá tệ.
Video đang HOT
Các nhà hoạch định chính sách, các nhà biên soạn và người quản lý giáo dục nếu muốn kiểm chứng xin hãy cầm lên bất cứ xấp bài thi Tốt nghiệp THPT nào, và đọc. Học sinh không viết được! Sai từ chính tả đến cú pháp, “ngữ pháp văn bản” đến chiến lược dụng học, nói nôm na là viết lủng củng, ngô nghê, vụng về, rối rắm…là chuyện khá phổ biến. Nhưng điểm môn văn vẫn khá cao là vì sao? Không phải nhờ năng lực của thí sinh mà ở cách ra đề: đề thi theo lối học thuộc, đề theo văn mẫu; và cả ở cách chấm “đếm ý cho điểm”. Chỉ cần ra một cái “đề mở” và chấm là chấm chất lượng văn bản (bài làm) thì vấn đề sẽ được phơi bày, và tất nhiên là nó khiến chúng ta phải hoang mang, lo lắng tột độ.
Chỉ khi nào ta xác định được mục tiêu môn học như là một tiêu chí khoa học thì mọi bước tiếp theo trong quá trình giáo dục mới có thể được tiến hành một cách khoa học. Để Nói được thì phải nghe (nghe thầy cô và nhất là nghe bạn bè nói) và phải tham gia vào quá trình giao tiếp ấy một cách tích cực. Dạy học theo phương pháp trình bày, thảo luận, trao đổi, đối thoại, tranh luận từ đó sẽ tự khắc được lựa chọn như những giải pháp có tính logic; việc đọc sách sẽ được khuyến khích và yêu cầu, cùng với nó là nhu cầu viết ra cái suy nghĩ của mình, cũng thế, sẽ tự khắc được sinh ra.
Người ta chỉ nói tốt và viết tốt khi nói và viết chính cái điều mà họ nghĩ (chứ không phải lời người khác được học thuộc). Và như thế, việc khuyến khích trình bày quan điểm, lập luận bảo vệ quan điểm, tìm kiếm tư liệu và chứng cứ để củng cố quan điểm v.v. sẽ tự động trở thành nhu cầu – cái này chính là Tự học, một khoảng trống lớn trong giáo dục Việt Nam.
Mục tiêu môn học cần được thu gọn lại, cụ thể và có tính thao tác. Không thể có một mục tiêu tù mù đến nỗi không biết phải bắt đầu từ đâu và làm thế nào để đạt được nó mà mong sẽ có một kết quả tươi sáng.
Xin hãy yên tâm, tất cả những phẩm chất tích cực sẽ được hình thành và phát triển khi mà nó được nuôi dưỡng bằng sự phát triển ngôn ngữ (tức năng lực giao tiếp). Trong giao tiếp tích cực, tư duy sẽ trở nên nhạy bén, sắc sảo; văn hóa và mối giao kết giữa con người sẽ được hun đúc. Các giá trị nhân văn khác cũng từ đó mà hình thành.
Khi chúng ta đặt mục tiêu vào những thứ hoàn toàn định tính thì không những không thể “đo” được mà hơn thế, còn gây hại bởi nguy cơ bị sa vào lối giáo dục giáo điều, giả dối và áp đặt. Trong khi làm như thế, thì những năng lực cơ bản và chính yếu nhất của môn học lại cũng đồng thời không thể đạt được như chúng ta đang thấy.
Chương trình 2018 trong mục tiêu luôn nhắc đi nhắc lại 4 chữ đọc viết nói và nghe, tuy nhiên trước nó luôn là chữ “thông qua”, nghĩa là chương trình chỉ coi các hoạt động này là một thứ công cụ chứ không phải là mục tiêu như là một phạm trù có tính khoa học trong một môn khoa học. Cách quan niệm này theo chúng tôi là không chính xác. Cần phải coi năng lực nói, viết (và đọc, nghe) là mục tiêu, còn tất cả những gì có được sau nó là hệ quả mà thôi. Chỉ có quan niệm như thế thì mục tiêu mới có thể đạt được bởi những thao tác sư phạm hữu cơ của nó; đồng thời tất yếu sẽ đưa tới hệ giá trị là các phẩm chất và năng lực tích cực.
Môn Văn có một đặc trưng nữa là tính thẩm mỹ. Việc tìm hiểu sâu vào đặc trưng thể loại hay phân tích hình tượng nghệ thuật v.v. là một nội dung rất quan trọng của nó. Tuy nhiên không thể đổ đồng mục tiêu này lên tất cả học sinh được. Ở đây, vấn đề phân luồng, hướng nghiệp một lần nữa cần được đặt ra một cách nghiêm túc và quyết đoán. Hãy chỉ để những vấn đề chuyên môn sâu và có tính “hàn lâm” của văn học cho những ai đam mê, cho những ai có xu hướng chọn văn học như một nghề nghiệp tương lai mà thôi, chứ nhất định không thể đòi hỏi “giỏi toàn diện” được, vì như thế là vừa phi thực tế, vừa trái với tinh thần khoa học và gây hại cho cả người dạy lẫn người học.
Cũng ở đây (xác định lại mục tiêu môn học), chúng ta thấy tính chất tích hợp, liên môn trong mục tiêu nguyên tắc và phương pháp của giáo dục phổ thông sẽ tự khắc được đặt ra và giải quyết một cách hữu cơ chứ không còn là sự ghép nối cơ học nữa.
3. Đề xuất
Trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành những văn bản hướng dẫn, khu biệt lại mục tiêu và đi kèm với nó là gợi ý về những phương pháp dạy học tương thích.
Cần có hành lang pháp lý và cả những hướng dẫn về đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường phổ thông. Thay những sinh hoạt hành chính bằng “cộng đồng giáo viên học tập”, bằng “nghiên cứu bài học” để giáo viên phát triển chuyên môn một cách thực chất và làm quen với không khí dân chủ cũng như văn hóa thảo luận; từ đó mà giúp thay đổi học trò bằng những giờ tổ chức dạy-học tích cực.
Trân quý giá trị cuộc sống mình để biết yêu thương người khác
Hai năm trước bức tâm thư của cô giáo Nguyễn Minh Ngọc đã gây xôn xao cộng đồng mạng bởi những chia sẻ mới mẻ, nhân văn nhưng cũng rất chân thực về tuổi học trò.
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc tham gia đứng lớp trong một chương trình dạy học miễn phí. Ảnh: Đức Anh
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc cũng là một cựu học sinh của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và là một giáo viên tâm huyết có nhiều trăn trở với nghề, nhất là với quá trình đổi mới của ngành giáo dục.
Một ngày đầu năm 2021, chị có một cuộc trò chuyện thú vị với Báo Nghệ An nhân chuyến công tác tại thành phố Vinh.
Dạy học phải gắn với dạy làm người
PV: Đã lâu lắm rồi chị mới quay trở lại Nghệ An và tham gia đứng lớp trong một chương trình dạy học miễn phí. Tôi cũng biết, đã hơn một tháng nay, rất nhiều giáo viên háo hức với chương trình do chị dạy với chủ đề "đưa giá trị sống vào lớp học". Chị có thể chia sẻ thêm về lớp học này?
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc: Như chúng ta đã biết, UNESCO đã khái quát 12 giá trị căn bản của mỗi cá nhân đó là: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết, để từ đó phát triển thành các khóa học về giá trị sống. Từ năm 2000, chương trình "Những giá trị sống dành cho tuổi trẻ" của UNESCO do nhiều nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới xây dựng được đưa vào Việt Nam. Hiện nay, chương trình đã được một số trường học áp dụng và tạo nên sự lan tỏa của những giá trị sống tích cực với các em học sinh.
Ảnh: Đức Anh
Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 đã định hướng xây dựng hình ảnh học sinh với 5 phẩm chất thiết yếu cần phát triển gồm: Yêu nước, Trách nhiệm, Trung thực, Chăm chỉ, Nhân ái.
Tuy nhiên, để 5 phẩm chất ấy thực sự trở thành những giá trị nền tảng, hình thành nhân cách học sinh, cần một đội ngũ ban lãnh đạo, giáo viên hiểu về vai trò của giá trị sống và chuyển tải những phẩm chất ấy vào nội dung các bài giảng, các hoạt động sinh hoạt tập thể lớp cho đến những dự án giáo dục, những hình dung sống động về sứ mệnh, giá trị cốt lõi của một ngôi trường.
Điểm gặp gỡ trong chương trình của UNESCO với chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 2 chương trình đã đề xuất nhiều phẩm chất cần có của học sinh như: Yêu thương, Trách nhiệm, Trung thực.
Trên cơ sở đó, chúng tôi thiết kế một khóa học kết hợp những hoạt động hình thành giá trị sống mà chương trình của UNESCO đã đề ra, nhằm giúp cho giáo viên có những hướng dẫn cụ thể để xây dựng 5 phẩm chất cho học sinh theo định hướng của chương trình giáo dục mới.
Đây cũng là vấn đề xuất phát từ thực tế bởi trong hoạt động giáo dục phẩm chất ở nhà trường hiện nay, có một thực trạng khá phổ biến là nhà trường, giáo viên phần lớn chưa thiết kế, xây dựng được một chương trình giá trị sống thiết thực, hiệu quả. Một khi giá trị sống không tạo nên nền tảng, không đến với học sinh bằng những hoạt động gần gũi, không "chạm" được vào nhận thức, cảm xúc của các em, sẽ trở nên cứng nhắc, giáo điều, xa lạ.
Vì vậy, cần thiết phải có một chương trình hỗ trợ để giúp đỡ các giáo viên thiết kế những hoạt động, dự án nhằm chuyển tải các bài học giáo dục phẩm chất, nhân cách vào lớp học một cách nhẹ nhàng, gần gũi. Như với lớp học mà tôi vừa tổ chức cho các giáo viên ở Nghệ An, tôi không dạy về 12 giá trị sống mà dạy cách đan cài các giá trị đó vào các tiết học.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Ngọc đã có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Cô là cựu học sinh của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; từng giảng dạy tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) và hiện đang là giáo viên tại Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (thành phố Hồ Chí Minh).
Chị là sáng lập viên của dự án "Học văn để Sống". Dự án đạt giải Nhất lĩnh vực, giải Ba chung cuộc trong cuộc thi "Dạy học tích hợp" của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2013. Dự án đạt giải Nhất cuộc thi "Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2015".
Chị đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều dự án về giá trị sống thành công như: Tôi chọn Trung thực, Chuyện trách nhiệm, Ruy băng đỏ, Thiện - ác và Smartphone, Memento Mori (Sống thêm một cuộc đời)...
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc hướng dẫn cho các giáo viên ở TP Vinh. Ảnh: Đức Anh
Phải khơi dậy được tinh thần tự học trong mỗi học trò
PV: Chị là một giáo viên chủ nhiệm đã nhận được rất nhiều sự yêu mến của học trò và tôi có thể cảm nhận được cái tâm và tình yêu nghề của chị qua những bức tâm thư chị viết cho những học trò của mình. Khi đặt bút viết những dòng thư này chị đã nghĩ gì?
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc: Thật ra khi tôi viết những bức thư này, đơn giản vì đó là nhiệm vụ mình được giao, vì mình là giáo viên chủ nhiệm và năm nào một lớp học sinh ra trường cũng sẽ có một bài phát biểu. Nhưng khi viết tôi không xem đó là bài phát biểu mà đó là những điều mình muốn nói, muốn trò chuyện hàng ngày với học trò của mình. Vì thế, tôi dành hết tình cảm của mình vào bài viết. Và có thể, vì được viết bằng từ cảm xúc mình thì tự nó sẽ lan tỏa.
PV: Đến thời điểm này vẫn nhiều phụ huynh quan niệm muốn con học giỏi, đỗ đạt và phải có thật nhiều danh hiệu. Cá nhân chị, có ủng hộ điều này?
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc: Quan niệm của tôi, cái giỏi về mặt kiến thức chỉ là một nhân tố nhưng nó không quyết định thành công. Và thậm chí thành công cũng không bằng hạnh phúc. Nhưng bản thân hạnh phúc cũng không có thang đo nào cả. Mỗi người sẽ hạnh phúc một cách khác nhau.
Vì thế, với tôi một đứa trẻ giỏi không quan trọng bằng việc nó hiểu chính bản thân mình và yêu thương, trân quý bản thân mình. Bởi lẽ khi yêu mình thì các em hiểu người khác và yêu thương mình sẽ biết yêu thương người khác. Thế nên, trong cuộc sống chính là câu chuyện của những giá trị...
Thật ra dạy đứa trẻ tất cả những kiến thức về Toán, Văn, Lý, Hóa - mà chắc chắn nó sẽ cũ trong thời gian sắp tới vì thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ nhân tạo, của công nghệ tác động đến toàn thế giới thì chả có kiến thức nào đủ cả. Nhưng sự chuẩn bị về mặt giá trị là sự chuẩn bị về mặt nền tảng để từ đó con người sẽ biết lựa chọn kiến thức.
Một tiết dạy của cô giáo Minh Ngọc. Ảnh: PV
PV: Vậy, phải chăng hiện nay, tự phụ huynh đang tạo áp lực cho con, đặc biệt là áp lực về điểm số? Cá nhân chị quan niệm dạy con như thế nào?
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc: Thực tế chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đưa ra 5 phẩm chất nên bản thân chương trình đang vận động theo hướng thay đổi. Do đó nói đến áp lực điểm số thì chúng ta cũng phải nhìn nhận ở nhiều vấn đề khác nhau.
Như năm nay, công văn của Bộ đã yêu cầu giảm rất nhiều đầu điểm và các bài kiểm tra, tăng các bài kiểm tra cho học sinh nói và học sinh viết...Nhưng chủ trương này đưa ra lại gặp những sự kêu ca, một bộ phận giáo viên thì e ngại điều này khó đánh giá học trò, phụ huynh thì cũng phản ứng "con tôi đi học mà không có điểm'. Vậy để cho giáo dục tốt hơn thì không chỉ trách nhiệm của Bộ, của một người thầy mà là trách nhiệm từ toàn xã hội và quan trọng nhất là từ gia đình.
Tôi ngày xưa không chỉ là một mọt sách mà còn là một người xem trọng việc hơn thua. Tuy nhiên, điều đó không phải từ áp lực của gia đình mà chính từ áp lực của mình bởi có thể tôi học trường chuyên từ thời THCS. Đã có thời điểm, tôi đã từng học điên cuồng đến nỗi ba mẹ phải rút cầu chì, tắt điện.
Cú sốc lớn nhất của tôi là lần trượt đội tuyển quốc gia ở lớp 12. Khi ấy tôi buồn đến nỗi phát bệnh đau dạ dày và phải đi cấp cứu. Sau này tôi vẫn nói, nếu có con tôi sẽ không bao giờ cho các cháu vào trường chuyên lớp chọn.
Cô giáo Nguyễn Minh Ngọc và các học trò. Ảnh: PV
Bây giờ thì tôi quan điểm việc học rộng lắm, học ở trường chỉ là một phần mà các con có thể học được qua những trải nghiệm, cho con học theo sự đam mê của mình. Tất nhiên điểm số có quan trọng bởi nó đánh giá nỗ lực, sự cố gắng của các con. Thậm chí sự thay đổi lên xuống của điểm số nó đánh giá đến phong độ, mức ổn định và sự chú tâm của các con.
Nhưng nó không phải là tất cả, tương tự chỉ là một góc của một bức tranh. Vì thế, tôi vẫn có thể trao đổi với con về điểm số nhưng không áp lực để xem nó là cái duy nhất mà sẽ nhìn ở nhiều khía cạnh khác. Con người chúng ta, nói đến giáo dục phải được tạo từ 4 thành tố gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân các em. Nghĩa là một khi việc giáo dục đã phát triển thành một khả năng tự học thì tự bản thân mỗi người sẽ học theo nhu cầu và sự mong đợi.
PV: Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi này!
Ảnh, kỹ thuật: Đức Anh
Học sinh học tốt, giáo viên tự tin đổi mới Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tới kiểm tra tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) tại một số trường tiểu học, THCS của tỉnh Hà Nam; làm việc với cán bộ, giáo viên địa phương về việc thực hiện chương trình. Học sinh...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bang-chung-soc-sao-hoa-tung-de-song-hon-trai-dat-ngay-nay-600x432-83c-7374858-250x180.webp)
Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?
Lạ vui
17:11:35 09/02/2025![Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hot-girl-nguoi-uc-duoc-thieu-bao-tram-va-dan-dau-nha-giau-theo-doi-sach-mau-cho-moi-co-gai-can-toc-dep-600x432-244-7374856-250x180.webp)
Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp
Làm đẹp
16:28:40 09/02/2025![Xe tang đâm trực diện vào chiếc xe tải, ai nấy đều hãi hùng khi nhìn vào đằng sau](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/xe-tang-dam-truc-dien-vao-chiec-xe-tai-ai-nay-deu-hai-hung-khi-nhin-vao-dang-sau-600x432-86b-7374854-250x180.webp)
Xe tang đâm trực diện vào chiếc xe tải, ai nấy đều hãi hùng khi nhìn vào đằng sau
Netizen
16:27:01 09/02/2025![Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thu-tuong-nhat-ban-tham-my-tim-cam-ket-tu-tong-thong-trump-600x432-111-7374852-250x180.webp)
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
Thế giới
16:07:10 09/02/2025![HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hot-quynh-luong-to-chuc-dam-cuoi-voi-thieu-gia-tra-vinh-600x432-a92-7374850-250x180.webp)
HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh
Sao việt
16:02:56 09/02/2025![Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/erik-mat-nhiet-va-cu-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-cua-hoang-tu-ballad-600x432-0c8-7374848-250x180.webp)
Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"
Nhạc việt
15:59:55 09/02/2025![Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cac-thanh-vien-blackpink-ban-ron-voi-du-an-ca-nhan-truoc-khi-tai-hop-600x432-3c6-7374846-250x180.webp)
Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp
Nhạc quốc tế
15:51:08 09/02/2025![Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tu-vi-chi-tiet-12-con-giap-nam-at-ty-2025-suu-don-than-tai-toi-nha-song-can-tinh-tao-chop-thoi-co-600x432-0a0-7374842-250x180.webp)
Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui
Trắc nghiệm
15:45:05 09/02/2025![Khởi tố chủ nợ chém con nợ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khoi-to-chu-no-chem-con-no-600x432-a01-7374833-250x180.webp)
Khởi tố chủ nợ chém con nợ
Pháp luật
15:35:25 09/02/2025![Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/xe-may-kep-3-dam-vao-goc-cay-lam-3-thanh-nien-tu-vong-tai-cho-600x432-944-7374827-250x180.webp)
Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
15:31:41 09/02/2025![Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nha-xe-cua-bau-duc-mon-tien-thuong-lech-pha-cua-bau-hien-mon-qua-trieu-do-cho-nguyen-xuan-son-600x432-5d1-7374782-250x180.webp)