Trò chơi hạt nhân của Triều Tiên gây hại cho Trung Quốc
Theo nhà phân tích Zhu Zhangping, những tuyên bố hiếu chiến củaTriều Tiênnghe qua vẻ vô lý, nhưng lại có logic riêng và hoàn toàn không phải điên khùng.
Tên lửa tầm xa của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Trong một bài viết đăng trên Hoàn cầu Thời báo (bản tiếng Anh) ngày 3/ 4, nhà phân tích Zhu Zhangping cho rằng vụ thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2/2013, phóng vệ tinh tháng 12/2012 và những tuyên bố hiếu chiến gần đây về các cuộc tập trận Mỹ-Hàn cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un muốn “ném trúng hai con chim bằng một viên đá”.
Xét về khía cạnh quốc tế, Triều Tiên nhằm mục đích kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán và kiếm thêm viện trợ bằng cách chơi con bài hạt nhân.
Bất chấp các cuộc thử tên lửa, hạt nhân và đưa ra những lời đe dọa, Kim Jong-un muốn có một cú điện thoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là điều mà cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đã tiết lộ trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vào cuối tháng Hai.
Về đối nội, Kim Jong-un có thể củng cố quyền lãnh đạo của ông thông qua một loạt các hành động cứng rắn đối với Mỹ và Hàn Quốc.
Cuộc cải tổ quân đội hồi tháng 7/2012, với việc Phó nguên soái, Tổng Tham mưu trưởng Ri Yong-ho bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo chóp bu, sau khi Kim Jong-un được cử làm lãnh đạo tối cao.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thừa biết rằng Triều Tiên ít có nguy cơ sa vào vết xe đổ của Iraq hoặc Libya vì đã có trong tay Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ lẫn nhau Trung-Triều ký kết năm 1961. Hiệp ước này tuyên bố hai bên cần áp dụng ngay lập tức tất cả các biện pháp cần thiết để chống lại bất kỳ quốc gia hoặc liên minh các quốc gia nào có thể tấn công Trung Quốc hoặc Triều Tiên.
Video đang HOT
Do đó, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào chống lại Triều Tiên… để tránh bị tham gia vào cuộc đối đầu quân sự không cần thiết với các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ và Hàn Quốc, và cũng để tránh những thiệt hại lớn về kinh tế và nhân mạng như trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Triều Tiên vẫn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Đây chính là sai lầm của một số học giả Trung Quốc kêu gọi từ bỏ Triều Tiên.
Triều Tiên vốn là “vùng đệm” và nếu “vùng đệm” này bị sụp đổ, một chế độ thân Washington sẽ mở đường cho Mỹ triển khai lực lượng sát biên giới Đông Bắc Trung Quốc. Đó sẽ là một nguy cơ an ninh rất lớn, khi Mỹ và Trung Quốc không có sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự.
Trung Quốc cũng phải giữ cho vùng Đông Bắc ổn định. Dòng người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ khiến cho khu vực này trở nên hỗn loạn và làm tiêu tan tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực này.
Do đó, ưu tiên quan hàng đầu đối với Trung Quốc là đảm bảo sự sống còn của chế độ ở Bình Nhưỡng và không để cho Triều Tiên bị sụp đổ. Nhưng liệu Trung Quốc có tiếp tục là thần bảo mệnh của Triều Tiên, bất kể nước này làm điều gì?
Ngay cả khi sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ nhắm vào Mỹ, các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn mang lại nhiều rủi ro cho cho Trung Quốc hơn là Mỹ.
Vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tháng Hai đã được thực hiện chỉ cách biên giới biên giới Đông Bắc Trung Quốc hơn 100 km. Mặc dù chính quyền Trung Quốc tìm cách xoa dịu công chúng rằng những ngọn núi dọc theo biên giới có thể ngăn chặn hiệu quả bức xạ hạt nhân phát tán sang Trung Quốc, khả năng rò rỉ hạt nhân có thể gây ô nhiễm nước ngầm là không thể loại trừ.
Sự an toàn nguồn nước ngầm không chỉ liên quan chặt chẽ với nguồn nước uống của khu vực Đông Bắc Trung Quốc, mà còn một mối nguy hiểm ẩn đối với an toàn thực phẩm và an ninh lương thực của Trung Quốc.
Hồi đầu năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một tài liệu nói rằng cần xây dựng khu vực Đông Bắc thành một trụ cột của an ninh lương thực quốc gia. Trong năm 2011, tổng sản lượng lương thực của khu vực Đông Bắc đạt 108 triệu tấn, chiếm một phần năm tổng sản lượng lương thực của Trung Quốc.
Thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật Bản là bài học nhãn tiền. Tỉnh Fukushima, nơi nông nghiệp là một ngành công nghiệp trụ cột, đã bị ô nhiễm cao độ. Sản xuất lương thực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trung Quốc không muốn trở thành một bản sao của thảm họa Fukushima ở khu vực Đông Bắc nước này.
Những gì Trung Quốc cần làm bây giờ để bảo vệ Triều Tiên là không chỉ cung cấp chiếc “ô hạt nhân” như Mỹ từng cung cấp cho Nhật Bản và Hàn Quốc, mà còn buộc Bình Nhưỡng chấp nhận Trung Quốc từ bỏ chương trình hạt nhân. Nếu Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân lần thứ 4, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Đáng chú ý là bài viết này được đăng trên Hoàn cầu Thời báo, một phụ trương của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc.
Theo vietbao
Triều Tiên: Nói chiến tranh, làm... cải cách
Nếu chỉ nghe theo các phương tiện truyền thông thế giới, thì bán đảo Triều Tiên đang mấp mé bờ vực chiến tranh.
Nhà cải cách Pak Pong-ju được tái bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trên thực tế, những tuyên bố hiếu chiến của Bình Nhưỡng về việc sẵn sàng tấn công Hàn Quốc và Mỹ chỉ là một phần của chiến dịch tuyên truyền ngoại giao như thường lệ. Chúng đánh lạc sự chú ý khỏi những tin tức quan trọng hơn từ Bình Nhưỡng. Trong bộ máy lãnh đạo của Triều Tiên đã xảy ra nhiều thay đổi đáng kể, cho phép hy vọng vào một số chỉnh đổi đường lối phát triển của đất nước, giáo sư người Nga Andrei Lankov tại trường Đại học Tổng hợp Côn Minh ở Seoul nhận định.
Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên đã bổ nhiệm ông Pak Pong-ju, người nổi tiếng mang tư tưởng cải cách, làm tân Thủ tướng Triều Tiên. Ông này từng giữ chức vụ thủ tướng và đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức "các biện pháp ngày 01 tháng Bảy" năm 2002 - nỗ lực cải cách triệt để nhất từ trước đến nay từng được chính phủ Bắc Triều Tiên áp dụng. Đặc biệt, trong đó dự kiến việc hợp pháp hóa một phần thương mại tư nhân và mở rộng đáng kể quyền tự quyết của các nhà quản lý trong những doanh nghiệp nhà nước. Những biện pháp này được thực hiện như động thái đối phó với sự rối loạn của nền kinh tế Triều Tiên sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Tuy nhiên, khi tình hình chung ở Triều Tiên đã được cải thiện đôi chút nhờ vào những biện pháp cải cách và viện trợ nhân đạo tập trung của nước ngoài, công cuộc cải cách đã bị dừng lại. Năm 2007, ông Pak Pong-ju bị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng và bị giáng xuống chức Giám đốc một đơn vị sản xuất tại Suncheon.
Tuy nhiên, sau cái chết của Chủ tịch Kim Jong-il và Kim Jong-un lên nắm quyền vào vào tháng Tư năm 2012, ông Pak đã trở lại chính phủ trên cương vị lãnh đạo bộ phận công nghiệp nhẹ của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Và từ vị trí này bây giờ ông được tái bổ nhiệm vào chức thủ tướng. Quá khứ của ông như một nhà cải cách tiên phong cho phép hy vọng rằng những thay đổi mới đang chờ đợi Bắc Triều Tiên trong thời gian sắp tới.
Những kỳ vọng này còn được củng cố thêm bởi những thay đổi cơ cấu trong quân đội Triều Tiên, tiếp tục quá trình thay thế dần các tướng lĩnh quân đội bằng các tướng chính trị. Các quan sát viên nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên về việc không có tên Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Choe Ryong Hae thì vẫn tại chức.
Ông Choe đầu tiên nắm giữ chức vụ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Bắc Triều Tiên, sau đó là chức Bí thư Tỉnh uỷ thứ nhất. Như vậy, chức vụ của ông trong quân đội không được hỗ trợ bởi kinh nghiệm quân sự. Dù vậy, giờ đây chính ông là người có ảnh hưởng nhất trong đội ngũ tướng lĩnh và nguyên soái của Triều Tiên.
Điều này nằm trong xu hướng đã được biểu hiện khá rõ trong năm qua. Ảnh hưởng chính trị của quân đội giảm dần, còn ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đảng và các nhà kỹ trị, trái lại, đang tăng dần.
Mặc dù các phương tiện truyền thông Triều Tiên liên tục nói về việc chiến tranh có thể bùng phát vào bất cứ lúc nào, những tướng lĩnh quân đội vẫn đang tiếp tục bị gạt ra khỏi bộ máy chính quyền. Lại thêm một bằng chứng hiển nhiên rằng trên thực tế Kim Jong-un không hề có kế hoạch chiến tranh nào cả. Ông ta không chỉ không có kế hoạch chủ động tấn công mà cũng không hề chờ đợi một cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Việc tái bổ nhiệm ông Pak Pong Ju và những thay đổi trong quân đội có đồng nghĩa với việc Triều Tiên đang bắt đầu thay đổi?
Hiện chưa có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng những cải cách ở Triều Tiên hoàn toàn có thể kết hợp với những tuyên bố hiếu chiến cũng những nhắc nhở liên tục về những quan hệ thù địch bao quanh. Dù sao đi nữa, việc nói về mối đe dọa bên ngoài sẽ đoàn kết quần chúng nhân dân và có thể làm họ trở nên dễ dàng điều khiển hơn. Trong khi đó, một dân tộc phục tùng và dễ điều khiển không chỉ cần cho những nhà bảo thủ mà cả cho những nhà cải cách ở Triều Tiên.
Theo Dantri
Vì sao Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông? Những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông đang có nguy cơ bùng phát thành những cuộc xung đột đáng sợ có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với toàn thế giới. Trung Quốc đã dàn một loạt lực lượng tàu hải quân, bán quân sự và cả dân sự ra...